Thủy tinh lỏng hay Natri Silicat hiện nay được sử dụng rộng rãi trong sản xuất xi măng, chống cháy thụ động, công nghiệp dệt may, chế biến gỗ xẻ và vật liệu chịu lửa. Với những ứng dụng đặc biệt đó, hẳn nhiều người sẽ rất thắc mắc Thủy tinh lỏng là gì? Đặc tính của thủy tinh lỏng ra sao và cách sản xuất như thế nào? Để có câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng LabVIETCHEM tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Thủy tinh lỏng là gì?
Thủy tinh lỏng hay Natri Silicat hoặc Sodium Silicat là một hợp chất với công thức hóa học là (Na2O)(SiO2)n, trong đó phổ biến nhất là Na2SiO3 bao gồm silicon mang anion, tập trung chủ yếu vào anion Si-O. Natri Silicat tinh khiết là chất lỏng đồng nhất, trong suốt không màu hoặc mang màu vàng nhạt nhưng các mẫu thương mại thường có màu xanh lá hoặc xanh nước biển do lẫn tạp chất sắt.
Natri Silicat khan có chứa một anion chuỗi polymeric bao gồm anion SiO4 hình tứ diện. Ngoài dạng khan còn có dạng ngậm nước Na2SiO3·nH2O (với n = 5, 6, 8, 9), chứa anion rời rạc, gần giống hình tứ diện SiO2(OH)22− với nước hydrat hóa.
Ví dụ, Natri Silicat Pentahydrat có trên thị trường là Na2SiO3·5H2O, dạng hydrat hóa với nước là Na2SiO2(OH)2·4H2O, Na2SiO3·9H2O dạng hydrat hóa nước là Na2SiO2(OH)2·8H2O.
Cấu tạo phân tử của thủy tinh lỏng
- Thủy tinh lỏng có khối lượng riêng là 2.61 g/cm3, tỷ trọng là 1,40 – 1,42 g/cm3.
- Điểm nóng chảy của thủy tinh lỏng là 1.088 °C (1.361 K; 1.990 °F).
- Độ hòa tan trong nước là 22.2 g/100 ml ở nhiệt độ phòng 25 °C và 160.6 g/100 ml ở 80 °C.
- Thủy tinh lỏng tan trong nước nhưng không tan trong alcohol.
- Natri Silicat có độ nhớt rất lớn, giống như keo, nếu không được bảo quản kín, chúng rất dễ phân dã khi để ngoài không khí.
- Thủy tinh lỏng dễ bị các axit phân hủy, kể cả axit carbonic và tách ra kết tủa keo đông tụ axit silicsic.
Thủy tinh lỏng thường được điều chế bằng NaOH và SiO2 thông qua các phản ứng diễn ra trong pha lỏng hoặc pha rắn.
- Trong pha lỏng
Hỗn hợp của NaOH, SiO2 và nước được trộn lẫn với nhau trong bể trộn trước khi đưa qua thiết bị phản ứng để tạo hơi.
Phương trình điều chế Na2SiO3.
SiO2 + NaOH → Na2O.SiO2 + H2O
- Trong pha rắn có yếu tố nhiệt độ
Na2CO3 và Na2SO4 tan chảy ở nhiệt thấp hơn rất nhiều so với SiO2, với mức nhiệt lần lượt là dưới 900°C và trên 1600°C. Khi hai chất bị nóng chảy, SiO2 sẽ hòa tan trong dung dịch nóng chảy và tạo ra Na2SiO3.
Na2CO3 + SiO2 → Na2O.SiO2 + CO2
Na2SO4 + SiO2 → Na2O.SiO2 + SO2 + CO2
Thủy tinh lỏng có màu vàng nhạt, được bảo quản kín trong can nhựa
- Thủy tinh lỏng được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực chế tạo thủy tinh, pha lê, giúp sản phẩm đảm bảo độ bền chắc trong cấu tạo cũng như tăng tính thẩm mỹ với vẻ lung linh, trong suốt, sang trọng.
- Phủ một lớp mỏng thủy tinh lỏng, khoảng 100nm (mỏng hơn 450 lần sợi tóc người) lên đồ vật sẽ bảo vệ chúng tốt hơn, giúp việc tẩy rửa dễ dàng hơn, chỉ cần dùng nước hoặc vải ướt mà không cần hóa chất. Hơn nữa, bề mặt thủy tinh lỏng cũng chịu được các axit, bazơ mạnh trong khoảng nhiệt độ khoảng từ - 40 độ C đến 450 độ C, thậm chí cả tia UV, tia cực tím.
- Trong nông nghiệp, thủy tinh lỏng được phun lên cây giống để tránh nấm mốc, tăng sức đề kháng và ngăn sự tấn công của mối, côn trùng.
- Tại bệnh biện Lancashine, thủy tinh lỏng được thử nghiệm để phun lên các thiết bị cấy ghép, ống thông, vết khâu,…
- Thủy tinh lỏng tham gia vào nhiều giai đoạn của quá trình sản xuất giấy, vải, công nghệ dệt – nhuộm, chế tạo xi măng chịu axit, sơn silicat, men lạnh, chế tạo các hợp chất silicat rỗng để lọc các hợp chất khác,…
- Natri Silicat cũng được sử dụng để sản xuất Silica gel, chất tẩy rửa, kem bột, chất kết dính của que hàn, chất chống cháy, xử lý nước, dùng trong bê tông, xử lý gỗ…
- Thủy tinh lỏng là nguyên liệu quan trọng để chế tạo vật liệu chịu nhiệt, cách âm, chất cách điện, vật liệu xây dựng, các điện cực dương kim loại nhẹ, các chất không thấm khí, chất độn hoặc sử dụng ở dạng tấm để làm vật liệu chống ăn mòn.
Quả cầu thủy tinh - một sản phẩm được làm từ thủy tinh lỏng
- Không bảo quản thủy tinh lỏng trong các bình chứa làm bằng nhôm, thiếc, kẽm mà phải cất giữ trong thùng tôn hoặc nhưa có nút chặt.
- Sau khi sử dụng phải đậy kín vì thủy tinh lỏng để ngoài không khí phân hủy rất nhanh.
- Mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động khi làm việc bao gồm kính, quần áo, găng tay,.. bảo hộ.
- Không để thủy tinh tiếp xúc với Flo (khi kết hợp với nhau, chúng dễ gây nổ) và các chất khác như nhôm, kẽm, thiếc, hợp kim (tạo khói nguy hiểm).
Hy vọng với những thông tin về Thủy tinh lỏng mà LabVIETCHEM chia sẻ ở trên, các bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để sử dụng thủy tinh lỏng an toàn, hiệu quả.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá