banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Kính hiển vi

-

Kính hiển vi là thiết bị vô cùng hữu ích trong phòng thí nghiệm dùng. Nó giúp mắt chúng ta quan sát các vật thể có kích thước nhỏ mà mắt thường không thể thấy được dựa trên nguyên lý phóng đại hình ảnh các vật thể đó. Độ phóng đại của thường dao động trong khoảng 40 – 3000 lần. Trong các ngành vật lý, hóa học, sinh học, khoa học vật liệu, y học,…kính hiển vi có vai trò đặc biệt quan trọng, nó không chỉ là công cụ quan sát mà còn là công cụ phân tích cực mạnh.

Kính hiển vi sinh học 3 mắt Optika B193

Kính hiển vi là thiết bị phòng thí nghiệm quan trọng

Kính hiển vi là thiết bị phòng thí nghiệm quan trọng

Cấu tạo của kính hiển vi

Kính hiển vi có nhiều loại khác nhau. Nhưng về cơ bản, chúng đều có cấu tạo với những bộ phận chính gồm:

- Thị kính: Là thấu kính nằm phía trên cho mắt nhìn thấy ảnh qua vật kính. Hiện nay, có 3 loại thị kính phổ biến nhất là x5; x10 và x15.

- Ống kính có dạng ống dài dùng để tạo khoảng cách giữa thị kính với vật kính và là nơi mà ánh sáng đi qua từ vật kính đến thị kính.

- Đĩa mang vật kính là một bộ phận có 4 lỗ, dùng để gắn vật kính, khi xoay sẽ đưa vật kính cần sử dụng vào ống kính.

- Vật kính  (có thể là một thấu kính hoặc một hệ thấu kính) là bộ phận chính tạo nên sự phóng đại. Có 4 loại vật kính, nhưng thông thường, người ta hay dùng 3 loại:

+ Vật kính x10: Cách kính mang vật khoảng 16mm sau khi điều chỉnh để nhìn rõ mẫu vật.

+ Vật kính x40: Cách kính mang vật khoảng 4mm sau khi điều chỉnh để nhìn rõ mẫu vật.

+ Vật kính x100: Có độ phóng đại lớn nhất, cách kính mang vật khoảng 1mm sau khi điều chỉnh để nhìn rõ mẫu vật.

- Kính tụ quang

- Màng chắn ánh sáng: Điều chỉnh ánh sáng qua nhiều hay ít để vào vật kính.

- Gương tròn dùng để lấy ánh sáng, thường có 2 mặt, tùy vào loại vật kính sử dụng:

+ Mặt lõm: Được dùng khi vật kính x10; x40.

+ Mặt phẳng: Được dùng khi sử dụng vật kính x100.

Đối với những loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng của bóng đèn gắn trong thân máy thì sẽ không có gương.

- Tiểu xa: Sử dụng để giữ tiêu bản được, gắn với một trục có một ốc dùng để di chuyển sang trái, sang phải và một ốc dùng để di chuyển lên phía trước, về sau.

- Thân kính mang ống kính, bàn mang mẫu vật, kính tụ quang, ốc vi cấp, ốc thứ cấp và gương.

- Chân kính hiển vi

Giới thiệu kính hiển vi B293PLI OPTIKA - Italy

Những loại kính hiển vi phổ biến hiện nay

- Kính hiển vi quang học: Là loại sử dụng ánh sáng khả kiến để rọi lên mẫu cần quan sát và các thấu kính thủy tinh để phóng đại. Kính hoạt động trên nguyên lý khúc xạ ánh sáng qua thấu kính thủy tinh. Trong kính hiển vi quang học, người ta lại phân ra thành các loại: 

+ Kính hiển vi 1 mắt: Nó được biết đến là dạng kính đơn giản với một ống kính quang học kéo dài, cho phép người dùng có thể quan sát mẫu vật tối ưu nhất, tuy nhiên, khi quan sát, bạn cần phải nheo một mắt lại mới có thể thấy rõ mẫu vật.

Sản phẩm dạng này thường được dùng trong các trường học, cho phép học sinh tiếp cận với các mẫu có kích thước nhỏ như lá cây, côn trùng,...

