Trong môi trường học tập và làm việc, ngoài các đồ dùng nội thất thì bàn thí nghiệm cũng là một thiết bị không thể thiếu. Đây là công cụ giúp ích cho người học được trải nghiệm quá trình làm việc nghiên cứu. So với những mẫu bàn thông thường, loại bàn này có nhiều đặc trưng riêng. Vậy để hiểu rõ hơn về loại bàn này, hãy cùng trải nghiệm qua bài viết dưới đây nhé.
1. Bàn thí nghiệm là gì?
Bàn thí nghiệm là sản phẩm nội thất học tập được dùng nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thực hành và nghiên cứu. Với thiết kế đa dạng, có thể đáp ứng đầy đủ các hoạt động thực hiện thí nghiệm thì đây được xem là sản phẩm không thể thiếu trong môi trường học tập. Với kiểu dáng đặc thù hướng đến sự thực hành thì đây chính xác sẽ đáp ứng được những gì bạn cần.
Bàn phòng thí nghiệm
2. Phân loại bàn thí nghiệm
Mỗi loại bàn được thiết kế đều có mục đích chung là thực hàng thí nghiệm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kiểu dáng mà chúng sẽ được dùng cho mục đích nhất định, ví dụ bàn thí nghiệm hóa học, sinh học, vật lý học,... Chính vì lẽ đó, trước khi chọn mua bàn, bạn nên xác định mục đích dùng bàn của bạn là gì. Hiện nay, bàn dùng thí nghiệm được phân thành những loại phổ biến sau.
2.1. Phân loại bàn thí nghiệm dựa vào mục đích sử dụng
Nếu dựa vào mục đích sử dụng, bàn thí nghiệm được chia làm ba loại là bàn thực hành thí nghiệm vật lý, bàn thực hành thí nghiệm hóa sinh và bàn dành cho quá trình thực hành cảm quan.
- Bàn thí nghiệm vật lý: loại bàn này yêu cầu độ cứng đảm bảo, có nhiều thiết kế đa dạng về kích thước, mẫu mã. Vật liệu được dùng để làm bàn là Composite có khả năng cách nhiệt, cách điện tốt, nhưng lại không chịu được môi trường hóa học.
- Bàn thí nghiệm hóa sinh: Loại bàn này cũng rất đa dạng về kích thước, mẫu mã và có sự đảm bảo về độ cứng. Bàn được làm từ chất liệu Compact HPL bền cứng và có khả năng chịu hóa chất. Bàn này không chỉ được dành cho môn sinh học mà còn dùng trong nghiên cứu.
- Bàn dùng thí nghiệm cho quá trình thực hành cảm quan: Được làm từ chất liệu Compact HPL nên bàn có khả năng chống chịu axit rất tốt.
Các loại bàn thí nghiệm với nhiều công dụng khác nhau
2.2 Phân loại bàn thí nghiệm dựa vào vị trí đặt bàn
Nếu dựa vào cách lắp đặt, bố trí vị trí đặt bàn, thì bàn thí nghiệm có thể phân thành 3 loại là đặt ở vị trí trung tâm, đặt ở vị trí góc và đặt ở áp tường.
- Bàn đặt ở vị trí trung tâm: Vì được đặt ở trung tâm nên bàn thường được thiết kế cố định. Có thể sẽ được đặt ở giữa phòng học và xung quanh là không gian cho học sinh, sinh viên làm thí nghiệm. Đây là sự kết hợp của nhiều module của bàn thí nghiệm con với nhau và thường có kích thước là 3000x1500x800mm.
- Bàn đặt ở áp tường được thiết kế dựa trên kích thước chuẩn nhằm liên kết với nhau. Bàn thường được đặt ở các vách tường, tạo sự chắc chắn, tiện gọn cho căn phòng. Kích thước chuẩn của sản phẩm là 1200x750x800mm. Tùy vào mục đích và yêu cầu sử dụng mà bàn sẽ được tạo ra từ vật liệu khác nhau.
- Bàn đặt ở áp góc: Để tối ưu hóa không gian, tạo sự thoáng đãng, rộng rãi, bàn thường được thiết kế theo hình chữ L. Bởi những tính năng tiện nghi và đa dạng của mình, bàn đem lại sự tiện lợi cho người học và nhận được rất nhiều ưa chuộng hiện nay.
3. Tính năng vượt trội của bàn thí nghiệm
Bàn sử dụng thí nghiệm là sản phẩm made in Việt Nam nhưng chất liệu sản phẩm lại được nhập khẩu từ nước ngoài. Bàn thí nghiệm tại Việt Nam có nhiều tính năng nổi trội như sau:
- Bàn mang đến một không gian, một nơi làm việc chuyên dụng để thực hiện các quy trình học tập, nghiên cứu. Đây là bàn đặc trưng, chuyên dùng cho các nghiên cứu nên nó sẽ khác với các loại bàn thông thường khác, vì các bàn thông thường sẽ dễ bị tác động bởi các chất hóa học khi làm thí nghiệm và cũng không có các tính năng hỗ trợ thí nghiệm.
- Bàn thí nghiệm được tích hợp nhiều thiết bị hỗ trợ có thể quan sát được các vật thể thí nghiệm. Đây là nơi giúp đảm bảo các đồ vật chuyên dụng.
Bàn sử dụng trong thí nghiệm sở hữu nhiều tính năng ưu việt
4. Ưu điểm nổi trội của bàn thí nghiệm
Bàn thí nghiệm ra đời sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội giúp hỗ trợ tối ưu cho người sử dụng như:
- Bàn sử dụng loại mặt bàn thí nghiệm nhựa phenolic nguyên tấm chuyên dụng hoặc những vật liệu chuyên dụng cho phòng thí nghiệm giúp chịu được hầu hết các loại hóa chất trong các phòng hóa học.
- Có khả năng không bám màu, chống xước tốt và không cho sinh vật phát triển.
- Độ bền cơ học cao,chịu được va đập mạnh, an toàn sử dụng.
- Có nhiều sự lựa chọn trong màu sắc và độ dày mặt bàn cũng như chất liệu làm mặt bàn như bàn thí nghiệm phenolic, hay bàn dùng thí nghiệm nhựa epoxy, inox, hoặc bàn thí nghiệm mặt đá,..
- Khung bàn có kết cấu module bởi inox hoặc thép sơn tĩnh điện nối bằng kết nối công nghiệp.
- Chân bàn được bao bọc bởi nhựa PA có khả năng chống hóa chất xâm nhập và chống ẩm.
- Kệ để hóa chất có 2 tầng có tấm đợt ngang bằng kính cường lực dày 12mm.
- Chậu rửa chuyên dụng làm bằng nhựa PP cao cấp kháng vật lý và hóa chất.
Ưu điểm của bàn thí nghiệm vô cùng tiện ích
5. Ứng dụng của bàn thí nghiệm
Bàn sử dụng thí nghiệm là một thiết bị hữu ích trong các quá trình học tập, nghiên cứu trong cuộc sống cong người. Chúng có nhiều công dụng như sau:
- Giúp đặt các hóa chất, dụng cụ trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
- Tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thoải mái, rộng rãi khi tiến hành các thí nghiệm.
- Thao tác trên các bàn thí nghiệm chuyên dụng sẽ đảm bảo được an toàn tuyệt đối, vì nhiều loại hóa chất không được phép tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt nền nhà.
- Nhờ khả năng chống hóa chất tốt nên sẽ không gặp sự cố gì khi hóa chất rơi xuống mặt bàn.
Bàn thí nghiệm được sử dụng trong nhiều công việc khác nhau
6. Cách sử dụng bàn thí nghiệm
Cách sử dụng bàn trong thí nghiệm sẽ gần tương tự với các bàn thông thường. Nếu như bàn học làm bằng gỗ, nhựa dùng để học bài, phục vụ mục đích giảng dạy,... thì bàn thí nghiệm sẽ dành cho nghiên cứu.
Điều quan trọng khi sử dụng bàn là phải bảo quản bàn thật tốt. Không dùng các chất có tính axit hay tính ăn mòn mạnh để vệ sinh bàn, cũng như không dùng bàn làm mặt cắt, không để những vật được nung nóng, tia lửa, ánh nắng chiếu trực tiếp vào bề mặt bàn,...vì những điều này sẽ gây hỏng hóc bàn.
Cách sử dụng bàn thí nghiệm vô cùng đơn giản
7. Báo giá bàn thí nghiệm
Giá bán của các loại bàn dùng để thí nghiệm sẽ giao động trong tầm giá từ 800.000 VNĐ đến gần 10 triệu đồng. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ lựa chọn một loại bàn phù hợp với khả năng tài chính của mình. Cụ thể:
- Những bàn thí nghiệm vật lý, sinh học dành cho học sinh, sinh viên sẽ có tầm giá từ 800 đến 1,3 triệu.
- Bàn thí nghiệm giáo viên chân inox giá 1,5 triệu đồng.
- Bàn thí nghiệm vật lý, hóa sinh dành cho giáo viên hoăc thuộc nội thất hòa phát sẽ có giá từ 1,2 triệu đến hơn 9 triệu đồng.
8. Mua bàn thí nghiệm ở đâu uy tín?
Vì đây là loại bàn chuyên dụng cho môi trường thí nghiệm, vây nên bạn cần lựa chọn nơi mua uy tín và an toàn vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa có chính sách rõ ràng, thuận tiện cho thực hiện các giao dịch an toàn, cần thiết.
Công ty CP Thiết bị kỹ thuật LabVIETCHEM chính là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay trong cung cấp các thiết bị và dụng cụ chất lượng cao. Không chỉ có bàn thí nghiệm với giá cả phải chăng, LabVIETCHEM còn có thêm các hoá chất phục vụ cho các cuộc thí nghiệm một cách đầy đủ và bạn không cần phải đi tìm nhiều nơi.
Đến với LabVIETCHEM để mua thiết bị chất lượng
Trên đây là những chia sẻ về bàn thí nghiệm - sản phẩm hữu ích và tiện ích cho quá trình học tập của bạn. Bài viết đã cung cấp cho bạn về kiểu dáng, cách phân loại và mục đích sử dụng của bàn. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về sản phẩm này.