Máy đo độ cứng là một thiết bị không còn quá xa lạ đối với người dùng. Đây được xem là một trong những công cụ thiết bị đo cơ khí vô cùng quan trọng và không thể thiếu dùng để xác định độ cứng của nguyên vật liệu. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, loại máy này được nhiều hãng sản xuất và được người dùng sử dụng ngày càng phổ biến.
1. Máy đo độ cứng là gì?
Đây là thiết bị sử dụng để đo kiểm tra độ cứng của vật liệu bằng cách tính toán vết lõm tạo ra trên bề mặt của chúng khi tác động bằng một lực xác định. Để làm được điều này, loại máy này được trang bị các mũi đo bằng bi thép, cacbua, mũi chóp kim cương… trên các bộ phận thử nghiệm của máy. Loại đầu test cần được chọn phù hợp với phương pháp và mẫu cần kiểm tra.
Sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng
2. Phân loại máy đo độ cứng
Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại máy đo độ cứng cho bạn lựa chọn. Sau đây là một số loại máy cho bạn tham khảo:
2.1 Máy đo độ cứng cầm tay
Là thiết bị đo độ cứng có kích thước nhỏ gọn phù hợp với các yêu cầu đo nhanh, không cần độ chính xác cao như các công việc nghiên cứu vật liệu. Loại máy đo cầm tay bao gồm 2 bộ phận chính sau:
- Phân thân máy: Là nơi tích hợp nhiều phím chức năng như chức năng chuyển đổi giữa các thang đo, khả năng ghi dữ liệu, chức năng chọn loại vật liệu cần đo như thép, kẽm, gang.
- Đầu đo: Bộ phận đầu đo bao gồm phần thân chứa lò xo để tác dụng lực lên bề mặt và cảm biến đo có dạng mặt phẳng.
Thiết bị máy đo độ cứng này rất nhỏ gọn được nhiều người dùng ưa chuộng
2.2 Máy đo độ cứng để bàn chuyên dụng
Đối với các ứng dụng phân tích chuyên sâu, máy đo độ cứng để bàn là một trong những thiết bị không thể thiếu. Thiết bị này cho phép bạn thu thập dữ liệu, tạo ra các bảng đối sánh phép đo, chọn lực tác động và quan sát sự thay đổi trên bề mặt đo. Cấu tạo của loại máy đo này để bàn này bao gồm đầu đo, hệ thống nâng bằng lò xo, bệ đỡ phôi, camera quan sát… và các bộ phận tích hợp khác.
Máy đo độ cứng để bàn đóng vai trò quan trọng trong phân tích chuyên sâu
3. Tính năng nổi bật của máy đo độ cứng
Độ cứng của vật liệu càng cao, khả năng chịu được lực lún của bề mặt càng lớn. Một vật có độ lún càng nhỏ, độ cứng sẽ càng cao và ngược lại. Độ cứng là một đặc tính cơ bản, quan trọng nhất của vật liệu. Do vậy, máy đo độ cứng có tính năng nổi bật đo độ cứng dưới áp lực của trọng lực xác định.
Cách đo độ cứng của máy rất đơn giản là dùng một mẫu thử bằng vật liệu cho trước. Chúng sẽ có kích thước, hình dạng nhất định. Khi đó, có thể tính được độ cứng của vật thông qua chiều sâu hoặc độ cao.
Đây là một thiết bị ứng dụng nhiều trong sản xuất và đời sống
4. Một số ưu điểm nổi bật của máy đo độ cứng
Sản phẩm này hiện nay được nhiều người dùng ưa chuộng sử dụng. Bởi vì, tích hợp nhiều ưu điểm nổi bật sau:
- Thiết kế gọn nhẹ giúp dễ dàng di chuyển. Đặc biệt đối với dòng thiết bị cầm tay bạn sẽ dễ dàng di chuyển nên rất được người dùng yêu thích.
- Sản phẩm có độ bền cao, khi sử dụng rất ít khi bị hư hỏng nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi mua sản phẩm này.
- Dễ thao tác, cho ra kết quả nhanh chóng, vì vậy sản phẩm luôn được yêu thích vì giúp hoàn thành nhanh chóng công việc. Bên cạnh đó, thiết bị thường cho ra kết quả đo có độ chính xác cao và nhanh chóng.
5. Máy đo độ cứng được ứng dụng như thế nào?
Hầu như, bất cứ một ngành nghề nào cũng cần đến máy đo độ cứng để kiểm tra các vật dụng từ y tế, thủy sản, luyện kim, điện tử… Tùy vào ứng dụng cũng như mục đích sử dụng của từng ngành nghề mà chúng ta có thể lựa chọn các thiết bị đo phù hợp.
5.1 Ứng dụng trong luyện kim loại
Các máy đo độ cứng trên thị trường hiện nay đều được tích hợp những tính năng dùng cho việc kiểm tra và phân tích độ cứng của các kim loại, thép, đo kim loại theo HRC, gang, hợp kim.. Qua đó kiểm tra xem kim loại có đạt đủ những chỉ tiêu chất lượng hay không.