+ Kính hiển vi 2 mắt: Đây là dòng sản phẩm phổ biến đều có ở các loại kính điện tử, sinh học, soi nổi. Nó giúp việc quan sát của người dùng tối ưu nhất. Loại sản phẩm này được dùng nhiều tại các phòng thí nghiệm, nghiên cứu, cơ sở giáo dục, sửa chữa,...

Dòng kính hiển vi 2 mắt đến từ một số thương hiệu nổi tiếng như: Olympus, Shodensha,... có chất lượng tốt, giá thành phải chăng.

Kính hiển vi soi nổi 2 mắt Stereomaster Dewinter Ấn Độ

+ Kính hiển vi 3 mắt: Đây là dạng khá đặc biệt, cấu tạo này cho phép người dùng có thể bổ sung thêm ánh sáng hoặc kết nối camera cho phép quan sát dễ dàng, chủ động nhất. Dòng sản phẩm này được dùng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm hoặc phục vụ cho công việc học nhóm, thảo luận nhóm,...

Kính hiển vi 3 mắt Excel Dewinter

+ Kính hiển vi trường sáng: Đây là loại cho phép quan sát mẫu vật dưới dạng hình ảnh 3D một cách dễ dàng.

+ Kính hiển vi trường sáng: Đây là loại điển hình sử dụng ánh sáng truyền qua để quan sát các mục tiêu ở độ phóng đại lớn.

+ Kính hiển vi phân cực: Là loại sử dụng các đặc tính truyền dẫn ánh sáng khác nhau của vật liệu, ví dụ như cấu trúc tinh thể, để tạo ra hình ảnh mẫu vật.

+ Kính hiển vi phản pha: Là loại giúp người dùng có thể quan sát được những bất thường bề mặt nhỏ thông qua việc sử dụng giao thoa ánh sáng. Nó thường được dùng để quan sát tế bào sống không nhuộm.

+ Kính hiển vi tương phản giao thao chênh lệnh (DIC): Là loại kính tương tự như kính hiển vi phản pha và được dùng để quan sát những bất thường bề mặt rất nhỏ nhưng với độ phân giải cao hơn kính hiển vi phản pha. Tuy nhiên, loại kính này sử dụng ánh sáng phân cực nên dụng cụ chứa mẫu để quan sát được trên loại này cũng bị hạn chế.

+ Kính hiển vi huỳnh quang: Là loại kính sinh học, giúp quan sát ánh sáng huỳnh quang từ mẫu vật sau khi được kích thích bởi ánh sáng từ đèn thủy ngân. Khi được kết hợp với thiết bị bổ sung, kính hiển vi trường sáng cũng có thể thực hiện chụp ảnh huỳnh quang.

+ Kính hiển vi huỳnh quang phản xạ toàn phần bên trong: Là một kính hiển vi huỳnh quang mà sử dụng sóng trôi nổi chỉ để chiếu sáng gần bề mặt của mẫu. Vùng nhìn thấy nói chung rất mỏng khi được so sánh với kính truyền thống. Có thể quan sát được những vùng nhỏ do giảm ánh sáng nền.

+ Kính hiển vi laser (Kính đồng tiêu quét laser): Là loại sử dụng chùm tia laser để quan sát mẫu vật dày rõ ràng với những khoảng cách tiêu cực khác nhau.

+ Kính hiển vi kích thích nhiều photon ánh sáng: Là loại kính hiển vi sử dụng nhiều laser kích thích giảm tổn thương với tế bào và cho phép người dùng quan sát các vùng sâu của tế bào với độ phân giải cao. Đây là loại kính được sử dụng để quan sát tế bào thần kinh và dòng máu trong não.

+ Kính hiển vi chiếu sáng cấu trúc: Là loại phân giải cao với công nghệ tiên tiến giúp khắc phục được sự phân giải hạn chế ở kính quang học thường, đó là hiện tượng gây ra bởi sự nhiễu xạ ánh sáng.

- Kính hiển vi quét trường gần: Đây là loại cho độ phân giải cao, vượt qua giới hạn nhiễu xạ của ánh sáng khả kiến.

- Kính hiển vi điện tử: Bao gồm có loại điện tử truyền qua (TEM), loại điện tử quét (STEM), Loại kính hiển vi này sử dụng thấu kính từ để hội tụ chùm điện tử và toàn bộ hệ được đặt trong buồng chân không cao.

