Amoni hydroxyd là dung dịch của amoniac, có mùi khai đặc trưng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực xử lý nước thải,... Vậy hóa chất này có tính chất gì đặc trưng? Tầm quan trọng trong đời sống?
- Amoni Hydroxit là dung dịch amoniac lỏng trong nước, có công thức là NH4O hoặc NH5O. Có nghĩa là khi cho amoniac (NH3) (thể khí) tương tác với nước có mặt trong môi trường sẽ tồn tại trạng thái lỏng.
NH4OH là chất gì?
- Trong tự nhiên, hóa chất này được sinh ra từ các quá trình phân hủy xác động vật, vi sinh vật hoặc từ trong quá trình bài tiết của động vật.
- Trạng thái: Tồn tại ở dạng dung dịch, có mùi khai đặc trưng.
- Là chất bay hơi mạnh, có thể gây ngộ độc khi hít phải nhiều.
- Khối lượng mol: 35,04 g/mol.
- Độ pH: Có tính kiềm cao, pH>12.
- Khối lượng riêng: 91g/cm3 (25% w/w), 88g/cm3 (35% w/w).
- Điểm sôi: 37,7 độ C (310,8K; 99,9 độ F) (25 %w/w).
- Điểm tan chảy: -57, 7 độ C (25% w/w); -91.5 độ C (35% w/w)
- Điểm đóng băng: -77,7 độ C.
Tính chất nổi bật của NH4OH
- Tính bazơ yếu:
+ Làm cho quỳ tím hóa xanh, dung dịch Phenolphtalein chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt. Vì vậy, quỳ tím thường được sử dụng để phát hiện sơ bộ ra amoniac.
+ Dễ phân ly trong dung dịch để giải phóng khí amoniac theo phương trình sau:
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
- Tác dụng với axit: Dù ở trạng thái lỏng hay khí, Amoniac đều dễ dàng trung hòa axit để tạo ra muối amoni.
2NH3 + H2SO4 → (NH4)SO4 hay NH3 + H+ → NH4+
- Phản ứng với muối: Dung dịch amoniac có thể tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại khi tác dụng với chúng.
Al3++3NH3+3H2O→Al(OH)3↓+3NH+4Al3++3NH3+3H2O→Al(OH)3↓+3NH4+
- Tạo phức với nhiều hợp chất khó tan của kim loại như Cu, Ag, Ni,...
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 ( có màu xanh thẫm)
- Để thu được amoniac, người ta thường cho muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm:
2NH4Cl + Ca(OH)2 → NH3 + CaCl2 + H2O
- Dung dịch NH4OH sẽ được điều chế bằng cách hòa tan khí amoniac vào nước.
- Đa phần NH3 (90%) sẽ được thu hồi và sản xuất đại trà theo phương thức Haber – Bosch với N2 từ Metan C2H4 và nước.
- Do quá trình phản ứng diễn ra thuận nghịch và tỏa nhiệt nên cần có điều kiện xúc tác dể chuyển dịch cân bằng về bên phải. Điều kiện diễn ra phản ứng là từ: 450 – 500 độ C, 200-300 atm với chất xúc tác là hỗn hợp Fe, Al2O3,... nhưng hiệu suất chỉ từ 20-25%.
CaCN2 + 3H2O → CaCO3 + 2NH3 (theo phương thức CaCN2 của Rothe-Frank-Caro)
2AIN + 3H2O → Al2O3 + 2NH3 (theo phương thức Persek)
2NO + 5H2 → 2NH3 + 2H2O (Theo phản ứng từ NO và H2)
NH4OH có nhiều ứng dụng trong đời sống có thể phải kể đến như:
- Ngành công nghiệp: Là nguồn nguyên liệu chính cung cấp nitơ trong phân bón, sản xuất các axit nitric…
Nguồn cung cấp nito làm phân bón
- Ngành cao su: Là chất làm lạnh để bảo quản mủ cao su và nhiều ngành công nghiệp khác.
- Dùng để sản xuất nhiên liệu cho tên lửa hydrazine N2H4.
- Được ứng dụng trong xử lý nước thải và là thành phần quan trọng của các chất tẩy rửa sử dụng trong gia đình.
- Công nghệ thực phẩm: Điều chỉnh độ chua của bánh.
- Các ngành công nghiệp: NH4OH làm tiền chất để điều chế Alkyl amine.
- Ngoài ra, nó còn được dùng để nhuộm, làm tối màu gỗ hay ứng dụng trong ngành dệt may, sản xuất tơ, ngành keo,...
Khi tiếp xúc hay hít phải Amoni hydroxit có thể gây ra những tác hại đối với cơ thể như sau:
- Tiếp xúc với mắt:
+ Gây kích ứng, có thể gây bỏng dẫn đến mù lòa.
+ Cách xử trí: Rửa ngay với nước sạch tối thiểu trong vòng 15 phút khi giữ mí mắt hở. Nếu đeo kính áp tròng cần bỏ ngay ra lập tức.Gây dị ứng có thể gây bỏng dẫn đến mù lòa. Sau khi sơ cứu, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí.
- Hít phải:
+ Có thể gây hắt hơi, sổ mũi, ngạt thở, tổn thương đường hô hấp. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào liều lượng hút phải.
+ Liều gây chết: Khoảng 5000ppm.
+ Cách xử trí: Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị ô nhiễm, tránh tụ tập đông người để nạn nhân có không gian hít thở không khí sạch. Sau đó, chuyển đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời và giữ nạn nhân ở tư thế thuận lợi cho quá trình hô hấp.
- Tiếp xúc với da:
+ Gây dị ứng, bỏng, sưng, đau, phồng rộp…
+ Cách xử trí: Cởi bỏ ngay quần áo dính hóa chất. Ngâm phần da tổn thương vào trong nước sạch tối thiểu 15 phút rồi chuyển đến cơ sở y tế để xử trí các bước tiếp theo.
- Nuốt phải:
+ Gây bỏng thực quản, dạ dày,... xuất hiện các triệu chứng đau ngực, buồn nôn.
+ Liều gây tử vong: 3-4ml.
+ Cách xử trí: Được đánh giá là trường hợp vô cùng nguy hiểm. Nếu chẳng may nuốt phải đến ngay trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.
Mong rằng bài viết trên cung cấp được những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hóa chất Amoni hydroxyd. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm sản phẩm có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0826 020 020.
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá