Chloroform có công thức hóa học là CHCl3, là dung môi được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Vậy nó có độc không? Điều chế như thế nào? Có ứng dụng gì trong đời sống?
- Công thức hóa học: CHCl3.
- Tên gọi khác: Metyl triclorua, Metan trichloride, Methyl trichloride, Methenyl trichloride…
- Chloroform là chất lỏng, không màu, dễ bay hơi và có mùi đặc trưng., thuộc nhóm trihalomethane. Trước đây, nó được sử dụng làm thuốc gây mê dạng hít trong phẫu thuật nhưng hiện nay không còn dùng nữa. Hiện nay, nó được sử dụng nhiều làm dung môi trong công nghiệp.
- Trạng thái: Là chất lỏng, trong suốt, không màu.
- Khối lượng phân tử: 119,378 g/mol.
- Khối lượng riêng: 1,48g/cm³.
- Tỷ trọng: 1,564 g/cm3 (20°C); 1.,361 g/cm3 tại 25°C; 1,394 g/cm3 tại 60°C.
- Điểm nóng chảy: -63,47°C.
- Điểm sôi 61,12°C, bị phân hủy ở nhiệt độ cao khoảng 450 °C.
- Độ axit (pKa): 15,7 (20°C).
- Độ tan:
+ Tan trong nước: 0,8 g/100 ml ở 20°C
+ Hoà tan được trong benzen, aceton, etanol, acetaldehyde.
+ Có thể trộn lẫn với dietyl ete, dầu, rượu,…
- Rất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng.
- Không cháy trong không khí nhưng khi tồn tại dưới dạng hỗn hợp với các chất thì có nguy cơ cháy hơn.
Đặc tính nổi bật của Cloroform
Đối với quy mô công nghiệp, Clorofom được sản xuất bằng phương pháp đốt nóng hỗn hợp clo và metan trong điều kiện nhiệt độ 400-500 °C. Phản ứng halogen hoá gốc tự do xảy ra, chuyển hoá các tiền chất này thành các hợp chất clo hoá dần dần theo chuỗi phản ứng sau:
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl
CH2Cl2 + Cl2 → CHCl3 + HCl
Sau đó, tiếp tục diễn ra quá trình phản ứng clo hóa. Clorofom sẽ chuyển thành CCl4:
CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl
Kết thúc quá trình phản ứng sẽ thu được hỗn hợp các chất gồm: Clometan, Diclometan, Clorofom và Cacbon tetraclorua. Dựa vào nhiệt độ sôi của từng chất và tiến hành phân tách chúng theo phương pháp chưng cất.
Có thể điều chế Cloroform ở quy mô nhỏ bằng phản ứng haloform giữa Acetone và Natri hypochlorite. Phương trình phản ứng xảy ra như sau:
NaClO + (CH3)2CO → CHCl3 + NaOH + CH3COONa
- Ứng dụng trong công nghiệp: Được dùng chủ yếu để tổng hợp chất làm lạnh R-22 cho máy điều hòa không khí. Nhưng một điều bất lợi là R-22 gây ra sự suy giảm tầng ozon, vì thế mà clorofom bị hạn chế sử dụng cho mục đích này.
- Gây mê: Hơi Clorofom trước đây đã được sử dụng để hôn mê do nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của người bệnh. Gây ra tình trạng chóng mặt, mỏi mệt và hôn mê sâu, hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình phẫu thuật. Nhưng ứng dụng này giờ không còn được áp dụng nữa bởi các nhà nghiên cứu đã tìm ra các phương pháp gây mê hiệu quả và an toàn hơn.
Gây mê bằng hơi cloroform
- Dung môi: Được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm để tách chiết, phân tích các hợp chất. Do nó có tính trơ, trộn với được nhiều hợp chất hữu và dễ bay hơi. Nó thường được dùng để sản xuất thuốc nhuộm và thuốc trừ sâu.
Cloroform có độc không?
- Trước đây Cloroform được sử dụng để làm thuốc gây mê nhưng công dụng này đã bị cấm bởi vì nó có thể gây rối loạn nhịp tim và hô hấp. Hơn nữa nó có thể gây viêm dạ dày ruột, buồn nôn, nôn kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Tiếp xúc với hơi clorofom đậm đặc gây cảm giác cay mắt.
- Tiếp xúc với da gây kích ứng, bỏng rát và phồng rộp.
- Tiếp xúc trong thời gian dài với liều 20-200ppm sẽ gây tác động chủ yếu nên hệ thần kinh, gây mệt mỏi, buồn nôn, nôn, khô miệng và chán ăn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó tác động đến gan, dẫn đến tình trạng vàng da, tăng men gan,...
- Theo một số nghiên cứu, Chloroform có khả năng gây ung thư cho con người bằng tất cả con đường tiếp xúc trong điều kiện phơi nhiễm cao.
- Đối với quốc gia Mỹ, Hoá chất này được phân vào nhóm chất cực kỳ nguy hiểm, cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về bảo quản, sử dụng và sản xuất số lượng lớn.
- Chú ý không tiếp xúc trực tiếp với loại hoá chất này mà không có bảo hộ. Bởi vì nếu vô tình hít, nuốt phải sẽ gây kích ứng da, tổn thương phổi và các cơ quan khác trong cơ thể. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần lưu ý không tiếp xúc với loại hoá chất này.
- Khi dùng dung môi Chloroform cần tuân thủ đúng các nguyên tắc về sử dụng hóa chất độc hại. Đồng thời, trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn an toàn lao động.
Chloroform là dung môi hữu cơ có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và phòng thí nghiệm hiện đang được nhiều đơn vị phân phối với nhiều mức giá khác nhau. Để mua được sản phẩm chất lượng tốt với giá cả hợp lý, bạn có thể đặt hàng qua Labvietchem - Đơn vị cung cấp hóa chất, thiết bị hàng đầu Việt Nam qua các cách thức sau:
- Đặt hàng trực tiếp trên website: labvietchem.com.vn.
- Liên hệ qua số hotline: 0826 020 020.
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá