banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Hướng dẫn cách làm nước cất đạt chuẩn cực kỳ đơn giản

1 Đánh giá
2021-08-18 16:58:09  -   Tài liệu

Nước cất được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực y tế, hóa học, sản xuất,...Nắm được các cách làm nước cất sẽ là chìa khóa giúp con người chủ động điều chế ra nguồn nước cất siêu tinh khiết này.

Chắc hẳn các bạn đã biết, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với cơ thể của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường nước đang ở mức báo động, nước có chứa nhiều tạp chất gây hại sức khỏe cho con người như chì, kẽm,... Để có thể khắc phục được tình trạng này, chúng ta cần nắm được cách làm nước cất siêu tinh khiết, ứng dụng trong y tế, phòng thí nghiệm và cuộc sống hàng ngày.

Hình ảnh nước cất tinh khiết - Cách làm nước cất

Hình ảnh nước cất tinh khiết 

Cùng tìm hiểu nước cất là gì? 

Nước cất là nước tinh khiết, nước nguyên chất được điều chế bằng cách chưng cất và được sử dụng trong y tế để pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương….

Trong thành phần nước cất hoàn toàn không chứa các tạp chất hữu cơ hay vô cơ, do đó nước cất cũng là dung môi thích hợp để rửa dụng cụ phòng thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc thực hiện một số phản ứng hóa học.

Hiện nay, người ta thường sử dụng nước cất bán tại các nhà thuốc dưới dạng đóng chai. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn cũng có thể tự điều chế nước cất tại nhà bằng cách đun sôi nước lã và ngưng tụ hơi nước trong môi trường lạnh.

Phân loại nước cất

- Nước cất 1 lần là loại nước đã qua chưng cất 1 lần

- Nước cất lần 2 là loại nước cất đã qua chưng cất 2 lần

- Nước cất lần 3 là loại nước chất 2 lần và được chưng cất thêm một lần nữa

Ngoài ra, người ta cũng phân loại nước cất theo các thành phần lý hóa như TDS, độ dẫn điện,...để xác định được nước cất nào đạt chuẩn.

Nước cất có những lợi ích và công dụng gì?

1. Lợi ích của nước cất

- Nước cất không hề độc

Nước cất được tạo thành sau khi đã trải qua nhiều công đoạn chưng cất rắc rối, phức tạp nên không hề chứa hóa chất, không tồn tại các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…Do đó, nó hoàn  toàn vô hại với sức khỏe con người, khác xa so với nước máy thông thường.

- Nước cất 100% không có vi khuẩn, vi trùng gây bệnh cho con người

Mặc dù ở nhiều nơi trên thế giới, nước máy được giới hạn về virus, vi trùng, vi khuẩn ở mức cho phép, tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng vẫn có thể vượt ngưỡng, làm tăng nguy cơ giảm miễn dịch ở những người có sức khỏe kém như HIV, ung thư….

Với nước cất, bạn sẽ không phải lo ngại những vấn đề như vậy vì chúng loại bỏ hết 100% vi khuẩn và các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.

- Không chứa Clo

Hiện nay, Clo thường được sử dụng để làm chất khử cho nước uống, giúp ngăn ngừa nguy cơ lây lan bệnh dịch qua nguồn nước. Tuy nhiên, Clo lại có phản ứng với một vài hợp chất có trong nước máy, làm sản sinh ra DBP, một chất có thể làm hại đến sức khỏe con người. Ngoài ra, mùi Clo trong nước cũng khá khó chịu.

Tuy nhiên, với nước cất, bạn sẽ không phải lo đến vấn đề Clo trong nước.

 

Cách làm nước cất 2 lần sử dụng trong phòng thí nghiệm

Cách làm nước cất 2 lần sử dụng trong phòng thí nghiệm

2. Các ứng dụng của nước cất 

Nước cất có độ tinh khiết cao nên được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm để pha chế hóa chất, làm dung môi phản ứng hóa học. Đôi khi được sử dụng để pha chế các môi trường nuôi cấy,..

Cách làm nước cất tinh khiết được dùng trong phòng nghiên cứu, y tế

Nước cất tinh khiết được dùng trong phòng nghiên cứu, y tế

Trong y tế, nước cất được sử dụng để rửa vết thương, rửa các loại dụng cụ y tế, dùng để uống, nhiều trường hợp dùng để pha chế thuốc. Mặt khác, nước cất còn được sùng cho máy xét nghiệm, máy phân tích cho kết quả chính xác.

Trong công nghiệp, nước cất được dùng làm mát máy, châm bình ắc quy, rửa link kiện trong các ngành sản xuất ô tô, xe máy,... Đặc biệt, nước cất còn được ứng dụng trong các nhà máy CNC, cơ khí chính xác, sản xuất link kiện điện tử, mạch điện tử, công nghệ cao,....

Trong cuộc sống hàng ngày, nước cất được sử dụng như một loại nước giải khát hoặc được dùng trong nấy ăn, nước uống làm đẹp da, chống lão hóa, chống ung thư hiệu quả.

 Lý do tại sao không dùng nước cất để pha loãng mẫu

Hướng dẫn cách làm nước cất đạt chuẩn

Thông thường, bạn có thể mua nước cất tại các cửa hàng, hiệu thuốc chuyên dụng theo kiểu đóng chai. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện cách làm nước cất ngay tại nhà vừa tiện lợi, an toàn mà đỡ tốn kém chi phí. Quá trình làm nước cất chỉ cần lấy nước tự nhiên, đun sôi sau đó hứng hơi nước ngưng tụ trong môi trường lạnh là được. 

Mô hình chưng cất nước

Mô hình chưng cất nước

Nước cất cần phải được chưng cất trên một dây truyền khép kín, các loại dụng cụ cần phải được kiểm tra chất lượng nghiệm ngặt. Bình chứa phải được vệ sinh sạch sẽ và được diệt khuẩn bằng đèn cực tím. 

+> Chuẩn bị

Trong cách làm nước cất chúng ta cần chuẩn bị: Bếp, bình nước, ly, 2 ống thủy tinh, nước tự nhiên.

+> Cách làm nước cất

- Bước 1: Tiến hành gắn hai ống nghiệm thủy tinh lại với nhau bằng mối nối, sau đó gắn vào bình nước.

- Bước 2: Đậy kín bình nước chỉ để hé đôi chút sao cho hơi nước có thể thoát ra được qua ống thủy tinh.

- Bước 3: Đổ nước đã chuẩn bị vào bình nước kết hợp với việc bật bếp nước lên đun sôi. 

- Bước 4: Đợi khi nước sôi, hơi nước sẽ bốc lên theo hướng ống thủy tinh.

- Bước 5: Sau một vài phút hơi nước sẽ ngưng tụ tạo thành nước và chảy vào ly theo đường dẫn của ống thủy tinh. Đây chính là nước cất lần 1. Thực hiện tiếp tục như vậy sẽ thu được nước cất lần 2 và nước cất lần 3.

Tuy nhiên, đây là cách làm thủ công, chỉ thu được lượng nước cất nhỏ, nếu bạn muốn sử dụng lượng nước lớn thì cần phải mua bởi các nhà cung cấp uy tín. 

Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều loại máy chưng cất nén hơi có thể sản xuất khoảng 5000 gallon nước mỗi ngày. Thiết bị được sử dụng một buồng đơn để chuyển nước sang dạng hơn nước, sau đó hơi nước được đi qua một máy nén và ngưng tị thành nước trong buồng cuối cùng.

 Làm nước cất chuyên dụng trong bằng MÁY CẤT NƯỚC

Các yêu cầu về nước cất đạt chuẩn

Cách làm nước cất tinh khiết, không chứa tạp chất

Nước cất tinh khiết, không chứa tạp chất

Dù bạn có thực hiện cách làm nước cất nào thì nước cất cũng cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Nước cất siêu tinh khiết, không chứa tạp chất, hóa chất độc hại
  • Nước cất không có chứa các loại vi khuẩn và các loại vi trùng khác
  • Nước cất không có chứa Clo
  • Nước cất phải đáp ứng 2 Tiêu chuẩn: TCVN 4581-89 và Tiêu chuẩn nước tinh khiết trong Dược điển 4
  • Nước cất phòng thí nghiệm phải là nước cất 2 lần theo TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987)

Chất gây nhiễm

Thông số và đơn vị

 Nước loại III

 Nước loại II

 Nước loại I

 Ion

Độ dẫn (MΩ.cm)

>0.05

>1.0

>18.0

 Chất hữu cơ

TOC (ppb)

<200

<50

<10

 Pyrogen

(EU/ml)

N/A

N/A

<0.03

 Các loại hạt

Hạt có kích thước > 0.2µm

N/A

N/A

<1

 Chất keo tụ

Silica (ppb)

<1000

<100

<10

 Vi khuẩn

Vi khuẩn (cfu/ml)

<1000

<100

<1

Nước cất có dùng để uống được không?

