Momen quán tính là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến momen quán tính? Công thức tính momen quán tính ra sao? Đó là thắc mắc của nhiều bạn đọc đã gửi về cho LabVIETCHEM trong thời gian qua và trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời những thắc mắc đó.
Momen quán tính là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức quán tính của các vật thể ở trong chuyển động quay, giống như khối lượng trong chuyển động thẳng. Hiểu một cách đơn giản thì momen quán tính là đại diện cho lực cản của vật thể thay đổi vận tốc góc, theo cách giống như cách khối lượng biểu thị khả năng chống lại sự thay đổi vận tốc trong chuyển động không quay (chuyển động thẳng), theo định luật chuyển động của Newton.
Nó được xác định dựa trên sự phân bố khối lượng trong vật thể và vị trí của trục nên dù là cùng một đối tượng thì các giá trị quán tính vấn có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và hướng của trục quay.
Momen quán tính là gì
Căn cứ vào khái niệm của momen quán tính, chúng ta có công thức tính như sau:
I = m.r2
Trong đó:
Với hệ nhiều khối lượng có kích thước nhỏ thì momen quán tính của hệ được tính bằng tổng của momen quán tính từng khối lượng:
Công thức chung chỉ phù hợp cho những vật thể được coi là tập hợp điểm riêng biệt và có thể được thêm vào tương đối dễ dàng. Nó gần như không thể áp dụng cho những đối tượng phức tạp hơn. Lúc này, bạn cần dùng công thức tính tích phân cho toàn bộ khối lượng. Giá trị độ lớn momen lực chính là hàm mật độ khối tại mỗi điểm r.
I = ∑i.mi.ri2
Muốn xác định độ lớn momen quán tính cho những vật thể quay quanh trục đi qua tâm quả cầu có dạng hình cầu rỗng với thành mỏng không đáng kể, ta sử dụng công thức như sau:
I = (2/5).m.r2
Trong đó, m là khối lượng vật rắn và r là bán kính của quả cầu
Tính momen quán tính của hình cầu rỗng
Đối với những vật quay hình cầu rắn với thành dày, công thức xác định momen quán tính sẽ là:
I = (2/3).m.r2
Trong đó, m là khối lượng vật rắn và r là bán kính của quả cầu
Với những vật quay dạng hình chữ nhật mỏng, thực hiện thao tác quay ở trên trục vuông góc với tâm của tấm (trục quay xuyên tâm) thì độ lớn của momen quán tính được xác định theo công thức sau:
I = (1/12).m.(a2 + b2 )
Trong đó: m là khối lượng của vật, a là chiều dài hình chữ nhật và b là chiều rộng của vật thể hình chữ nhật.
Vật thể có dạng hình chữ nhật với trục quay xuyên tâm
Một hình trụ đặc có khối lương M quay trên một trục đi xuyên qua tâm của hình trụ với bán kính R có momen quán tính được xác định theo công thức:
I = (1/2).M.R2
Đối với một hình trụ rỗng có khối lượng M, thành mỏng, có thể coi là độ dày thành không đáng kể quay trên một trục đi qua tâm của hình trụ có bán kính R sẽ có momen quán tính được xác định như sau:
I = M.R
Xi lanh rỗng có thành mỏng
Công thức momen quán tính của hình trụ rỗng khối lượng M có trục quay trên một trục đi qua tâm của hình trụ với bán kính trong là R1 và bán kính ngoài là R2 được xác định là:
I = (1/2). M.( R12 + R22)
Hình trụ rỗng
Một thanh mảnh có khối lượng M khi quay trên một trục đi qua đầu que vuông góc với chiều dài L của nó sẽ có momen quán tính được xác định như sau
I = (1/3).M.L2
Momen quán tính với trục ban đầu sẽ được xác định bằng tổng của momen quán tính với trục đi qua tâm song song với tích khối lượng vật và bình phương khoảng cách giữa hai trục, cụ thể như sau:
I0 = I1+m.d2.I0 = I1 + m.d2
Trong đó:
Công thức tính toán hai đại lượng chính trong chuyển động quay với điều kiện là momen quán tính của một vật chuyển động quay quanh một vật cố định.
Động năng quay: K = l.ω2.K = l.ω2
Động lượng góc: L = l.ω.L = l.ω
Trong đó, L là momen động lượng, l là momen quán tính và ω là vận tốc góc quay.
Bài tập 1: Cho hai đĩa tròn có momen quán tính là I1 = 5.10-2 kg.m2 và I2 = 3.10-2 kg.m2 quay đồng trục và cùng chiều với tốc độ góc lần lượt tương ứng là ω1 = 10 rad/s và ω2= 20 rad/s. Sau đó hai đĩa tròn này dính lại với nhau và cùng quay với tốc độ góc ω. Tính vận tốc góc ω khi đã bỏ qua ma sát ở trục quay.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng định luật bảo toàn momen động lượng: I1 . ω1 + I2 . ω2 = (I1 + I2) . ω
⇒ ω = (I1 . ω1 + I2 . ω2 )/ (I1 + I2) = (5.10−2.10 + 3.10−2.20)/(5.10−2 + 3.10−2) = 13,75 (rad/s)
Bài tập 2: Trong chuyển động quay của một vật rắn, đại lượng như khối lượng trong chuyển động của chất điểm được gọi là:
A - Momen động lượng.
B - Momen quán tính.
C - Momen lực.
D - Tốc độ góc
Hướng dẫn giải
Momen quán tính là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính trong chuyển động quay của vật rắn và khối lượng đặc trưng cho mức quán tính của chất điểm nên đáp án sẽ là B – Momen quán tính.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến momen quán tính mà LabVIETCHEM muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng, đây sẽ là những thông tin hữu ích mà bạn có thể ứng dụng trong học tập và thực hành.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá