Hiện nay, nồi hấp tiệt trùng y tế là sản phẩm được rất nhiều phòng khám và các cơ sở y tế lớn nhỏ sử dụng phổ biến nhờ các tính năng nổi bật. Sản phẩm đang được LabVIETCHEM phân phối số lượng lớn trên toàn quốc, với mức giá tốt nhất trên thị trường. Vậy bạn đã biết nồi hấp tiệt trùng trong y tế là gì ? Cấu tạo và công dụng của nồi hấp này như thế nào? Cùng đi tìm lời giải đáp qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Nồi hấp tiệt trùng y tế là gì?
Nồi hấp tiệt trùng y tế là thiết bị dùng để tiệt trùng, tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và các loại nấm mốc bám trên các thiết bị, dụng cụ, quần áo bảo hộ dùng trong lĩnh vực y tế. Do đó, nó là thiết bị không thể thiếu trong các cơ sở khám chữa bệnh và bệnh viện.
Nồi hấp y tế là thiết bị không thể thiếu trong các phòng khám và bệnh viện
2. Nguyên lý, cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng y tế
2.1. Nguyên lý hoạt động
Nồi hấp tiệt trùng y tế hoạt động dựa theo cơ chế sử dụng áo suất bão hòa hơi nước ở nhiệt độ cao trong 1 khoảng thời gian nhất định. Hơi nước nóng bốc lên sẽ tiếp xúc với các bề mặt của dụng cụ y tế giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, vi nấm gây hại.
Nhiệt độ thông thường là từ 121 độ C.
Thời gian hấp có thể kéo dài từ 15 phút đến vài giờ.
2.2. Cấu tạo nồi hấp tiệt trùng y tế
Nồi hấp tiệt trùng y tế có cấu tạo bao gồm những bộ phận như sau:
- Buồng tiệt trùng: Thường được làm bằng inox 304 hoặc inox 316 để đảm bảo thiết bị có tuổi thọ bền lâu trong môi trường ẩm có áp suất và nhiệt độ cao. Hệ thống ống dẫn khí áp lực với chức năng có áp suất và nhiệt độ cao.
- Hệ thống an toàn của thiết bị: Bao gồm các cảm biến nhiệt và cảm biến áp suất với cảm biến nước trong buồng làm việc và cảm biến cửa. Bộ phận gia nhiệt là bộ phận tiếp xúc với trực tiếp.
- Bộ phận gia nhiệt của nồi hấp: Đây là bộ phận tiếp xúc với nước và các loại hoá chất cần được vệ sinh một cách thường xuyên. Bộ phận này thường làm bằng các sợi đốt có bọc được một lớp cách điện và nhiệt. Lớp ngoài cũng được làm bằng chất đồng mạ crom hoặc bằng chất liệu inox. Thanh gia nhiệt sẽ được cảm biến nhiệt và cảm biến nước bảo vệ.
- Hệ thống điện: Bao gồm những bo mạch nguồn, điều khiển và hiển thị có nhiệm vụ kết nối các bộ phận khác để điều khiến các quá trình vận hành của nồi hấp khử trùng.
Nồi hấp tiệt trùng y tế có cấu tạo từ nhiều bộ phận
3. Phân loại nồi hấp tiệt trùng y tế
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại nồi hấp tiệt trùng dựa vào chức năng, theo tiêu chuẩn Châu Âu, dựa vào kiểu dáng và thiết kế, cụ thể như sau:
3.1 Phân loại theo các chức năng thiết bị
Mỗi sản phẩm nồi hấp có công dụng khác nhau tuỳ theo cấu tạo và mục đích sử dụng của khách hàng nồi hấp được chia làm 3 loại như sau:
- Nồi hấp khử trùng ướt.
- Nồi hấp tiệt trùng y tế giúp sấy khô.
- Nồi hấp sấy chân không khử trùng.
3.2 Phân loại nồi hấp khử trùng y tế theo tiêu chuẩn Châu Âu
Dựa theo tiêu chí theo chuẩn Châu Âu, nồi hấp được phân chia thành 3 loại chính là:
- Nồi hấp Class B khử trùng được rất cả các mẫu.
- Nồi hấp Class N khử trùng được tất cả các mẫu vật thể rắn chưa được đóng gói.
- Nồi hấp Class S tiệt khùng được các loại vật rắn chưa đóng gói với một số khác theo chỉ định của các nhà sản xuất.
3.3 Phân theo các kiểu dáng và thiết kế
Theo thị trường có vô số sản phẩm nồi hấp tiệt trùng y tế với đa dạng mẫu mã, thiết kế khác nhau để phân chia nồi hấp khử trùng phân loại chính là:
- Nồi hấp khử trùng để bàn.
- Nồi hấp khử trùng kiểu đứng.
- Nồi hấp khử trùng kiểu ngang.
Có nhiều cách phân loại nồi hấp khử trùng y tế
4. Tính năng của nồi hấp tiệt trùng y tế
Nồi hấp y tế thường được sử dụng rất nhiều trong việc nghiên cứu vi sinh, dược phẩm, y tế. Các vật dụng tiệt trùng bao gồm những dụng cụ trong phòng thí nghiệm, lọ thuỷ tinh phòng thí nghiệm, dung môi vi sinh và quần áo mổ. Tiệt trùng tất cả dụng cụ y tế trước khi được đưa vào quá trình nghiền cắt. Đây là một trong những quy trình xử lý rác thải ở bệnh viện sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Trước khi các mẫu được nghiền cắt và thu nhỏ thể tích và rác y tế được khử trùng bằng hơi nước bão hoà tròn nồi hấp khử trùng. Nhiệt độ cao rộng với áp suất sẽ được tiêu diệt được toàn bộ vi khuẩn và các vi sinh vật và virus gây hại. Nhiệt độ và áp suất cao cho phép đảm bảo tính chất vật lý hoàn hảo nhất. Ngoài ra, còn có nồi hấp tiệt trùng nha khoa dùng cho các phòng khám răng.
5. Ứng dụng của nồi hấp tiệt trùng y tế
Nồi hấp khử trùng là thiết bị y tế được phổ biến nhiều nhất trong các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương. Với phương pháp này các dụng cụ có khả năng tái sử dụng các khử trùng một cách triệt để. Tuy nhiên các nhân viên y tế nên tuân thủ các điều kiện an toàn khi khám chữa bệnh. Nên ghi nhớ rằng những dụng cụ hay trang thiết bị y tế được khuyến cáo tái sử dụng mới nên khử trùng để sử dụng.
Nồi hấp khử trùng y tế có nhiều công dụng
6. Các ưu điểm nổi bật của nồi hấp tiệt trùng y tế
Nồi hấp tiệt trùng y tế rất an toàn và không gây độc hại cho người vận hành. Người sử dụng chỉ việc thực hiện các thao tác rất đơn giản như ấn nút để lựa chọn chế độ. Chu kỳ sử dụng thiết bị rất dễ dùng nên người vận hành có thể làm quen rất nhanh chóng. Nồi hấp y tế giúp khử trùng rất nhanh và hiệu quả. Các thiết bị khi đến tay người dùng đều đã được kiểm tra kỹ lưỡng.
7. Hướng dẫn cách sử dụng nồi hấp tiệt trùng y tế
Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng thiết bị tiệt trùng y tế bạn có thể tham khảo những hướng dẫn dưới đây:
7.1 Bước 1: Kiểm tra thiết bị
Người dùng cần kiểm tra nguồn, đường ống xả đã đúng vị trí hay chưa, kiểm tra lượng nước trong buồng hấp. Kiểm tra máy bằng cách cắm nguồn và khởi động công tắc nguồn, khi màn hình hiển thị sáng không báo lỗi có nghĩa là máy đã sẵn sàng hoạt động.
7.2 Bước 2: Chuẩn bị các thao tác
Bạn cho khoảng 3 lít nước vào trong buồng hấp. Cho giỏ dụng cụ vào buồng, đậy nắp lại và nhớ vặn kín. Sau đó chọn nhiệt độ là 121 độ C, áp suất 1 atm với thời gian thường là từ 15 đến 20 phút. Chọn nút bắt đầu để tiến hành khử trùng. Đèn và chuông báo của nồi hấp sẽ báo khi kết thúc quá trình. Chờ khi thiết bị xả hết khí đồng hồ báo hiệu về số 0, sau đó chúng ta cẩn thận mở nắp và lấy mẫu ra.
7.3 Bước 3: Lưu ý khi dùng
Người dùng cần lưu ý kiểm tra độ chặt của nắp nồi, các đường thoát nước cùng các âm thanh lạ phát ra từ thiết bị. Nếu thấy có những bất thường cần tắt ngay thiết bị. Khi mở nắp cẩn thận để hơi nước không bốc gây bỏng.
Cách sử dụng nồi hấp khử trùng y tế cũng không hề khó
8. Một số lưu ý khi chọn mua nồi hấp tiệt trùng y tế
Để có thể chọn ra sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng để mang lại hiệu quả cao khi dùng bạn có thể tham khảo những lưu ý dưới đây:
- Nhiệt độ làm việc của nồi hấp tiệt trùng y tế: Các loại nồi hấp y tế có nhiệt độ làm việc là 121 độ C, 130 độ C và cao hơn thì mới có khả năng khử trùng.
- Dung tích và đường kính buồng tiệt trùng: Tùy vào nhu cầu công việc, số lượng và kích thước mẫu cần tiệt trùng mà người mua có thể lựa chọn đường kính bên trong khoang khử trùng sao cho tối ưu hóa số lượng mẫu trong một lần làm việc của nồi hấp y tế.
- Tiêu chuẩn của nồi hấp tiệt trùng: Đối với nhiều cơ sở y tế xét nghiệm thì nồi hấp tiệt trùng phải đáp ứng tiêu chuẩn ISO 13485 hoặc tiêu chuẩn đưa ra của Bộ Y tế và lao động Nhật Bản MHLW.
- Giá thành: Tùy thuộc vào mức tài chính người sử dụng có thể lựa chọn loại nồi cho phù hợp. Các loại nồi hấp có chức năng cửa tự động sẽ an toàn và có giá thành cao hơn các loại cửa mở bằng tay. Thiết bị có nhiều chức năng thì sẽ có giá thành cao hơn.
- Thương hiệu uy tín của sản phẩm: Một số thương hiệu uy tín và nổi tiếng về nồi hấp tiệt trùng y tế là MRC –ISRAEL, Daihan – Hàn Quốc, LABTRON – Anh, SHINJINENG – Trung Quốc.
Các loại nồi hấp tiệt trùng sử dụng trong y tế
9. Nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế giá bao nhiêu? Mua ở địa chỉ nào?
Trên thị trường có khá nhiều địa chỉ bán nồi hấp y tế gây không ít khó khăn cho việc lựa chọn của khách hàng. LabVIETCHEM là một địa chỉ mua nồi hấp tiệt trùng y tế rất uy tín và chất lượng và được đông đảo người dùng đánh giá cao. Đây là một đơn vị cung cấp các loại chất, dụng cụ thí nghiệm và thiết bị khoa học kỹ thuật hàng đầu tại thị trường Việt Nam.
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết nhất về nồi hấp tiệt trùng y tế. Đây là một thiết bị hữu ích có tính ứng dụng rất cao trong ngành y tế, hỗ trợ rất nhiều cho việc khám chữa bệnh hiệu quả hơn.