Trong đời sống hằng ngày, muối là loại gia vị phổ biến giúp gia tăng hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, muối cũng có nhiều loại khác nhau, không phải loại nào cũng dùng để làm gia vị. Bài viết này dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về Muối (hoá học) là gì? Những tính chất vật lý, hoá học của muối.
Muối là một hợp chất hoá học được tạo thành từ 1 cation mang điện tích dương và 1 anion mang điện tích âm.
Muối hóa học là gì?
- Các cation thường là kim loại như: Na+, K+, Ca2+, NH4+, Mg+,..
- Các anion có thể là hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ như: chloride (Cl -), sunfat (SO4)2-, Flo (F -), axetat (CH3COO)-,...
Trong môi trường nước, nó được gọi là chất điện phân, có khả năng dẫn điện. Hàm lượng muối có trong dung dịch được tính theo lượng ion có mặt trong đó.
2. Các loại muối khác nhau
Muối có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:
- Muối tạo ra ion OH- trong nước sẽ được gọi là muối kiềm.
- Muối tạo ra dung dịch có tính axit thì gọi là muối axit.
- Muối không có tính axit cũng không có tính base thì được gọi là muối trung hoà.
Zwitterin có chứa 1 anion và 1 trung tâm cation trong cùng một phân tử, nhưng không được gọi là muối như axit amino, peptid, protein,...
3. Các tính chất vật lý nổi bật của muối
3.1. Màu sắc
Đa phần các muối ở dạng rắn có màu trong suốt như NaCl. Độ mờ hoặc độ trong suốt liên quan đến sự khác biệt về kích thước của các đơn tinh thể riêng lẻ, các tinh thể lớn có xu hướng trong suốt còn tập hợp đa tinh thể thì sẽ có màu giống như bột trắng.
Muối NaCl
Muối có nhiều màu sắc khác nhau, sự khác biệt màu sắc này thường xuất phát từ anion hoặc cation. Ví dụ:
Thông thường chúng ta sẽ có 5 hương vị cơ bản gồm chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Thì đối với các loại muối, chúng ta cũng có thể cảm nhận được tất cả 5 vị cơ bản, chẳng hạn như:
- Vị mặn của muối natri chloride.
- Vị ngọt của muối chì diacetat nhưng ăn phải sẽ gây ngộ độc.
- Vị chua của muối kali bitartrat.
- Vị đắng của muối magie sulfat.
- Vị ngọt hoặc mặn của bột ngọt hay còn có tên gọi khác vị Umami
3.3. Mùi vị
Các loại muối sẽ có những mùi vị không giống giống nhau:
- Muối của axit mạnh và base mạnh thường sẽ không có mùi.
- Muối của axit yếu hoặc base yếu có thể có mùi giống như mùi của axit liên hợp hoặc base liên hợp. Chẳng hạn như muối của các axetat sẽ có mùi hơi giấm của axit axetic, muối xyanua có mùi hạnh nhân như hydro xyanua hoặc muối amoni sẽ có mùi như amoniac)
3.4. Tính tan
Độ tan của muối phụ thuộc vào khả năng phân ly của chúng trong dung dịch để tạo ra anion và cation. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan bao gồm năng lượng mạng tinh thể, lực kết dính giữa các ion trong chất rắn và mức độ tương tác của mỗi ion trong các dung môi. Cũng giống như muối natri, kali và amoni thường tan trong nước. Có một số muối như bari sunfat, canxi sunfat ít tan trong nước do có năng lượng mạng tinh thể cao.
3.5. Độ dẫn điện
Muối là một chất cách điện nhưng nó khi bị nóng chảy hoặc thành dung dịch thì nó lại là chất dẫn điện. Vì thế, mà khi muối này hoá lỏng và dung dịch có chứa muối hoà tan thì được gọi là chất điện ly.
3.6. Điểm nóng chảy
Một số muối có nhiệt độ nóng chảy cao như Natri chloride nóng chảy ở 801 °C và một số có mạng năng lượng lượng tinh thể thấp tồn tại dưới dạng chất lỏng hoặc có nhiệt độ nóng chảy gần với nhiệt độ phòng.
4. Tính chất hóa học
- Tác dụng với kim loại: Theo dãy hoạt động hoá học, kim loại mạnh sẽ đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối để tạo ra muối mới và kim loại mới. Ví dụ:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
- Tác dụng với acid: Sản phẩm tạo thành là axit mới và muối mới trong đó phải có một chất kết tủa hoặc khí.
Na2CO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
- Tác dụng với dung dịch base: Tạo ra muối mới và base mới trong đó phải có 1 trong 2 chất kết tủa.
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + NaOH
- Tác dụng với dung dịch muối: Tạo ra 2 muối mới trong đó phải có ít nhất 1 muối kết tủa
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
- Phản ứng phân huỷ: Một số loại muối sẽ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4, CaCO3, KClO3,..
CaCO3 → CaO + CO2
5. Một số phương pháp điều chế muối
Muối có thể được hình thành từ những phản ứng hoá học khác nhau, cụ thể như:
- Phản ứng giữa axit và bazo: NH3 + HCl → NH4Cl
- Phản ứng giữa kim loại với axit: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Phản ứng với kim loại với phi kim: Ca + Cl2 → CaCl2
- Phản ứng giữa bazơ với anhydride axit: 2NaOH + Cl2O → 2NaClO + H2O
- Phản ứng giữa axit với anhydride base: 2HNO3 + Na2O → 2NaNO3 + H2O
- Phản ứng tổng hợp muối:
Pb (NO3)2 + Na2SO4 → PbSO4 ↓ + 2 NaNO3
6. Ứng dụng của muối đối với đời sống
Muối có nhiều ứng dụng khác nhau, trong mọi lĩnh vực của đời sống:
- Có những loại muối được sử dụng làm muối ăn hằng ngày như NaCl.
- Trong phòng thí nghiệm: Được sử dụng làm thuốc thử, tham gia nhiều phản ứng oxi hóa khử như thuốc tím KMnO4, KClO3,...
Thuốc thử trong phòng thí nghiệm
- Dược phẩm: Là nguyên liệu để bào chế ra các loại thuốc, dung dịch sát khuẩn, khử trùng như KI, NaCL 0,9 %. Đóng vai trò là tá dược độn, dung dịch đệm để điều chỉnh độ pH,...
- Ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dệt may, sản xuất sơn,...
Mong rằng bài viết trên giúp bạn hiểu thêm về những tính chất và ứng dụng của muối trong đời sống. Hiện nay, LabVIETCHEM cũng đang phân phối rất nhiều loại muối vô cơ và muối hữu cơ phục vụ cho các phòng thí nghiệm, công nghiệp. Nếu khách hàng có nhu cầu mua hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0826 020 020 để được tư vấn nhanh nhất.