Bánh mì là một trong những thức ăn sáng quen thuộc đối với nhiều người dân Việt Nam có lớp vỏ giòn vàng, ruột mềm. Để tăng chất lượng cũng như giúp ruột bánh ngon hơn mà một số cơ sở sản xuất bánh mì đã cho thêm thành phần Kali Bromat. Nhưng thành phần này không có trong danh mục phụ gia theo Cục vệ sinh An toàn thực phẩm. Bài viết này sẽ chia sẻ tới bạn đọc những nguy cơ tiềm ẩn của Kali bromat đối với sức khỏe con người.
Kali Bromat hay có tên gọi khác là Potassium Bromate là muối vô cơ, có dạng tinh thể hoặc bột màu trắng, được tạo thành từ quá trình thổi khí Brom và KOH.
Trước đây, Kali Bromat là chất phụ gia được ưa chuộng của nhiều cơ sở làm bánh. Nó được cho thêm vào công thức bánh mì để làm tăng độ nở và giúp ruột bánh ngon hơn. Đồng thời, nó cũng giúp giảm thời gian nướng, tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.
Kali Bromat được sử dụng làm chất phụ gia trong bánh mì
Nhưng theo các nghiên cứu hiện nay, nó có thể gây ra những tác hại đối với cơ thể khi lượng KBrO3 vẫn còn tồn dư trong bánh. Vì thế, hiện nay nó đã bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới gồm EU, Brazil, Hàn Quốc,...
Tại Việt Nam, Kali bromat không có trong danh sách phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm chỉ dùng để làm hóa chất trong các phép thử theo thông tư số 27/2012/TT-BYT.
Kali bromat là một chất có tính oxi hóa mạnh nên khi vào trong cơ thể người, nó có thể phá hủy tế bào.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư (IARC) đã đáng giá KBrO3 là chất ung thư loại 2B. Nó được biết đến là nguyên nhân gây ra ung thư ở động vật và thậm chí là đối với người, thường liên quan đến các bệnh về tuyến giáp, thận hoặc gây rối loạn hệ thần kinh trung ương.
Tuy rằng chất Kali Bromat trong bánh mì sẽ phân hủy thành Kali bromid là chất vô hại. Nhưng nếu cho thêm quá nhiều chất phụ gia bromate vào trong công thức bánh mà quá trình nướng bánh không đủ lâu sẽ khiến chúng không thể phân hủy hết thành bromide mà tồn đọng lại trong bánh. Khi chúng ta ăn phải bánh mì có chứa quá nhiều KBrO3 sẽ khiến cho cơ thể gặp phải những tình trạng sau:
- Hệ tiêu hóa: Nôn, đau bụng, tiêu chảy do hệ tiêu hóa bị kích ứng.
- Hạ huyết áp, hôn mê.
- Tổn thương hệ thần kinh, mất phản xạ.
- Nặng là gây suy thận, ung thư, thậm chí là tử vong khi cơ thể dung nạp quá nhiều lượng hóa chất này.
Kali Bromat tồn dư trong bánh mì có ảnh hưởng tới sức khỏe
Thông thường rất khó để quan sát bánh mì có chứa Kali Bromid hay không. Tuy nhiên, có một số chi tiết nhỏ giúp chúng ta phát hiện ra chúng đó chính là dựa vào đường xẻ cánh bánh mì. Đối với những bánh mì cho thêm Kali Bromat sẽ có đường sẻ cánh rất cao và cứng. Trong khi đó những bánh mì bình thường lại không có đặc điểm như thế. Đặc biệt, những bánh mì nào mà ruột bánh không đặc mà có độ xé cánh càng cao thì khả năng cao chiếc bánh đó có chứa Kali Bromid.
Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn có thể tự tay vào bếp nhào nặn và tạo ra những chiếc bánh mì thơm ngon. Dù nó không được đẹp hay chưa được ngon như ở ngoài tiệm nhưng nó đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế mua các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn ở bên ngoài vì những thức ăn đó cũng có chứa 1 lượng chất phụ gia.
Làm bánh mì tại nhà
Với những ảnh hưởng của Kali Bromat đối với sức khỏe, chúng ta có thể thay thế chúng bằng các chất phụ gia khác an toàn hơn. Có thể sử dụng acid Ascorbic (vitamin C) hoặc Enzyme Glucose Oxidase làm chất phụ gia cho vào công thức bánh mì. Theo các nghiên cứu, 2 chất này khi cho vào công nghiệp thực phẩm và sản xuất bánh mì không thấy có bất kỳ tác động xấu nào đối với cơ thể.
- Acid Ascorbic là một axit yếu có trong các họ cam quýt. Ngày nay, nó được điều chế bằng cách tổng hợp là chính. Năm 1935, nó đã được thử nghiệm trên bánh mì, đạt được hiệu quả nhất định. Đồng thời, loại phụ gia này lại có rất nhiều trên thị trường, giá cả phải chăng.
Acid ascorbic
- Enzyme Glucose Oxidase là chất an toàn đối với cơ thể. Bởi vì đây là một enzyme có nguồn gốc sinh học, không hề có bất kỳ thành phần độc hại nào.
Vậy nên, 2 chất phụ gia trên vô cùng an toàn khi sử dụng thay thế cho Kali bromat. Chúng vừa có công dụng tương đương với KBrO3 lại không hề gây hại đối với sức khỏe. Khi lựa chọn mua bánh mì, bạn cũng nên mua ở những cơ sở uy tín, được cấp giấy phép và nên đọc kỹ thành phần in trên bao bì sản phẩm.
Mong rằng bài viết trên giúp bạn đọc biết được những ảnh hưởng của Kali Bromat đối với sức khỏe và cách phân biệt bánh mì chứa KBrO3 với bánh mì thông thường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc có thể để lại lời bình luận để chúng tôi giải đáp.
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá