Propan là hợp chất hóa học thuộc nhóm hydrocacbon có công thức hóa học là C3H8, được điều chế từ quá trình xử lý dầu mỏ, khí tự nhiên. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về hóa chất Propan và những ứng dụng của nó trong đời sống nhé!
Propan là hidrocacbon thuộc nhóm ankan, tồn tại dưới dạng chất khí không màu, được điều chế từ quá trình xử lý dầu mỏ hoặc khí tự nhiên.
Công thức hóa học: CH3CH2CH3.
Công thức phân tử: C3H8.
Cấu tạo của propan
Nó là nguồn cung cấp chính cho các động cơ sử dụng gia đình, thường được trộn với 1 lượng nhỏ củ propylen, butan, butylen.
Tính chất |
Đặc điểm |
Cảm quan |
Tồn tại ở dạng chất khí không màu |
Khối lượng phân tử |
44,096 g/mol |
Tỷ trọng pha |
1,83 kg/m³, khí, 0,5077 kg/l, lỏng |
Điểm nóng chảy |
- 187,6 °C tương ứng với 85,5 K |
Điểm sôi |
- 42,09 °C tương ứng với 231,1 K |
Điểm bốc cháy |
-104 °C |
Nhiệt độ tự bốc cháy |
432 °C |
Giới hạn nổ |
2,37 - 9,5% |
Propan thể hiện tính chất hóa học của 1 ankan, cụ thể như:
- Phản ứng thế halogen: Trong điều kiện có ánh sáng và nhiệt độ, propan sẽ xảy ra phản ứng thế nguyên tử hidro bằng clo.
- Phản ứng tách: Dưới tác động của nhiệt độ và tác nhân xúc tác (Cr2O3, Fe, Pt,...), C3H8 bị cắt đứt liên kết C-C để tạo thành các phân tử nhỏ hơn hoặc là tạo thành hidrocacbon không no.
- Phản ứng oxi hóa: Đốt cháy propan với oxi hoàn toàn sẽ tạo ra CO2 và nước kèm theo tỏa nhiều nhiệt. Trong trường hợp đốt cháy không hoàn toàn sẽ tạo ra các sản phẩm phụ như CO, than muội.
C3H8 + 5O2 → 3CO2 + 4H2O
Phương pháp sản xuất Propan từ dầu mỏ là quá trình phức tạp nhằm thu được Propan từ nguyên liệu ban đầu là dầu mỏ, thông qua các bước chính sau đây:
- Bước 1: Chiết tách Dầu mỏ: Đầu tiên, dầu mỏ được chiết tách để tách riêng các thành phần quan trọng, trong đó bao gồm Propan cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo.
- Bước 2: Chưng cất: Dầu mỏ sau khi được chiết tách sẽ được chưng cất trong một hệ thống chưng cất liên tục. Quá trình này giúp lọc và tách các thành phần khác nhau trong dầu mỏ, trong đó Propan là một trong những thành phần quan trọng được tách ra.
- Bước 3: Tách Propan: Sau khi trải qua quá trình chưng cất, Propan sẽ được tách riêng từ các thành phần còn lại. Quá trình này thường sử dụng các phương pháp như hấp thụ hoặc đóng rắn để tách Propan ra khỏi dòng chảy chính của dầu mỏ.
- Bước 4: Tinh chế sản phẩm: Propan được tiến hành tinh chế để loại bỏ các tạp chất còn sót lại từ các bước trước đó. Quá trình tinh chế còn giúp tăng tính ổn định của sản phẩm Propan, làm nổi bật tính chất và ứng dụng của nó trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Propan được điều chế từ khí đốt tự nhiên thành các hydrocacbon hữu cơ trải qua các bước sau:
- Tách các thành phần: Trong khí đốt có chứa hỗn hợp nhiều hợp chất khí khác nhau như methane, ethane, propane và butane,... Ta cần tách chiết các thành phần này để thu được propan nồng độ cao hơn.
- Chuyển hóa Propan: Các thành phần sau khi được tách ra sẽ được điều chế thành propan bằng phản ứng hóa học.
- Tách lọc, tinh chế: Sau khi trải qua các phản ứng quá học sẽ đến quá trình tách lọc, loại bỏ các chất để thu propan tinh khiết.
Propane là một nguồn năng lượng phổ biến trong nhiều ứng dụng cơ đốt trong. Được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như ô tô, xe nâng, xe bơm, máy bơm thủy lợi và các phương tiện vận chuyển khác, propane đã chứng tỏ mình là một lựa chọn nhiên liệu hiệu quả và tiết kiệm. Khi được sử dụng làm nhiên liệu cho xe cột, propane thường được gọi là "khí tự động", nhấn mạnh tính hiệu quả và sạch hơn so với các loại truyền thống nhiên liệu khác. Sự biến đổi phổ biến của propane không chỉ phát hiện các tính năng sạch hơn mà còn từ khả năng cung cấp năng lượng ổn định và đáng tin cậy cho các ứng dụng công nghiệp.
Ứng dụng của propan trong đời sống
Khí propan hay còn được gọi là LPG, được sử dụng làm nhiên liệu trong khinh khí cầu. Quy trình xử lý an toàn đảm bảo LPG là nhiên liệu an toàn và hiệu quả.
Thông thường, khinh khí cầu chủ yếu sử dụng nhiên liệu propan hoặc dạng kết hợp với các thành phần khác như butan, butylen, propylen,...
Trên đây là những chia sẻ về vai trò Propan trong các lĩnh vực của đời sống và những tính chất, phương pháp điều chế, nếu còn điều gì thắc mắc hãy để thông tin bên dưới phần bình luận để đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp.
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Trần Phương Bắc
Sales Engineer
0862 009 997
tranphuongbac@labvietchem.com.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Trần Công Sơn
Sales Engineer
090 105 1154
kd201@labvietchem.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Nhận xét đánh giá