banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Cốc thủy tinh thí nghiệm được ứng dụng như thế nào?

1 Đánh giá
2024-05-31 11:05:09  -   Tài liệu

Trong phòng lab, cốc thủy tinh thí nghiệm là một trong những dụng cụ vô cùng thiết yếu. Có thể nói rằng nếu thiếu đi cốc thí nghiệm thì thí nghiệm đó sẽ không thể thực hiện được. Vậy tác dụng của dụng cụ này là gì, vệ sinh và bảo quản ra sao? Đọc tiếp bài viết này để chúng ta cùng đi sâu hơn nhé.

1. Định nghĩa về cốc thủy tinh thí nghiệm

Cốc thủy tinh được dùng trong phòng thí nghiệm có đa dạng các loại thể tích khác nhau. Chúng sử dụng để đong dung dịch, chứa dung dịch trong quá trình tiến hành thí nghiệm. 

Cốc thủy tinh phòng thí nghiệm không yêu cầu cao về độ chính xác và được phân chia thành 2 loại:

  • Cốc thủy tinh có mỏ
  • Cốc thủy tinh không có mỏ
Cốc thủy tinh thí nghiệm

Hình 1: Cốc thủy tinh thí nghiệm

2. Cốc thủy tinh trong phòng thí nghiệm có công dụng gì?

  • Hình dạng của cốc thủy tinh có nhiều kiểu như rộng, hẹp, cao, thấp với các dung tích khác nhau được chia vạch dùng rõ ràng. Cốc thủy tinh sử dụng để đong, chứa những dung dịch không yêu cầu cao về độ chính xác. Ngoài ra, chúng cũng có thể được ứng dụng cho mục đích pha hóa chất hay làm thí nghiệm về phản ứng hóa học.
  • Khả năng chịu nhiệt của các sản phẩm cốc thủy tinh thí nghiệm rất tốt lên tới 200-300 độ C. Do đó, trong các phản ứng cần gia nhiệt như đun nóng các hóa chất, đun nóng dung dịch, phân tích các mẫu vật,... chúng thường được sử dụng.
  • Đặc biệt, loại cốc thủy tinh có mỏ nhọn được sử dụng nhiều nhất giúp đơn giản hơn việc đổi các dung dịch hay hóa chất.
Cốc thủy tinh dùng để đong, đựng hóa chất

Hình 2: Cốc thủy tinh dùng để đong, đựng hóa chất

3. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản cốc thủy tinh trong phòng lab

Các dụng cụ thí nghiệm luôn đòi hỏi phải thật sự sạch sẽ để thí nghiệm diễn ra thành công và đạt tính chính xác. Vì vậy, để có thể vệ sinh và bảo quản cốc thí nghiệm bạn hãy làm theo phương pháp sau:

3.1. Hướng dẫn vệ sinh

  • Cần ngâm nước rồi rửa lại bằng xà phòng và nước sạch nhiều lần đối với dụng cụ mới, chưa sử dụng bất cứ lần nào cho tới khi cân bằng mức pH trung tính.
  • Đối với các chất bẩn tan trong nước có thể sử dụng nước nóng để rửa cốc thủy tinh. Nhằm đảm bảo cốc được làm sạch tuyệt đối, bạn dùng các loại chổi, cọ, khăn,... chuyên dụng lau sạch và dùng nước nóng hoặc lạnh tráng lại nhiều lần tùy theo yêu cầu của các trường hợp.
  • Nhẹ nhàng và cẩn thận khi thực hiện các thao tác rửa cốc thủy tinh thí nghiệm. Bởi vì, lớp thủy tinh này rất mỏng nên khi gặp tác động mạnh sẽ dễ bị vỡ.
  • Nếu trong cốc thí nghiệm chứa các chất không tan trong nước thì để làm sạch và đánh bay vết bám bẩn trên cốc thí nghiệm bạn có thể sử dụng các dung môi khác như aceton, rượu,..
  • Có thể vệ sinh cốc bằng hơi trong một số trường hợp đặc biệt. Phương pháp này mặc dù hiệu quả nhưng lại gây lãng phí thời gian.
  • Khi làm sạch cốc thí nghiệm cần chấp hành các nguyên tắc an toàn và yêu cầu đầy đủ.
Vệ sinh và bảo quản cốc thủy tinh trong phòng lab

Hình 3: Vệ sinh và bảo quản cốc thủy tinh trong phòng lab

3.2. Hướng dẫn bảo quản

  • Đặt cốc trên các giá để dụng cụ và làm khô sau khi vệ sinh xong. Bạn có thể sấy khô bằng tủ sấy hoặc phơi khô tự nhiên và cần tránh để bụi bẩn bám dính trên cốc. Bạn có thể bọc trong túi hoặc cất vào tủ nếu chưa sử dụng ngay để ngăn bụi bẩn, vi khuẩn bám vào cốc.
  • Đặt cốc tại những nơi dễ nhìn, dễ tìm và đúng quy định.
  • Không nên đun cốc thuỷ tinh hóa học trên ngọn lửa trần khi thực hiện thí nghiệm và chỉ nên thông qua bình cách thủy hoặc lớp lưới amiang để đun nóng.
  • Không đặt trực tiếp cốc thủy tinh trên bàn lạnh sau khi đun nóng. Điều này sẽ làm thiết bị dễ vỡ, nổ ngay lập tức do sự chênh lệch về nhiệt độ đột ngột.
  • Khi sử dụng cốc thí nghiệm bạn phải thật nhẹ nhàng. Đặc biệt đối với loại cốc thủy tinh có chất liệu mỏng.
  • Cốc thủy tinh thí nghiệm không sử dụng để chứa các dung dịch có tính acid cực mạnh.
  • Để đảm bảo độ chính xác cao hơn bạn nên chọn cốc thủy tinh có khối lượng gần nhất với khối lượng cần đong.
  • Cốc thủy tinh nên đặt trên một mặt phẳng. đồng thời giữa tấm mắt và tầm bề mặt chất lỏng ngang bằng nhau.

4. Cốc thủy tinh giá bao nhiêu?

Khi mua cốc thủy tinh trong phòng thí nghiệm, bạn nên xét trên các yếu tố như sau nhằm đảm bảo chất lượng:

  • Chọn loại cốc thủy tinh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại.
  • Sử dụng chất liệu thủy tinh đặc biệt có độ bền cao và khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt.
  • Trên vùng nhãn rộng, thang chia vạch được khắc dễ đọc và rõ ràng, độ bền cao.
  • Nếu muốn rót dung dịch vào các dụng cụ như chai, lọ, bình,... bạn nên ưu tiên mua cốc thủy tinh trong phòng thí nghiệm loại có mỏ.
  • Đồng nhất độ dày thành cốc, phù hợp cho các ứng dụng ở nhiệt độ cao giúp tản đều nhiệt năng xung quanh cốc.

Hiện nay giá cốc thủy tinh sử dụng trong phòng thí nghiệm dao động khoảng vài chục đến vài trăm ngàn tùy loại.

Trên đây là những thông tin mà bạn chưa biết về cốc thủy tinh thí nghiệm. Hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm kiến thức hữu ích về các dụng cụ sử dụng trong phòng lab và ứng dụng đúng cách.

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội

Tống Duy Cương

Director

0915 989 780

Nguyễn Văn Trọng

Deputy Director

094 6688 777

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951