5.2 Ứng dụng trong xây dựng
Máy đo độ cứng của đá hiện được dùng phổ biến trong xây dựng. Đá luôn chịu những tác động đến từ môi trường xung quanh khiến chúng bị mài mòn. Việc đánh giá đúng tình trạng độ cứng của đá giúp bạn tìm ra những loại đá thích hợp cho từng ứng dụng cụ thể.
5.3 Sản phẩm ứng dụng trong chế tác đồ trang sức đá quý
Máy đo độ cứng đá quý dùng để kiểm tra độ cứng của các loại đá quý. Từ đó, bạn có thể nhận biết được thành phần có bị pha tạp chất, để từ đó định giá chính xác hơn. Thông thường được sử dụng nhiều để kiểm tra các loại đá quý đắt tiền như kim cương, pha lê, cẩm thạch.
5.4 Thiết bị sử dụng trong công nghiệp chế biến cao su
Máy đo độ cứng cao su chuẩn Shore dùng cho việc kiểm tra độ cứng và độ đàn hồi cao su, sức chịu lún và sức bền của bề mặt cao su, nhựa, polime hay những bề mặt có tính đàn hồi khác.
5.5 Sản phẩm dùng trong ngành sản xuất dược phẩm
Máy đo độ cứng viên nén dùng để kiểm tra đường kính, độ dày và độ cứng của viên thuốc để nhà sản xuất biết được sản phẩm có đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, thiết bị này cũng được dùng trong các nhà máy sản xuất thức ăn viên cho động vật để hạn chế tình trạng bể, nát trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
5.6 Thiết bị được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Máy đo độ cứng của nước là một dạng máy phân tích lượng tạp chất, những khoáng chất hòa tan trong nước. Máy đo độ cứng nước được ra đời giúp xác định chất lượng nguồn nước dùng trong sinh hoạt, nguồn nước dùng để nuôi trồng thủy sản, hoặc nước bể bơi,dung dịch thủy canh.
Sản phẩm được dùng để xác định chất lượng nguồn nước
6. Cách sử dụng máy đo độ cứng
Máy đo độ cứng ra đời đóng vai trò quan trọng xác định được độ bền và độ dẻo của các loại vật liệu. Do vậy, người dùng hiểu về hệ thống phương pháp kiểm tra độ cứng cùng với các loại máy đo độ cứng sẽ rất tốt trong quá trình xác định giải pháp đo kiểm tối ưu.
Việc sử dụng thiết bị này cũng khá đơn giản, đầu tiên mở máy và chờ cho máy sẵn sàng hoạt động, khi nhấn phím nguồn máy sẽ tự động setup vào chế độ đo. Sau đó, người dùng cho mẫu cần đo vào để đo và cần lưu ý các phím chức năng trên thân máy và có thể sử dụng theo nhu cầu của mình.
Lúc này, màn hình sẽ hiển thị tất cả các biểu tượng. Chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn, màn hình sẽ hiển thị kết quả đo bạn cần. Kết quả đo sẽ tự động được lưu, luôn hiển thị kết quả mới nhất.
7. Giá máy đo độ cứng là bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm với các mức giá khác nhau phù hợp với đa dạng nhu cầu người sử dụng. Mức giá thường dao động trong khoảng từ 2.000.000 VNĐ đến 15.000.000 VNĐ/sản phẩm. Chính vì vậy, khi lựa chọn thiết bị này người dùng nên lưu ý chọn cho mình những sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng vừa phù hợp với khả năng tài chính của mình.
8. Nên mua máy đo độ cứng ở đâu uy tín?
Hiện nay, thị trường có rất nhiều các loại máy đo độ cứng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau với mức giá đa dạng. Để giúp người tiêu dùng không mua phải các thiết bị kém chất lượng, LabVIETCHEM chuyên cung cấp các sản phẩm máy đo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chất lượng cao.
Với gần 20 năm kinh nghiêm trong lĩnh vực phân phối sản phẩm chính hãng, LabVIETCHEM được đánh giá là địa điểm có giá bán tốt nhất trên thị trường hiện nay. Các bạn có thể tham khảo một số loại máy tốt nhất đang có tại LabVIETCHEM, như: Máy đo độ mài mòn CS-2 Trung Quốc, máy đo độ cứng thuốc YD-1 Trung Quốc, máy đo độ cứng/nhiệt độ của nước dạng bút Crystal Shrimp Pro Trans Instruments.
LabVIETCHEM là địa chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng
Như vậy, bài viết trên LabVIETCHEM đã được cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về máy đo độ cứng. Hi vọng, bạn sẽ lựa chọn cho mình một thiết bị đo độ cứng phục tối ưu trong công việc của mình.