Kính hiển vi 3 mắt Excel Dewinter kết nối với màn hình TV

- Kính hiển vi quét dò: Bao gồm kính lực nguyên tử (AFM), kính quang học quét trường gần (SNOM). Nó tạo ảnh thông qua tương tác giữa đầu dò và bề mặt của vật mẫu nên độ phân giải bị giới hạn bởi kích thước đầu dò.

- Kính hiển vi tia X.

- Kính hiển vi siêu âm.

Ngoài ra, kính hiển vi còn có thể được phân loại như sau: 

- Theo ứng dụng:

+ Kính hiển vi sinh học: Loại kính này có độ phóng đại nằm trong khoảng từ 50 tới 1500 lần và sử dụng mẫu được cố định trên lam kính để quan sát.

+ Kính hiển vi soi nổi: Hệ thống soi nổi cho phép quan sát mẫu vật dạng 3D như côn trùng hoặc khoáng chất trong trạng thái tự nhiên của chúng mà không cần phải cắt ra. Độ phóng đại này thường nằm trong khoảng từ 10 đến 50 lần.

- Theo cấu trúc:

+ Kính hiển vi soi thẳng: Quan sát mẫu vật từ trên. Kiểu kính này được sử dụng để quan sát mẫu trên lam.

+ Kính hiển vi soi ngược: Quan sát mẫu vật từ dưới. Kính này được sử dụng để quan sát đối với mẫu vật, tế bào nuôi cấy trong đĩa.

Kính hiển vi dùng để làm gì?

Kính hiển vi là một thiết bị quan trọng được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm để phân tích mô, tế bào,... Dưới đây là một số ứng dụng quan trọng của nó:

Phân tích mô

Trong nghiên cứu mô, kính hiển vi giúp chúng ta quan sát được các mô tế bào, vật thể được một rõ ràng với mức độ phóng đại có thể lên tới 100 lần. Chẳng hạn nếu một phần mô để phân tích, các nhà mô học sẽ sử dụng kính hiển vi kết hợp với các thiết bị, dụng cụ khác để xem mẫu có bị ung thư hay không. 

Các nhà thực vật học thường sử dụng kính hiển vi để phân tích các mô tế bào lá, quan sát các tiêu bản vi phẫu bộ phân của cây (rễ, lá,...), soi bột để tìm ra thành phần và cấu tạo,...

Đây là ứng dụng phổ biến của kính hiển vi.

Kiểm tra bằng chứng pháp y: Có một số bằng chứng sau khi thu thập tại hiện trường không thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, sử dụng kính hiển vi sẽ giúp công việc này diễn ra dễ dàng hơn.

Nghiên cứu cấu trúc nguyên tử: Dùng để nghiên cứu các bề mặt của các nguyên tử riêng lẻ.

Cách sử dụng kính hiển vi trong phòng thí nghiệm

Video đập hộp camera CB5 của kính hiển vi Optika

1. Các bước chuẩn bị cơ bản khi sử dụng kính hiển vi

1.1. Đặt kính hiển vi trên một bề mặt phẳng và sạch sẽ

Trước tiên, đặt kính lên một bề mặt phẳng, cố định như bàn làm việc. Sử dụng các dụng cụ vệ sinh phù hợp để làm sạch khu vực đặt kính. Sau đó, kiểm tra nguồn điện để chắc chắn rằng thiết bị kính của bạn được cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng.

Khi muốn di chuyển kính hiển vi, bạn cần phải chú ý cầm phần dưới đế kính để tránh làm hỏng các bộ phận khác.

Đặt kính hiển vi nên bề mặt phẳng cố định

Đặt kính hiển vi nên bề mặt phẳng cố định

1.2. Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi sử dụng kính hiển vi

Bàn tay chính là bộ phận làm việc trực tiếp với kính hiển vi và mồ hôi, dầu trên tay tiết ra rất dễ bám vào các bộ phận quang học, các slide hoặc các mẫu vật. Điều này có thể làm hỏng vật mẫu hoặc ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của bạn, khiến kết quả quan sát bị sai lệch.

