Kính hiển vi từ lâu đã được biết đến là một loại thiết bị khoa học không thể thiếu trong phòng thí nghiệm hóa - lý - sinh. Chính vì thế mà các loại kính hiển vi hiện đại liên tục được giới thiệu và tung ra thị trường với nhiều tính năng, giá thành khác nhau. Vậy kính hiển vi là gì? Công dụng ra sao? Các loại kính hiển vi nào nên dùng năm 2021?.
Kính hiển vi được sử dụng như con mắt thứ hai để quan sát các vật thể có kích thước rất nhỏ trong không gian mà mắt thường của con người không thể quan sát được. Thiết bị này có thể phóng đại những vật có kích thước cực kỳ nhỏ bé trở nên chi tiết và rõ ràng hơn (độ phóng đại lên từ 40 - 3000 lần). Khả năng quan sát của kính được quyết định bởi độ phân giải.
Hình ảnh sử dụng kiến hiển vi có gắn Camera trong phòng thí nghiệm
Hình ảnh hiển vi của vật thể sẽ được phóng đại thông qua nhiều thấu kính, hình ảnh được hiển thị trong mặt phỏng vuông gốc với trục của thấu kính. Kỹ thuật quan sát bằng kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi, tên tiếng anh là microscopy.
Vào năm 1590 Tại Hà Lan ba người thợ Hans Lippershey, Zacharias, Janssen Hans Janssen là những người đầu tiên phát minh ra những chiếc kính hiển vi đầu tiên trên Thế Giới. Đến năm 1611 nhà toán học người Đức Johan Kepler đã bỏ thời gian nghiên cứu và cải tiến tổ hợp thấu kính hội tụ và phân kỳ và được sử dụng cho đến bây giờ. Cho đến nay, khi công nghệ, kỹ thuật khoa học ngày càng phát triển đã cho ra đời những dòng kính hiển vi hiện đại, độ chính xác cao.
Một số hình ảnh được ghi lại qua kính hiển vi:
Hình ảnh qua kính hiển vi đã được phóng đại 20 lần
Hình ảnh tế bào ung thư qua lăng kính hiển vi
Luân trùng hình trái tim nhỏ xíu đang mở miệng soi qua kính hiển vi
Tùy vào từng loại kính hiển vi mà chúng có chức năng và cấu tạo khác nhau nhưng chúng có một số cấu tạo chung bao gồm 4 hệ thống: giá đỡ, hệ phóng đại, hệ chiếu sáng, hệ điều chỉnh.
Cấu tạo của kính hiển vi được thể hiện qua hình vẽ
+ Thị kính: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn dùng để tạp ra ảnh thật của vật cần quan sát. Đây là bộ phẩn để người quan sát đặt mắt vào và soi kính, chúng có 2 loại ống đôi và ống đơn.
+ Vật kính: Đây cũng là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu đối với kính hiển vi. Có 3 độ phóng đại là x10, x40, x100.
+ Nguồn sáng
+ Màn chắn trong quang tụ để điều chỉnh lượng sánh sáng đi qua tụ quang
+ Tụ quang dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng lường ánh sàng vào tiêu bản cần quan sát
+ Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh được độ sáng
+ Ốc vĩ cấp
+ Ốc vi cấp
+ Ốc điều chỉnh lên xuống
+ Ốc điều chỉnh độ tập trung sáng
+ Núm điều chỉnh màn chắn
+ Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản
Nắm được cách sử dụng kính hiển vi đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cao. Tùy vào cấu tạo của từng máy mà cách sử dụng là khác nhau. Một số thao tác sử dụng kính hiển vi cơ bản như sau:
- Tiến hành đặt tiêu bản lên bàn để rồi dùng kẹp giữ tiêu bản
- Sau đó, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên kính hiển vi soi vật kính x100
- Tùy theo mẫu tiêu bản mà bản lựa chọn cho mình loại vật kính thích hợp
- Điều chỉnh ảnh sáng phù hợp
- Điều chỉnh tụ quang đối với vật kính x10 thì hạ đến tận cùng, vật kính x40 để ở đoạn giữa, vật kính x100 thì để quang tụ ở đoạn đầu
- Tiến hành điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính
- Sau đó hạ vật kính sát vào tiêu bản
- Mắt nhìn thị kính đồng thời tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của trường rồi tiến hành điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn được hình ảnh rõ nét nhất.
Cách sử dụng kính hiển vi tại phòng thí nghiệm cần đúng kỹ thuật
Khi sử dụng kính hiển vi quý khách hàng cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Với kính hiển vi cần được đặt ở nơi khô thoáng, khi không sử dụng nữa thì bạn nên đặt kính hiển vi nào hộp có gói hút ẩm silicagel để không làm máy ẩm mốc.
- Tiến hành lau giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch và lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.
- Cuối cùng lau hệ thống chiếu sáng định kỳ để ánh sáng được chuẩn nhất.
Kính hiển vi điện tử là một trong các loại kính hiển vi được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là loại kính mà ở đó nguồn bức xạ ánh sáng được thay thế bằng các chùm điện tử hẹp được tăng tốc dưới hiệu điện thế từ vài chục kV đến vài trăm kV. Không giống như thấu kinh thủy tinh, kính hiển vi điện tử sử dụng các loại thấu kính từ để hội tụ chùm điện tử.
Hình ảnh kính hiển vi điện tử phòng thí nghiệm
Kính hiển vi quang học là một loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến nhằm quan sát hình ảnh các vật thể nhỏ được phóng đại nhờ hệ thống các thấu kính thủy tinh. Đây là dạng kính hiển vi đơn giản, lâu đời nhất và cũng phổ biến nhất hiện nay.
Ban đầu người ta sử dụng mắt để nhìn trực tiếp hình ảnh được phóng đại, nhưng hiện nay các loại kính hiển vi quang học đã được gắn thêm các bộ phận chụp ảnh như phim quang học, hoặc các CCD camera để ghi lại hình ảnh, video quan sát được.
Kính hiển vi quang học phòng thí nghiệm
Kính hiển vi soi nổi lại là thiết bị được sử dụng để quan sát những vật mẫu ở độ phóng đại thấp. Những loại ánh sáng chủ yếu được sử dụng là ánh sáng phản xạ. Kính có hai đường truyền quang của hai vật kính và thị kính tách biệt nhau.
Sử dụng kính hiển vi soi nổi vi khuẩn sẽ tạo góc nhìn khác nhau cho hai mắt trái và mắt phải tạo nên hình ảnh 3 chiều của mẫu, tạo cho ta cảm giác về không gian của hình ảnh.
Hiện nay kính hiển vi soi nổi được sử dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho hình ảnh rõ nét, màu sắc chính xác, ảnh thuận chiều như khi ta quan sát bằng mắt thường.
Kính hiển vi soi nổi vi khuẩn
Kính hiển vi sinh học thường được sử dụng trong trường cấp 3, đại học và phòng thí nghiệm khoa học chuyên nghiệp. Kính được sử dụng để nghiên cứu các sinh vật và các quá trình sinh sản của chúng. Kính hiển vi sinh học có cấu tạo bao gồm hệ thống thấu kính ở mức cao hơn so với những loại kính phóng đại thông thường.
Kính hiển vi sinh học có nhiều loại từ đơn giản đến tiên tiến dùng trong nghiên cứu tế bào, pháp y và độ phân giải cao sử dụng trong nghiên cứu phân tử.
Kính hiển vi có gắn Camera hay còn gọi là kính hiển vi kỹ thuật số. Thiết bị này được rất hiện đại, chúng được trang bị camera CCD cho phép xuất ra hình ảnh hay video trên máy tính.
Loại kính hiển vi này thường có riêng một nguồn sáng đèn LED bên trong và không thể quan sát thông qua thị kính mà thay vào đó hình ảnh sẽ được hiển thị thông qua màn hình. Kính có núm xoay cho phép chúng ta zoom lên từ 20 đến 80 lần ngoài ra còn có thể chụp ảnh, quay video trên phần mềm đính kèm.
Kính hiển vi soi ngược hay còn có tên gọi là kính hiển vi đảo ngược là loại kính có nguồn ánh sáng và tụ quang ở phía trên và bàn đặt mẫu ở phía dưới, còn lại các vật kính và bàn để vật kính sẽ ở dưới bàn mang mẫu và hướng lên trên.
Kính hiển vi soi ngược được ứng dụng cho việc quan sát các tế bào sống hoặc các loại sinh vật dưới đáy của bình chứa lớn. Cách quan sát này sẽ giúp ta nhìn thấy được các hình ảnh tự nhiên hơn thông qua các loại kính hiển vi thông thường khác. Ngoài ra, kính hiển vi soi ngược cũng được ứng dụng trong các thao tác vi mô hay trong các ứng dụng về soi kim loại với mẫu đã đánh bóng được đặt lên trên bàn mang mẫu. Lúc này người quan sát sẽ nhìn từ bên dưới khi sử dụng các vật kính phản xạ.
