Máy ly tâm là thiết bị hỗ trợ đắc lực được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học, y tế và sinh học với nhiệm vụ tách lọc giữa 2 pha. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu xem Máy li tâm là gì? Nó có tính năng nổi bật nào và hướng dẫn các thao tác sử dụng máy ly tâm trong phòng thí nghiệm dúng cách.
Máy ly tâm là thiết bị được dùng để tách các chất lỏng và hạt rắn ra khỏi chất lỏng, máy còn được sử dụng để tách cơ học và thậm chí là dùng cho chất khí. Quy trình để tách hay cô đặc các dạng phân tử có khối lượng riêng không giống nhau, thường sẽ tác các pha rắn ra khỏi pha lỏng. Vì sẽ dựa vào kích thước của loại hạt cùng mật độ khác nhau giữa chúng nhờ vào lực ly tâm. Hiện nay loại máy này đang là thiết bị quan trọng trong y tế và thí nghiệm.
Máy ly tâm là thiết bị không thể thiếu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu
Có thể phân loại thiết bị ly tâm theo nhiều tiêu chí cụ thể đó là:
- Theo quá trình phân ly: Gồm có máy ly tâm lắng và máy ly tâm lọc.
- Theo phương thức làm việc: Gồm 3 loại đó là máy làm việc gián đoạn, máy làm việc liên tục, máy làm việc tự động.
- Theo kết cấu của bộ phận tháo bã: Có 3 loại máy chính là thiết bị ly tâm tháo bã bằng dao, thiết bị ly tâm tháo bã bằng vít xoắn, thiết bị ly tâm tháo bã bằng piston.
- Theo giá trị yếu tố phân ly: Gồm có ly tâm siêu tốc và ly tâm thường.
- Theo kết cấu trục và ổ đỡ: Có 2 loại là máy ly tâm treo và máy ly tâm ba chân.
- Theo nguyên liệu ly tâm: Bao gồm thiết bị ly tâm khí và thiết bị tâm chất lỏng.
Thiết bị ly tâm có nhiều loại khác nhau tùy vào từng tiêu chí phân loại
Nhiều người muốn biết máy ly tâm dùng để làm gì? Loại thiết bị này dùng để tách hỗn hợp hai pha rắn - lỏng thành các chất phân biệt hoàn toàn. Máy có tốc độ khủng nên sẽ tạo nên lực ly tâm cao, nguyên liệu sẽ cùng chuyển động quay chung với rotor của máy. Hiện nay sản phẩm đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ vào những tính năng nổi bật như sau.
- Ngoài phân tách 2 pha khác nhau, nó có thể phân tách được vi khuẩn và các phân tử gây cháy.
- Ly tâm trước khi lọc để tăng năng suất của máy, giảm kinh phí trong sản xuất dầu thực vật, nước hoa quả,...
- Có khả năng tách các tạp chất của trong dầu ăn, tinh bột để giữ được chất lượng của sản phẩm.
- Đơn giản dễ thực hiện, phân tách các chất tốt thuận tiện cho quá trình thực hiện các khâu tiếp theo.
- Có thể thu thập các loại sản phẩm từ hỗn hợp gồm có các pha rắn và các chất dung dịch xung quanh.
- Thu thập được chế phẩm enzyme sau khi thực hiện kết tủa với cồn.
- Thực hiện phân tách được các sản phẩm như bơ, sữa,...
Người dùng có thể dùng máy để tách hỗn hợp thành các chất phân biệt
Thiết bị ly tâm là thiết bị tiện lợi, nhỏ gọn được rất nhiều nhà nghiên cứu ưa chuộng để phục vụ cho công tác thí nghiệm. Bởi vì máy ly tâm sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội đó là:
- Bóc tách hiệu quả hỗn hợp và mẫu chất thành các lớp một cách chính xác và đồng nhất.
- Lực ly tâm cao, xử lý nhanh các mẫu chất trong nghiên cứu để tiết kiệm thời gian làm việc.
- Có đầy đủ các tính năng điều khiển chế độ, bộ hẹn giờ, thay đổi tốc độ trong quá trình ly tâm.
- Thiết kế gọn nhẹ, màn hình LCD hiển thị thông tin rõ ràng và có cảnh báo âm thanh khi hoạt động dừng lại.
Thiết bị ly tâm đang được các nhà nghiên cứu sử dụng trong công việc của mình. Sản phẩm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cụ thể như sau.
- Lĩnh vực y tế: Trong y tế thiết bị dùng để ly tâm máu, tế bào, nước tiểu để phục vụ cho xét nghiệm và chẩn đoán bệnh. Đây là một việc rất quan trọng quyết định đến kết quả của người bệnh.
- Lĩnh vực hóa học: Máy ly tâm sẽ dùng để tác kết tủa và tách các chất sau phản ứng trong hỗn hợp không hòa tan.
- Lĩnh vực sinh học - vi sinh: Máy có chức năng làm lạnh để tách hỗn hợp vi sinh, sinh khối và môi trường.
- Lĩnh vực dầu mỏ: Thiết bị sẽ tách hỗn hợp trong dầu thô, dầu thành phần để lấy được mẫu cho kết quả kiểm định về chất lượng.
Sản phẩm được ứng dụng trong nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác
Hiện nay thiết bị ly tâm được sử dụng nhiều nhất trong phòng thí nghiệm để phục vụ các nghiên cứu. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng máy ly tâm phòng thí nghiệm hãy thực hiện theo các bước sau.
Vì quá trình ly tâm sẽ làm cho dạng mẫu chất lỏng trở thành dạng huyền phù, nếu ống ly tâm bị vỡ sẽ làm văng mẫu chất ra bên ngoài lẫn với những chất khách. Nghiêm trọng hơn có thể làm ảnh hưởng đến người thực hiện thí nghiệm. Vậy nên chúng ta cần kiểm tra kỹ về ống ly tâm, nếu ống bị nứt hãy bỏ ngay để tránh bị gây ra tác hại không mong muốn.
Nên lựa chọn những loại ống ly tâm có thiết kế nắp phù hợp, chắc chắn để giữ được độ kín trong khi thực hiện ly tâm. Các loại ống có nắp foil hoặc nắp nhựa dẻo sẽ đang được sử dụng phổ biến vi có độ an toàn cao. Nhờ vậy sẽ hạn chế tình trạng mẫu chất bị văng ra ngoài gây ảnh hưởng không hay.
Bạn nên cho mẫu chất vào ống ly tâm trước khi vận hành máy. Cần lưu ý vặn nắp thật chặt rồi sử dụng dung dịch sát khuẩn vệ sinh sạch bên ngoài ống trước khi thực hiện cho vào ống ly tâm.
Người dùng sẽ thực hiện cài đặt chế độ thời gian và tốc độ chạy phù hợp với yêu cầu sử dụng rồi nhấn nút khởi động. Trong quá trình ly tâm có thể điều chỉnh tốc độ cơ tăng dần cho đến khi thu được giá trị mong muốn. Bên cạnh đó hãy theo dõi tình trạng trong suốt quá trình thực hiện của thiết bị.
Khi thời gian chạy máy kết thúc đồng hồ thời gian sẽ ngắt điện, lúc này máy chỉ chạy theo quán tính nên hãy nhanh chóng ngưng động cơ lại. Khi lấy mẫu xong cần ngắt tất cả các công tắc và cho mẫu xét nghiệm ra khỏi máy để kết thúc quá trừng sử dụng máy.
Người dùng cần kiểm tra ống ly tâm trước khi sử dụng máy để thí nghiệm
Máy ly tâm MC-12 model C1612-E benchmark
- Là máy ly tâm đầu tiên và duy nhất có tốc độ đạt ngưỡng 16000xp, là tiêu chuẩn cho nhiều xét nghiệm sinh học phân tử /DNA. Thiết kế cực kỳ nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích.
- Màn hình LCD hiển thị tốc độ hoặc lực ly tâm và thời gian ly tâm.
- Rotor 12 vị trí bằng nhôm máy bay sử dụng cho ống 1.5/2ml, Adapter