Chính vì vậy, trước khi thực hiện các thao tác với kính, bạn nên rửa tay sạch sẽ hoặc tốt nhất là sử dụng găng tay để tránh dấu vân tay cũng như bụi bẩn ở tay bám vào kính, gây ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của kính hiển vi.

1.3. Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp khi làm việc với kính hiển vi

Trong quá trình sử dụng, bạn hãy chắc chắn rằng mình đang duy trì một tư thế cực kỳ thoải mái. Một tư thế ngồi để phù hợp khi làm việc sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn, tránh bị đau lưng, mỏi cổ.

Điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái nhất khi làm việc

Điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái nhất khi làm việc

Bạn có thể sử dụng ghế có tựa để có một tư thế thoải mái nhất và dễ dàng thư giãn khi quan sát.

2. Các bước thao tác với kính hiển vi

2.1. Chuẩn bị Slide quan sát, đặt mẫu vật lên bàn tiêu bản của kính hiển vi

Lấy mẫu vật quan sát và cẩn thận đặt trên slide. Đặt một tấm che ở góc 45 độ với slide sẽ giúp mẫu vật quan sát nằm ở vị trí chính giữa. Sau đó đưa slide quan sát hoặc vật mẫu lên bàn đặt tiêu bản của kính hiển vi.

Đưa slide quan sát lên bàn đặt tiêu bản

Đưa slide quan sát lên bàn đặt tiêu bản

2.2. Điều chỉnh đèn chiếu sáng sao cho phù hợp nhất

Các loại kính hiển vi thường được trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng Led hoặc Halogen. Tùy vào màu sắc và mức độ của mẫu vật mà bạn sẽ điều chỉnh độ chiếu sáng và vị trí đèn chiếu sáng sao cho phù hợp. Cần lưu ý điều chỉnh đèn vào đúng vị trí đặt vật mẫu để hình ảnh quan sát dưới kính hiển vi là rõ ràng vật mẫu nhất.

2.3. Điều chỉnh Diop của kính hiển vi phù hợp

Đầu tiên, bạn chỉnh độ phóng đại về 0 sau đó điều chỉnh đến mức phóng mà bạn mong muốn và phù hợp nhất. Độ phóng sẽ tùy thuộc vào kích thước của vật mẫu và mong muốn quan sát của bạn. Điều chỉnh tụ quang đối với kính x10 thì hạ tụ quang đến tận cùng, với vật kính x40 thì để tụ quang ở đoạn giữa, với vật kính x100 thì để tụ quang ở đoạn đầu.

Điều chỉnh tụ quang kính hiển vi

Điều chỉnh tụ quang kính hiển vi

Ví dụ như nếu bạn sử dụng kính hiển vi  để quan sát mẫu vật là hoa lá hay côn trùng thì kích thước của chúng cũng khá lớn nên độ phóng đại lý tưởng là x40. Nếu sử dụng vật kính x100, cần phải nhỏ 1 giọt dầu soi kính lên tiêu bản. Sau đó vặn ốc thứ cấp để thấy rõ vật.

Các thao tác nên được thực hiện một cách từ từ để mắt bạn quen với hình ảnh mà kính hiển vi mang lại.

Kính hiển vi giá bao nhiêu? Mua kính hiển vi ở đâu uy tín?

Kính hiển vi giá bao nhiêu? Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các loại kính hiển vi đến từ các thương hiệu khác nhau trên thế giới với mức giá dao động từ 2.500.000 đến hơn 100.000.000 VNĐ tùy từng loại khác nhau. 

Địa chỉ mua kính hiển vi giá rẻ, chất lượng tốt? Nếu bạn băn khoăn không biết mua kính hiển vi ở đâu đảm bảo chất lượng mà giá cả phải chăng thì hãy đến với LabVIETCHEM. Công ty Cổ phần Thiết bị kỹ thuật LabVIETCHEM hiện đang là đơn vị nhập khẩu và phân phối kính hiển vi chất lượng, giá tốt nhất thị trường. Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm kính hiển vi, vui lòng liên hệ đến số HOTLINE 0826 020 020 để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.

Xem thêm

Một sản phẩm mới được thêm vào giỏ hàng của bạn

Số lượng:

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội

Tống Duy Cương

Director

0915 989 780

Nguyễn Văn Trọng

Deputy Director

094 6688 777

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951