Kính hiển vi soi ngược
Kính hiển vi phản pha hay (kính hiển vi tương phản) cũng là một trong những loại kính hiển vi quang học có thể chuyển đổi lệch pha trong ánh sáng truyền qua một mẫu vật trong suốt để thay đổi độ sáng trên hình ảnh.
Hiện tượng tương phản sẽ rất hữu ích khi quan sát các mẫu không màu, trong suốt hoặc không nhuộm. Kính hiển vi phản pha được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực sinh học phân tử, sinh học tế bào, vi sinh và nghiên cứu về y khoa.
Một số mẫu có thể quan sát bằng kính hiển vi phản pha đó là: Hồng cầu, vi khuẩn, nấm mốc, sợi, mảnh thủy tinh và các hạt dưới mức tế bào như nhân và các bào quan.
Kính hiển vi cầm tay là một loại kính hiển vi điện tử được kết nối với máy tính thông qua cổng USB để phóng to một vật trên màn hình máy tính. Kính được thiết kế nhỏ gọn có thể cầm đi thị trường, đặc biệt nó có núm xoay cho phép người sử dụng zoom lên từ 20 đến 100 lần. Khi zoom 8 bóng đèn LED bên trong máu sẽ chiếu sáng đồ vật và cho kết quả rõ nét nhất. Kính hiển vi cầm tay có thể chụp ảnh và quay video lại trên phần mềm đi kèm máy tính.
Xem các loại vi khuẩn có trong nước dưới kính hiển vi
Kính hiển vi bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào từng loại, từng thương hiệu khác nhau mà chúng có mức giá khác nhau. Mức giá có thể dao động từ 1 triệu đến vài chục triệu VNĐ. Ngoài ra giá thành của kính hiển vi còn phụ thuộc vào cấu hình của kính, cấu hình càng phức tạp thì mức giá sẽ cao hơn so với những loại kính có cấu hình đơn giản.
Hiện tại trên thị trường xuất hiện rất nhiều địa chỉ bán kính hiển vi không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái với mức giá thành cao nhằm lừa gạt người tiêu dùng. Chính vì thế bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ mua kính hiển vi uy tín để đảm bảo mua được hàng chất lượng hợp với túi tiền mà mình bỏ ra.
Mua kính hiển vi ở đâu tốt, giá hợp lý tại LabVIETCHEM
Labvietchem.com.vn là một trong những địa chỉ hàng đầu chuyên cung cấp các loại kính hiển vi đến từ các hãng nổi tiếng như: OPTIKA, Prime - Ấn Độ, Genius, Mỹ,... đáp ứng được hầu hết các nhu cầu sử dụng trong nhiều lĩnh vực: học tập, nghiên cứu, y học, khoa học,...
Hiện tại các loại kính hiển vi có sẵn tại labVIETCHEM bao gồm:
Với đội ngũ kỹ sư giàu chuyên môn cùng hệ thống xe vận chuyển chuyên nghiệp, LabVIETCHEM cam kết đem đến cho quý khách hàng những dòng sản phẩm chất lượng, chính hãng với dịch vụ hậu mãi hoàn hảo, hỗ trợ lắp đặt hướng dẫn sử dụng và tư vấn 24/24 giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu mua kính hiển vi hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo HOTLINE 0826 020 020 hoặc đặt hàng trực tiếp tại website labvietchem.com.vn để được giao hành nhanh nhất trên Toàn Quốc.
XEM THÊM:
=> Hướng dẫn cách sử dụng máy hiện sóng trong đo lường điện tử
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Mình muốn mua kính room nhìn rõ vi khuẩn cần loại room bao nhiêu x, giá rẻ nhất là bao nhiêu?
Mình muốn mua kính hiển vi điện tử, sop tư vấn và cho xin ảnh sản phẩm ạ
mình muốn mua kính hiển vi có thể soi được vi khuẩn, có chức năng kết nối máy tính để chụp ảnh.
Ad chỉ e cách soi 1000x đi ạ e soi mãi ko đv
Muốn mua một KHV soi vi khuẩn, có màn hình hiển thị, Loại trung bình.... Xin cho biết giá cả ..không biết có loại nào giá khoảng mười triệu không
Mình muốn mua kinh hiển vi để soi vi sinh vật trong nước thải, nhờ ad tư vấn giúp
E cần mua kính hiển vi 3 mắt
Cho xin địa chỉ.
Ad ơi cho mình hỏi bên mình có bán riêng cục nguồn của kính hiển vi không ạ
Kính hiển vi điện tử giá dưới 10tr có k ad
Nhận xét đánh giá