Trong quá trình nuôi tôm, người dân cần phải hết sức chú trọng đến các yếu tố: Con giống, môi trường, thức ăn, kỹ thuật nuôi, bởi chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của tôm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ảnh hưởng của khí NO2 đối với quá trình nuôi tôm nhé.
- NO2 trong ao tôm thực chất chính là ion NO2- hay còn có tên gọi khác là nitrit. Nó được tạo ra từ quá trình cho tôm ăn quá nhiều thức ăn. Bởi vì thông thường, tôm chỉ hấp thụ được 30% lượng đạm có trong thức ăn, phần thừa còn lại sẽ tích lũy dưới lớp bùn dưới đáy ao, làm cho môi trường ô nhiễm nghiêm trong. Khi đó, các chất thải sẽ phân hủy thành khí NH3.
Khí NO2 trong ao tôm sản sinh từ đâu?
- Khí độc NH3 bị phân huỷ bởi nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sp. và Nitrosococcus sp. để tạo thành NO2– (chất rất độc). Đây còn được gọi là quá trình Nitrite. Sau đó, NO2– sẽ được nhóm vi khuẩn Nitrobacter sp. và Nitrospira sp. chuyển hóa thành nitrat NO3– có độ độc tính thấp hơn. Đây được gọi là quá trình nitrat hoá.
- Nguyên nhân gây ra việc sản sinh nhiều NO2 đó chính là chưa tiến hành cải tạo, sên vét ao hồ của các vụ nuôi trước khiến cho lượng bùn cũ tồn đọng nhiều.
- Nguồn nước nhiều phù sa chảy luôn trực tiếp vào trong ao, không qua hệ thống lắng lọc, ziczac nên khi vào ao nuôi sẽ lắng tụ từ từ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hình thành ra khí độc NO2.
- Hay dùng lại nước của vụ nuôi tôm trước cũng khiến cho nồng độ NO2- tăng nhiều.
Nitrit gây độc cho tôm theo cơ chế sau:
- Gắn kết với hemocyanin trong máu tôm cạnh tranh với oxy. Do đó, làm cho tôm không lấy được oxy khiến chúng bị ngạt gây ra tình trạng tôm nổi đâu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho tôm bị yếu, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Cạnh tranh với ion Cl-, ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu nên giảm khả năng hấp thu khoáng chất của tôm , nhất là trong các ao tôm có độ mặn thấp. Điều này sẽ khiến cho tôm lột xác không cứng vỏ, sưng mang, phù thủng cơ.
- Tôm không to được khi nồng độ NO2- trong nước cao.
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ, liều gây chết 50% tối thiểu đối với tôm càng xanh là 28,08 mg/l. Còn ở nồng độ > 95 mg/l tôm sẽ chết 100% sau 12h tiếp xúc.
- Nếu nồng độ NO2 cao, có thể khiến tôm bị ngộ độc. Một trong những dấu hiệu để nhận biết tình trạng này đó tình là thấy tôm xuất hiện, bơi lội trên mặt nước, dọc các mé bờ, thường nổi vào đầu sáng sớm và chiếu mát.
Biểu hiện tôm nhiễm độc NO2
Quan sát sẽ thấy nền đáy ao nuôi tôm sẽ có màu đen, mùi hôi tanh, sủi nhiều bọt bong bóng khí sậm màu, khó vỡ, nước keo, nhầy, hôi tanh.
- Tôm thường sẽ tập trung ở khu vực sạch, nơi có quạt nước, có nhiều khí oxy. Khi nồng độ khí độc NO2 tăng dần thì hàm lượng oxy trong ao sẽ giảm dần xuống. Độ pH giảm, tăng cường phân hủy các chất hữu cơ sản sinh ra khí NH3, trải qua quá trình nitrit hóa sẽ tạo thành NO2-. Sau đó sẽ diễn ra tình trạng tôm ăn ít lại rồi đến bỏ ăn, thời gian canh vó kéo dài và khó lột xác, vỏ lâu cứng. Nó còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm, thậm chí là xảy ra tình trạng tôm chết trong vó. Điều này là do áp suất thẩm thấu thay đổi, ảnh hưởng đến sự trao đổi ion giữa ion NO2- và Cl- tăng nguy cơ bị vi khuẩn tấn công, mắc bệnh và chết.
Nếu thấy tôm có dấu hiệu lạ và có biểu hiện ngộ độc khí NO2 cần xử trí ngay lập tức nếu không sẽ gây ra hậu quả nặng nề. Thực hiện các công việc sau đây:
- Kiểm soát và điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm phù hợp. Tránh dư thừa gây tồn đọng dưới ao, tạo điều kiện sản sinh ra các chất độc hại.
- Thanh lọc nước thường xuyên, đồng thời đảm bảo có hệ thống quạt nước giúp giảm nồng hàm lượng NO2 và cung cấp đủ oxy cho tôm.
Đảm bảo hệ thống quạt nước đầy đủ trong ao nuôi tôm
- Đảm bảo môi trường nuôi tôm thích hợp bằng cách thường xuyên kiểm tra các thông số về độ pH, mật độ tảo,... nhằm tăng cường miễn dịch cho tôm, ngăn ngừa bệnh tật.
- Thêm vào ao nuôi những chủng vi sinh vật tăng cường quá trình chuyển hóa NO2 như vi khuẩn oxy hóa NH3 Nitrosomonas và vi khuẩn oxy hóa NO2 Nitrobacter.
- Gợi ý cho bạn đó là có thể dùng men vi sinh EM-Tom VS Gốc và EM-Tom VS Rhodo để phân hủy mùn bã hữu cơ dư thừa. Từ đó sẽ giúp làm giảm sự sản sinh ra nitrit.
Để ngăn ngừa nguy cơ tôm bị nhiễm khí độc NO2 trong ao, người nuôi cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra các chỉ tiêu nước thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời và tìm cách khắc phục ngay.
Bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin về những ảnh hưởng của khí độc NO2 gây ra cho tôm nuôi. Nếu còn vấn đề gì cần tư vấn trong quá trình nuôi tôm sao cho hiệu quả nhất, bạn có thể để lại thông tin để chúng tôi tư vấn.
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá