banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Dung dịch đệm

-

Dung dịch đệm là thành phần quan trọng tham gia vào nhiều phản ứng sinh học và hoá học để duy trì độ pH ổn định cho các phản ứng xảy ra. Vậy dung dịch đệm là gì? Vai trò của nó ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Dung dịch đệm là gì?

Dung dịch đệm là sự kết hợp của acid yếu và bazơ liên hợp hoặc bazơ yếu với acid liên hợp. 

Tính chất đặc trưng của nó là có giá trị pH không đổi hoặc thay đổi rất ít khi thêm một lượng chất có tính bazơ hay acid. Vì vậy, dung dịch đệm được sử dụng nhiều trong các phản ứng hóa học, sinh học trong phòng thí nghiệm và trong tự nhiên để ổn định pH.

Dung dịch đệm là gì?

2. Các dung dịch đệm thường gặp

Dung dịch đệm thường được chia ra làm 2 loại chính là dung dịch đệm có tính axit và dung dịch đệm có tính base.

2.1. Dung dịch đệm có tính axit

- Là dung dịch được tạo thành do sự kết hợp của 1 axit yếu với muối của nó (thường là muối natri) với một base mạnh, có độ pH nhỏ hơn 7.

- Một vài dung dịch đệm có tính axit phổ biến như hỗn hợp axit axetic (CH3COOH) và natri axetat (CH3COONa). Đối với trường hợp này, nếu nồng độ mol của axit và muối bằng nhau thì sẽ cho pH là 4,76.

- Nếu muốn thay đổi độ pH của dung dịch đệm ta có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh tỷ lệ axit với muối. Hoặc lựa chọn một axit khác và một trong các muối của nó.

2.2. Dung dịch đệm có tính base

- Là dung dịch được tạo thành do sự kết hợp của 1 bazơ yếu với muối của nó với một axit mạnh, có độ pH > 7. 

- Ví dụ dung dịch đệm được dùng phổ biến là hệ đệm amoniac: NH4OH/NH4Cl. Nếu có tỉ lệ mol bằng nhau thì sẽ cho dung dịch có pH là 9,25.

Ngoài ra, còn có hệ đệm khác được tạo thành từ 2 chất lưỡng tính. Chẳng hạn như NaHCO3/NaCO3, NaH2PO4/Na2HPO4,...

Một số hệ đệm thông dụng

3. Dung dịch đệm có vai trò gì?

- Đối với sinh vật: Mỗi sinh vật chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường có pH xác định. Do đó, khi thực hiện nuôi cấy các vi sinh vật, cần phải chuẩn bị dung dịch có pH thích hợp với môi trường sinh sống của chúng.

- Đối với cây trồng cũng vậy, mỗi loại cây chỉ phát triển được trong môi trường đất có độ chua khoảng 4-10. Nếu nằm ngoài khoảng đó, chúng sẽ chết. Trong đất có chứa nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau nên có thể tự điều chỉnh nồng độ H+ trong đất. Từ đó giúp ổn định độ pH, phù hợp với nhiều loại cây khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi vẫn cần phải cải tạo đất để đáp ứng nhu cầu trồng trọt.

- Trong cơ thể con người có rất nhiều hệ đệm. Nó giúp ổn định cân bằng axit- base đảm bảo cho các quá trình chuyển hoá diễn ra bình thường. Có thể kể đến một vài hệ đệm có trong máu như: Hệ đệm bicarbonat, hệ đệm phosphat, hệ đệm protein,... Hệ đệm giúp đảm bảo duy trì độ pH ổn định cho các enzym trong các cơ thể sống hoạt động. 

- Đối với lĩnh vực công nghiệp: Dung dịch đệm được sử dụng trong các quá trình lên men và trong từng khâu nhuộm riêng lẻ. Dung dịch đệm giúp ổn định nồng độ màu thích hợp khi sử dụng thuốc nhuộm.

- Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong chuẩn độ pH và hoá phân tích. Được sử dụng để hiệu chuẩn các thiết bị, nhất là máy đo pH.

Ứng dụng của dung dịch đệm

4. Cách pha một số dung dịch đệm thường gặp

4.1. Cách pha hệ đệm axetat

- Dung dịch đệm axetat có độ pH từ 5,55 - 5,75.

- Cách pha:

+ Dung dịch A: Hoà tan 69,05g CH3COONa.3H20 với 500ml nước cất.

+ Dung dịch B: Hoà 5,72 ml CH3COOH với 100ml nước cất.

+ Phối hợp dung dịch A và dung dịch B theo tỷ lệ 9:1 rồi tiến hành đo và điều chỉnh pH.  

4.2. Dung dịch đệm borat 

- Độ pH nằm trong khoảng từ 6,6 - 9,24.

- Cách pha:

+ Dung dịch Acid boric (A): Hoà tan 12,404 g H3BO3 trong 1000ml nước cất.

+ Dung dịch borat (B): Hoà tan 19,108 g Na2B4O7.10H2O trong 1000ml nước cất..

+ Phối hợp 2 dung dịch A và B theo các tỷ lệ thể tích khác nhau để tạo ra hệ đệm có độ pH phù hợp.

4.3. Dung dịch đệm phosphate

- Độ pH nằm trong khoảng từ  5,7 – 8,0.

- Cách tiến hành pha:

+ Dung dịch mononatri orthophosphate 0,2M: Cho 27,8 g NaH2PO4 trong bình đựng mức 1000ml. Thêm nước vừa đủ, lắc siêu âm hoàn toàn cho đến khi tan hết,

+ .Dung dịch dinatri dihydrophosphat 0,2M: Cho 53,05 g Na2HPO4.7H2O hoặc 71,7g Na2HPO4.12H2O vào trong bình định mức 1000ml. Lắc đều hoặc lắc siêu âm cho đến khi tan hoàn toàn.

+ Tùy thuộc vào độ pH muốn pha mà phối hợp 2 dung dịch trên theo tỉ lệ thích hợp.

5. Mua dung dịch đệm ở đâu?

Hiện nay, Labvietchem là đơn vị phân phối lớn các hoá chất, dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm, bao gồm cả dung dịch đệm. Nếu bạn có nhu cầu mua dung dịch đệm, thiết bị và hóa chất khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0826 020 020 để được tư vấn. 

Labvietchem cam kết chỉ cung cấp hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng tốt nhất với giá ưu đãi.

Xem thêm

Một sản phẩm mới được thêm vào giỏ hàng của bạn

Số lượng:

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội

Tống Duy Cương

Director

0915 989 780

Nguyễn Văn Trọng

Deputy Director

094 6688 777

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951