Mũ bảo hộ là một dụng cụ không thể thiếu trong lao động. Chúng được sản xuất với nhiều màu sắc khác nhau, mang lại sự an toàn cho người lao động trong mọi ngành nghề. LabVIETCHEM đã tìm kiếm, lựa chọn và cung cấp ra thị trường những loại mũ bảo hộ lao động đạt chuẩn với mức giá TỐT nhất trên thị trường.
Mũ bảo hộ là gì?
Mũ bảo hộ bảo hộ lao động (nón bảo hộ) là dụng cụ đem lại sự an toàn cho vùng đầu của người dùng trong môi trường nguy hiểm như nhà máy, hầm mỏ, công trường,… giúp bảo vệ đầu người dùng khỏi chấn thương do vật nặng rơi rớt, va chạm, mảnh vỡ hoặc điện giật. Hầu hết các loại mũ được làm từ nhựa tổng hợp, rất cứng cáp và có thể chịu được va đập mạnh.
Thông thường, khoảng cách giữa vỏ mũ và đầu người đeo là 300 mm. Nhờ đó nếu vật thể va vào võ sẽ có tác động rất ít vào hộp sọ của người sử dụng. Đặc biệt, một số vỏ mũ được trang bị thêm một sườn gia cố giữa dòng để cải thiện khả năng chống va đập một cách tối ưu nhất.
Với một chiếc mũ bảo hộ công trường sẽ giúp bạn thoải mái làm việc ngày cả khi trời mưa gió, ẩm ướt nhờ khả năng thoát nước bởi những rãnh nhỏ xung quanh nón.

Nón bảo hộ lao động đem lại sự an toàn cho người dùng
Những chất liệu của mũ bảo hộ
Chất liệu là phần quyết định đến chất lượng, độ bền và sự an toàn của một trước mũ bảo hộ. Thông thường, mũ thường được làm bằng 3 chất liệu chính như: ABS nguyên sinh, HDPE, nhựa tái chế.
1. Nhựa ABS nguyên sinh
Đây là loại nhựa có sự kết hợp của ba đơn phân tử Acrylonnitrile, Butadiene và Styrene, nên sản phẩm sẽ là sự cộng hưởng của 3 yếu tố đó là: tính cứng, tính bền với nhiệt độ và hóa chất; tính dễ gia công, tính dẻo dai và có khả năng va đập mạnh.
Ngoài ra, chất liệu này có độ hút nước thấp, không gây độc hại, không mùi, là vật liệu cứng nhưng không giòn, không dễ bị trầy xước và biến dạng dù ở nhiệt độ cao hay thấp. Do đó, Mũ bảo hộ được làm bằng nhựa ABS nguyên sinh được xếp vào hàng cao cấp với đặc tính siêu nhẹ, chống bắt lửa, chống va chạm mạnh,…
2. Nhựa HDPE
HPDE là loại nhựa quá quen thuộc, được dùng để sản xuất túi nilon và vật dụng bằng nhựa. Dù sản phẩm không cao cấp bằng chất liệu ABS những chúng vẫn được đánh giá cao nhờ khả năng ít bị tác động dưới ngoại lực và chống phá khi tiếp xúc với các dung dịch axit đậm đặc, muối, mưa axit, kiểm.
Ngoài ra, nhựa HPDE còn có khả năng chịu nhiệt và chống lửa cực kỳ tốt, chỉ bắt cháy ở 327 độ C, đảm bảo cho người lao động làm việc ở lĩnh vực hàn điện.
3. Nhựa tái chế
Mũ bảo hộ lao động làm từ nhựa tái chế thường có mức giá rẻ hơn so với hai loại nhựa trên. Nhựa sau qua trình sử dụng sẽ được thu gom về, phân loại và tái chế theo quy trình riêng để sản xuất ra nhựa tái chế. Sản phẩm tạo ra không có tính chịu nhiệt, tính chống và đập và độ bền không cao như các loại mũ được làm từ nhựa HPDE và ABS.
Ngoài các chất liệu trên thì mũ cũng có thể được sản xuất từ nhự PP, PE, PVC cũng có độ bền cực tốt để tránh mọi tác động mạnh.

Mũ được làm từ nhựa với nhiều màu sắc
Tiêu chí của một mũ bảo hộ chất lượng
1. Phần vỏ mũ
- Bên trong võ mũ có ghi rõ các thông số như tiêu chuẩn sản xuất, ngày tháng năm sản xuất, thời gian sử dụng và hãng sản xuất.
- Phần vỏ mũ có rãnh có tác dụng dễ dàng lắp đặt các thiết bị bảo vệ khác một cách dễ dàng và tiện ích hơn. Đặc biệt, phần thiết kế này có công dụng để ngăn nước chảy vào bên trong mũ.
- Vỏ mũ được làm từ một trong các chất liệu nhựa vừa kể trên
2. Phần đai mũ
- Đai mũ được làm từ vải sợi tổng hợp hoặc dây nhựa loại tốt để đảm bảo độ chắc chắn cho người sử dụng.
- Đai được thiết kế có thể tháo lắp tạo điều kiện thuận tiện cho việc vệ sinh mũ hoặc có thể dễ dàng thay thế sau một thời gian dài sử dụng.
- Đai mũ có một khoảng trống giữa vỏ mũ và đai mũ đem lại sự giảm thiểu khả năng chấn động nếu như chẳng may bị va đập mạnh.
- Nhiều nhà sản xuất còn trang bị thêm nút bấm và nút vặn ở phía sau phần đai mũ.
3. Phần quai mũ
- Quai mũ được làm bằng vải sợi rất mềm mại, tạo cảm giác thoải mái và giúp điều chỉnh được dễ dàng hơn.
- Quai mũ được thiết kế chắc chắn gắn vào vỏ mũ để đảm bảo sự an toàn tuyết đối khi đeo.
Để đảm bảo được sự an toàn, bạn chỉ nên sử dụng mũ bảo hộ 1 năm/ cái, tránh tình trạng mũ xuống cấp theo thời gian và các tác động bên ngoài như sự va chạm, ảnh hưởng bởi thời tiết nắng mưa. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế hoặc vệ sinh đai mũ thường xuyên.

Cấu tạo của một chiếc nón bảo hộ lao động
Cách sử dụng mũ bảo hộ lao động
- Kiểm tra mũ trước khi sử dụng.
- Điều chỉnh quai mũ và núm vặn để mũ cố định và thoải mái khi đội trên đầu.
- Tuyệt đối không vén mũ trên vành hoặc đính lên mũ bảo hộ lao động.
- Không đội thêm bất cứ loại mũ nào bên dưới mũ.
- Khi mũ bị va đập mạnh nên thay mũ mới để đảm bảo an toàn.
Nhằm mang lại niềm tin cũng như sự an toàn cho người lao động. LabVIETCHEM đã tìm kiếm và đem đến cho khách hàng những sản phẩm cao cấp được sản xuất trong và ngoài nước. Chúng gồm nhiều loại khác nhau với nhiều mẫu mã đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cho từng ngành nghề. Đặc biệt, mức giá mũ bảo hộ của chúng tôi TỐT nhất trên thị trường. Liên hệ ngay số HOTLINE để được hỗ trợ nhanh nhất từ chuyên viên tư vấn của LabVIETCHEM.