Xylene là dung môi hữu cơ được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất, phòng thí nghiệm… Vậy hóa chất này có độc không? Có tính chất đặc trưng gì? Địa chỉ mua Xylene chất lượng, uy tín?
- Xylen là một chất lỏng không màu, có mùi thơm dễ chịu, thuộc nhóm Hidrocacbon nhân thơm, có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất.
Xylen là chất gì?
- Công thức hóa học: C8H10 hay C6H4(CH3)2.
- Tên gọi khác: Xylol, Octoxylen, m-xylen, metaxylen.
- Gồm có 3 đồng phân có nhóm CH3 ở vị trí: Ortho, Meta, Para có tên gọi tương ứng là ortho-xylene, meta-xylene và para-xylene.
- Trạng thái: Là chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi thơm đặc trưng.
- Tỷ trọng ở 20 độ C là 0,864 kg/l.
- Tỷ trọng hơi trong không khí: 3,7.
- Độ hòa tan:
+ Không hòa tan trong nước.
+ Tan trong cồn, ether, dầu thực vật và các dung môi không phân cực.
- Độ bay hơi vừa.
- Hơi đông đặc ở 0 độ C và 1atm.
- Nhiệt độ sôi khoảng 136,2 độ C tương ứng với 412K.
Tính chất nổi bật của Xylene
Trong tự nhiên, Xylen tồn tại ở trong các loại dầu thô với hàm lượng khác nhau nhưng việc điều chế hóa chất này từ tự nhiên không mang lại hiệu quả cao.
Đối với quy mô công nghiệp nó được điều chế bằng các phương pháp sau:
- Quá trình Reforming xúc tác Pt, Re:
+ Xylene là sản phẩm của quá trình reforming xúc tác, với nguyên liệu đầu vào thường là phân đoạn naphta.
+ Nguyên liệu ban đầu cần phải được loại bỏ tạp chất lưu huỳnh bởi vì lưu huỳnh sẽ tác dụng với hai chất xúc tác Pt và Re của quá trình reforming.
+ Naphtha thu được từ quá trình chưng dầu naphthenic giàu naphten, là lựa chọn tốt nhất cho việc tạo ra Xylene từ quá trình reforming. Hiệu suất Xylene thu được cũng phụ thuộc vào khoảng nhiệt độ sôi của naphtha với mức nhiệt tốt nhất là từ 106 - 160 độ C.
- Quá trình Cracking hơi nước hay xăng nhiệt phân
+ Xăng nhiệt phân có chứa hàm lượng các đồng phân của Xylen khá lớn. Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào và điều kiện nhiệt phân xăng mà hàm lượng đồng phần sẽ khác nhau.
+ Xylene được tạo ra từ quá trình xăng nhiệt phân là sản phẩm phụ được tạo ra từ việc điều chế etilen và propen.
+ Nếu muốn tăng hàm lượng Xylene cần gia tăng nhiệt độ, tăng lượng hơi cấp vào. Nhưng việc này sẽ làm giảm khá nhiều lượng xăng nhiệt phân thu được.
- Quá trình Cyclar chuyển hóa Hydrocacbon:
+ Chuyển hóa hỗn hợp propan và butan có tác nhân xúc tác. Thành phần chất lỏng chiếm 92% khối lượng BTX, 7- 8% hydrocacbon thơm C9 và C10.
+ Hàm lượng Xylene thu được đạt khoảng 15% trọng lượng nguyên liệu ban đầu dùng cho sản xuất.
Bên cạnh dầu mỏ, người ta cũng có thể dùng than đá làm nguyên liệu để sản xuất Xylen bằng quá trình methyl hóa toluen và benzen chuyển hóa parafin trong than đá.
Xylene có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực sau đây:
- Nông nghiệp: Được sử dụng làm chất mang trong sản xuất thuốc trừ sâu hóa học.
- Công nghiệp sơn: Vì có tốc độ bay hơi chậm và có khả năng hòa tan tốt nên nó được sử dụng thay thế Toluen để làm dung môi cho sơn bề mặt. Đồng thời, nó còn được dùng trong tráng men và sản xuất các loại sơn.
- Đóng vai trò là chất tẩy rửa dùng để làm sạch bề mặt kim loại và các vật liệu bán dẫn.
- Sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa tổng hợp, thuộc da, làm keo dán cao su,... Ngoài ra, nó còn là chất trung gian để tổng hợp ra các dẫn xuất khác.
Ứng dụng của xylene trong đời sống
- Xylene được biết đến là chất lỏng dễ bắt lửa và có thể gây nổ lớn khi cất giữ trong các thùng rỗng không sạch sẽ, có nhiều tạp chất bởi vì có khả năng tạo thành hỗn hợp khí dễ nổ.
- Về tỷ trọng, Xylen nặng hơn không khí nên ta không thể thấy được hơi Xylene nhưng trên mặt đất có thể chứa chúng.
- Trong quá trình bơm, rót, vận chuyển có thể tạo ra tính điện nên không được dùng khí nén để đuổi, nạp, dỡ tải hoặc xử lý Xylen.
- Có thể tác dụng với những chất oxy hóa mạnh.
- Hơi Xylene rất nguy hiểm, có thể gây kích ứng mạnh khi tiếp xúc với da và mắt. Nó có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
- Hóa chất này có thể gây ra ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình sử dụng dung môi Xylen cần lưu ý sau:
- Trang bị quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa chất.
- Nếu hơi Xylene thoát ra nhiều tại khu vực làm việc kín, độ lưu thông không khí kém cần dùng bộ dưỡng khí hoặc nén khí.
- Lưu ý không dùng các thiết bị điện nhằm ngăn chặn tình huống phóng điện dẫn đến phát nổ.
- Dập tắt lửa ngay nếu có thấy có lửa xuất hiện ở khu vực cần rò rỉ. Đồng thời tiến hành sơ tán các máy móc, thiết bị có khả năng cháy nổ ra khỏi khu vực rò rỉ hóa chất.
- Nhanh chóng di chuyển người ra khỏi khu vực rò rỉ để cho không khí thông thoáng và tránh những tác hại của hóa chất mang lại khi con người hít thở.
- Sử dụng đất hoặc cát che phủ lên chỗ chất lỏng tràn ra, đợi đến khi chúng hấp thụ hết tiến hàng dọn dẹp và cho vào thùng cất chứa có ghi nhãn mác rõ ràng. Đối với trường hợp rò rỉ nhiều cần có phương án xử trí thích hợp.
- Báo với cơ quan chức năng để có phương án xử lý kịp thời.
- Nếu xuất hiện các đám cháy nhỏ, sử dụng bột hóa học khô, cacbondioxide, đất cát để dập tắt đám cháy.
- Đối với đám cháy lớn, sử dụng nhựa xốp thấm nước.
- Chú ý không sử dụng vòi phun nước để xử lý đám cháy xylene vì hóa chất này có thể được lan rộng, thấm và nước gây nổ.
- Nếu hóa chất bắn lên da: Loại bỏ cần áo đang mặc ngay lập tức, sau đó sử dụng nước để rửa sạch vùng da dính hóa chất, tốt nhất nên dùng xà phòng.
- Dính hóa chất lên mắt: Rửa ngay với nước sạch. Đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
- Hít phải: Đưa nạn nhân ra khu vực thoáng khí rồi di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành sơ cứu.
Hiện tại, LabVIETCHEM đang phân phối hoá chất Xylene chính hãng với giá cả phải chăng, nếu quý khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline 0826 020 020 để được tư vấn miễn phí. LabVIETCHEM - Đối tác tin cậy đối của mọi khách hàng trong và ngoài nước.
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá