Dung môi là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhưng chắc hẳn bạn chưa hiểu rõ hết loại hóa chất này là gì, có bao nhiêu loại, tính chất ra sao và ảnh hưởng đối với sức khỏe và môi trường như thế nào?
Dung môi là một chất hóa học có thể tồn tại ở các trạng thái rắn, lỏng hay khí, có tác dụng dùng để hòa tan một chất rắn, lỏng hay khí khác để tạo thành một thể đồng nhất. Tùy thuộc vào từng chất khác nhau mà cần có một thể tích dung môi và điều kiện nhất định để có thể hòa tan.
Dung môi là gì
2. Các loại dung môi phổ biến
Về các loại dung môi phổ biến, người ta có thể phân chia thành nhiều loại dung môi khác nhau tùy thuộc vào cách phân loại.
Cách phân loại thứ nhất, người ta dựa trên cơ sở về hằng số điện môi của dung môi (hay tính chất phân cực của dung môi) để phân chia dung môi thành:
- Dung môi phân cực: những dung môi phân cực này ứng với hằng số điện môi lớn hơn 15.
- Dung môi không phân cực: dung môi được phân loại vào nhóm này có hằng số điện môi nhỏ hơn 15.
Cách phân loại thứ hai, dung môi công nghiệp bao gồm hai loại là:
- Dung môi hữu cơ: đó là các dung môi mà trong thành phần cấu tạo của nó có chứa nguyên tố cacbon. Ví dụ điển hình cho dung môi nhóm này là các dung môi hydrocacbon, có hiệu quả hòa tan được nhiều loại vật liệu.
- Dung môi vô cơ: ngược lại với dung môi hữu cơ, các dung môi vô cơ trong cấu tạo không chứa nguyên tố cacbon. Ví dụ điển hình cho dung môi nhóm này đó là nước - một loại dung môi vô cơ phổ biến.
Dung môi phân loại như thế nào?
3. Tính chất đặc trưng của dung môi
- Các dung môi hữu cơ có đặc trưng cơ bản là tính bay hơi và hầu hết đều dễ cháy. Tính dễ cháy của dung môi phụ thuộc vào mức độ bay hơi của loại dung môi đó.
- Đặc trưng thứ hai là sự hình thành peroxide dễ nổ. Ví dụ về đặc trưng này đó là các ete như ete diethyl, tetrahydrofuran là các dung môi có khả năng hình thành peroxide hữu cơ dễ gây ra hiện tượng cháy nổ khi tiếp xúc với oxy và ánh sáng. Dựa trên đặc trưng này mà sẽ có những lưu ý khi bảo quản dung môi.
- Thứ ba, các dung môi hữu có có tính lipophilic cao. Tính chất này giúp các dung môi hữu cơ có khả năng hòa tan chất béo, dầu, nhựa cây,... được sử dụng nhiều trong sơn, chất kết dính, tẩy rửa,...
4. Dung môi được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống
Dung môi là hóa chất có vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
- Các dung môi công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế biến cũng như công nghiệp sản xuất: ví dụ ethyl acetate được sử dụng làm chất tẩy sơn móng tay, chất sử dụng để pha loãng sơn như nhựa thông, ethanol được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa, dung môi dùng để chiết xuất các hoạt chất sử dụng trong dược phẩm, sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...
- Các dung môi hữu cơ và vô cơ cần thiết trong các nghiên cứu khoa học hay các quy trình công nghệ.
Tất cả những thứ xung quanh ta như cao su, keo dán, mực in, sơn,... được tạo ra đều không thể thiếu sự góp mặt của dung môi, đặc biệt là dung môi Methanol.
Ứng dụng dung môi trong đời sống
5. Dung môi có độc không?
Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của dung môi đối với nhiều mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, dung môi cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đối với con người và môi trường.
5.1. Đối với môi trường
Ảnh hưởng của dung môi đến môi trường người ta thường đánh giá dựa vào chỉ số VOC - chỉ số để đánh giá lượng dung môi phát thải ra môi trường. Vì các dung môi hữu cơ có tính bay hơi, khi bay vào không khí, nhiều loại có khả năng liên kết với nhau hoặc liên kết với các thành phần khác trong không khí và từ đó tạo nên những hợp chất mới có thể gây ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính và thậm chí gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe con người.
Những dung môi dễ bay hơi có thể gây ô nhiễm môi trường thường gặp là dung môi sử dụng trong nhiều loại sơn dầu, sơn nội thất, keo hồ, những sản phẩm chùi dọn,...
5.2. Đối với sức khỏe con người
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với những dung môi dễ bay hơi như acetone, ethyl acetate có thể gây ra một số độc tính như dị ứng, đau đầu, chóng mặt, khó thở, nhức mắt, khô hoặc nứt da.
- Về dung môi benzen, khi con người tiếp xúc trực tiếp với dung môi này, nó có thể xâm nhập qua da và vào phổi. Khoảng nửa giờ sau đó, phần lớn lượng benzen sau khi xâm nhập sẽ bị đào thải ra ngoài, lượng còn lại có thể tồn tại trong não, tủy xương, mỡ và sẽ được đào thải ra ngoài một cách chậm chạp hơn. Thời gian benzen tích lũy trong cơ thể có thể gây ra một số triệu chứng nhiễm độc benzen như đau đầu, chóng mặt, thậm chí là tử vong nếu nhiễm độc nhiều. Việc phơi nhiễm thường xuyên với benzen có thể gây rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, xung huyết phần niêm mạc miệng, chuột rút, phụ nữ mang thai có thể đẻ non hoặc thậm chí sảy thai.
- Dung môi toluen chỉ với một lượng nhỏ khoảng 1/1000 cũng có thể khiến cho người nhiễm độc bị mất thăng bằng, đau đầu. Với một nồng độ cao hơn có thể gây ảo giác, choáng thậm chí tử vong.
- Methanol có thể là nguyên nhân gây mù vĩnh viễn. Đó là ảnh hưởng của một số loại dung môi cụ thể đối với sức khỏe con người, một lần nữa có thể khẳng định, dung môi có tầm quan trọng với nhiều mặt cuộc sống nhưng cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Nếu có nhu cầu mua dung môi hóa chất phòng thí nghiệm, hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline: 0826 020 020. LabVietchem sẵn sàng phục vụ bạn.