Trong thành phần của nước cất không chứa bất kỳ chất độc hại nào nên nó hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe của người dùng, đặc biệt, nó còn có lợi cho những người yếu, có hệ miễn dịch kém. Tuy nhiên, nhiều người không thích hương vị của nó khi uống trực tiếp hoặc nấu ăn.

1. Lợi ích khi uống nước cất

- Thanh lọc cơ thể

- Giảm nguy cơ mắc bệnh do quá trình chưng cất đã loại bỏ hết các loại vi sinh vật, vi khuẩn, virus có hại trong nước.

- Giảm thiểu nguy cơ tiêu thụ các hóa chất độc hại cho cơ thể.

2. Những hạn chế khi uống nước cất

- Vì nước cất không chứa tạp chất, cũng không chứa bất cứ chất khoáng nào nên nó không thể bù lại lượng khoáng đã mất đi qua mồ hôi, nước tiểu.

- Với những người không có chế độ ăn đủ dinh dưỡng, khoa học thì nếu dùng nước cất, cơ thể dễ bị thay đổi sự cân bằng pH, điện giải, khoáng chất của máu và mô.

- Sử dụng nước cất để uống sẽ rất nguy hiểm với những người đang ép cân.

Phân biệt nước cất và nước tinh khiết

 

Nước cất

Nước tinh khiết

Cách điều chế

- Nước cất được tạo ra thông qua quá trình chưng cất bằng cách đun sôi để kết tủa, lắng cặn các chất ô nhiễm còn hơi nước bay lên, qua hệ thống làm mát và ngưng tụ thành nước cất.

- Nước tinh khiết được loại bỏ tạp chất bằng cách dẫn qua màng lọc RO, chưng cất hoặc.

 

Ưu điểm

- Loại bỏ được các kim loại nặng, các chất gây ô nhiễm như sắt, flo, canxi, tạp chất rắn trong nước.

- Hiệu quả trong việc làm sạch đồ đạc, gương, kính,…

 

- Sạch hơn nước cất.

- Loại bỏ được thuốc trừ sâu, hóa chất và các hợp chất khác mà việc chưng cất không làm được.

- Dễ sản xuất hơn nước cất do nó sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược.

- Quá trình tinh lọc nước tinh khiết giúp loại bỏ được các nguy cơ ô nhiễm về gỉ sét, sắt và Clorine.

- Loại bỏ được các vi khuẩn, vi sinh vật hại trong nước.

- An toàn và thuần khiết hơn nhiều so với nước suối, nước máy hay nước lọc.

- Có thể sử dụng các nguồn nước trong tự nhiên tạo ra nước tinh khiết.

Nhược điểm

- Các loại chất ô nhiễm dạng lỏng bay hơi ở nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên thay vì thu được nước cất, bạn sẽ thu được hơi nước bị ô nhiễm, thậm chí còn không tinh khiết hơn sau quá trình chưng cất.

- Nước cất bị mất đi các khoáng chất và một lượng lớn Vitamin có lợi cho sức khỏe.

- Quá trình thực hiện tốn nhiều thời gian, công sức.

- Làm mất cân bằng độ điện giải.

- Nếu muốn tự tạo ra nước tinh khiết tại nhà, chi phí bạn phải bỏ ra là không hề nhỏ.

 

Bạn có thể dễ dàng áp dụng cách làm nước cất hoặc cũng có thể lựa chọn mua nước cất tại các cơ sở y tế, tiệm thuốc, hay tại các đại lý chuyên cung cấp nước cất. Nếu bạn đang có nhu cầu mua nước cất thí nghiệm hãy truy cập ngay website labvietchem.com.vn để tham khảo các loại nước cất đạt chuẩn, chất lượng nhất hiện nay.

XEM THÊM:

>>> Cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm | Pha loãng HCl, NaOH

>>> Cách pha loãng dung dịch axit sunfuric (H2SO4) đậm đặc đặc an toàn

Tìm kiếm liên quan: 

- Mô hình chưng cất nước

- Mua nước cất ở đâu

- Thí nghiệm chưng cất nước

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716