Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, mọi người dân nào cũng cần phải sử dụng nước. Với nền kinh tế phát triển, tình trạng ô nhiễm nước ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Vậy dựa vào đâu để chúng ta đáng giá được nguồn nước đang sử dụng có đảm bảo an toàn này hay không? Dưới đây LabVIETCHEM sẽ trình bày các chỉ tiêu quan trọng trong nước sinh hoạt mà bạn cần biết.
Mùi vị chỉ tiêu cảm quan giúp bạn xác định sơ bộ về tính chất của nguồn nước, chẳng hạn như:
- Nước giếng ngầm:
+ Khi ngửi thấy mùi trứng thối thì có nghĩa là trong nguồn nước có chứa khí H2S được tạo ra từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và được thẩm thấu vào mạch nước ngầm.
+ Mùi tanh do có chứa kim loại sắt và mangan.
Mùi vị đặc trưng của một số thành phần trong nước giếng
- Nước sông, suối, ao hồ: Có mùi tanh của tảo bởi vì trong nước này có sự phát triển của các loại tảo và vi sinh vật. Bạn thường thấy chúng có màu xanh.
- Tùy thuộc vào mùi của từng loại nước mà sẽ có phương án xử lý thích hợp. Ví dụ như dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, keo tụ lắng lọc hoặc sử dụng than hoạt tính để hấp phụ…
Màu là yếu tố ngoại quan giúp chúng ta đánh giá được nguồn nước có sạch hay không;
- Nếu nước có màu vàng thì có chứa hợp chất sắt và mangan.
- Nước màu xanh là màu của tảo và hợp chất hữu cơ.
Nước màu xanh của tảo
Nước có màu cao thường gây ra khó chịu về mặt cảm quan nên sẽ được tiến hành xử trí bằng các cách sau:
- Sục khí ozone.
- Clo hóa sơ bộ.
- Keo tụ, lắng lọc để làm giảm độ màu của nước.
Chú ý trong quá trình xử lý nước có chứa hợp chất hữu cơ, nếu sử dụng clo có thể tạo ra trihalomethane - chất tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
Theo tiêu chuẩn của nước sinh hoạt quy định màu của nước < 15 TCU.
Với độ pH > 7: Chứa nhiều ion (CO3)2- và HCO3- vì chảy qua nhiều tầng đất đá.
Với độ PH<7: Nguồn nước đó chứa nhiều gốc axit.
Hiện chưa có nhiều nghiên cứu nào về mối liên quan giữa độ pH và sức khỏe con người. Theo quy định về tiêu chuẩn nước sinh hoạt thì độ pH khoảng 6,0 - 8,5. Còn các loại nước có gas là 2-4.
Đối với các đường ống cấp nước, độ pH ảnh hưởng đến sự ăn mòn của thiết bị và dụng cụ. Trong môi trường thấp thì khả năng khử trùng của clo sẽ mạnh hơn.
Đo độ đục giúp xác định được hàm lượng các chất lơ lửng có trong nước. Thông thường là sự có mặt của các chất keo, sét, tảo và vi sinh vật.
Nước bị đục sẽ cho chúng ta cảm thấy nguồn nước không được sạch và có khả năng nhiễm vi sinh vật.
Nước bị đục bẩn
Theo tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục phải < 5NTU, tuy nhiên trong giới hạn nước uống thì nó không được vượt quá 2 NTU.
Cách xử trí độ đục: Keo tụ, lắng, lọc.
Độ cứng của nước là chỉ tiêu đánh giá tổng các cation đa hóa trị có trong nước, chủ yếu là Ca2+ và Mg2+. Nước cứng gây ra tình trạng đóng cặn tại các thiết bị đun, ống dẫn nước và khi dùng để giặt đồ sẽ tiêu tốn nước xà phòng hơn.
Tùy theo độ cứng của nước mà nước hiện nay được chia thành các loại sau:
- Nước mềm: 0 – 50mg/l.
- Nước hơi cứng: 50 – 150mg/l.
- Nước cứng: 150 – 300mg/l.
- Nước rất cứng: Độ cứng > 300mg/l.
Quy định về tiêu chuẩn nước sạch, độ cứng của nước < 350 mg/l. Đối với nước ăn uống thì < 300 mg/l. Nước có chứa độ cứng 50 mg.l thì các thiết bị đun nấu đã xuất hiện bị cặn trắng. Nước có độ cứng cao khi sử dụng vào trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Phương pháp xử trí: Phương pháp trao đổi ion, hạt nhựa cation sẽ được tái chế lại bằng dung dịch muối ăn.
TDS là chỉ tiêu đo lường tổng chất rắn hòa tan có trong nước hay còn gọi là tổng chất khoáng.
Theo quy định tiêu chuẩn về nước sạch, chỉ số TDS < 1200mg/l còn nước uống là 1.000 mg/l.
Độ oxy hóa được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước được xác định theo phương pháp KMnO4 và K2Cr2O7.
Quy định về tiêu chuẩn nước sạch về độ oxy hóa của KMnO4 là < 4mg/l và nước uống là < 2mg/l.
Trong nguồn nước sẽ tồn tại một số loại kim loại nặng như sắt, nhôm, mangan, asen, cadimi,... Theo quy định về tiêu chuẩn nước sạch dùng cho sinh hoạt và nước uống thì các kim loại này sẽ phải nằm trong giới hạn cho phép nếu không sẽ gây ra những tác động xấu đối với cơ thể.
Bảng thể hiện thông số chất lượng nước sạch và giới hạn cho phép
Thông số |
Giới hạn tối đa cho phép |
Chì |
0,01 mg/L |
Bari |
0,7 mg/L |
Cadimi (Cd) |
0,003 mg/L |
Đồng |
1 mg/L |
Kẽm |
2 mg/L |
Mangan |
0,1 mg/L |
Nhôm |
0,2 mg/L |
Nitrat (NO3-) |
2 mg/L |
Nitrit (NO2-) |
0,05 mg/L |
Sắt |
0,3 mg/L |
Xyanua (CN-) |
0,05 mg/L |
Thủy ngân |
0,001 mg/L |
Sunphat |
250 mg/L |
Sunfua |
0,05 mg/L |
Ammonia (NH3, NH4+) |
0,3 mg/L |
Asen |
0,01 mg/L |
Ngoài ra, còn có nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá nước sạch sinh hoạt như chỉ số về các vi sinh vật (E.coli < 3 CFU/100ml, Coliform, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh < 1 CFU/100ml),...
Bài viết trên chia sẻ về các chỉ tiêu quan trọng đáng giá nguồn nước sạch, mong rằng kiến thức trên giúp bạn đọc có thể nhận biết về đánh giá sơ bộ về nguồn nước mình đang sử dụng.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá