Bỏng hóa chất gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến làn da, nội tạng khi tiếp xúc hoặc nuốt phải khiến cho bệnh nhân bị đau đớn và ảnh hưởng tới thẩm mỹ. LabVIETCHEM sẽ giới thiệu cách xử trí khi bị bỏng hóa chất.
Bỏng hóa chất là tình trạng da bị ăn mòn khi hóa chất tiếp xúc với da, mắt, gây ra những tổn thương đến cấu trúc là da.
Nếu vô tình nuốt phải có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới các cơ quan nội tạng.
Bỏng hóa chất có thể gây ra những mức độ tổn thương khác nhau tùy thuộc vào lượng hóa chất tiếp xúc phải.
Bỏng hóa chất là gì?
Đa phần, bỏng hóa chất thường xảy ra đối với những hóa chất có tính ăn mòn mạnh như axit, bazo, chẳng hạn như:
- Chất tẩy rửa, tẩy trắng.
- Chất khử trùng nước hồ bơi có chứa clo.
- Axit trong ắc quy xe hơi,
- Amoniac, photpho, vôi tôi,...
Tình trạng bỏng có thể xảy ra ở trường học nơi thực hiện các thí nghiệm hoặc bất kỳ địa điểm làm việc nào tiếp xúc với hóa chất.
Các hóa chất dễ gây bỏng?
Vì lý do nào đó, mà bạn bị bỏng hóa chất, có thể gây ra những tổn thương sau:
- Trường hợp bỏng do axit: Vùng da có thể bị kích ứng, mẩn đỏ, đau rát tại vị trí tiếp xúc. Gây đau hoặc tê những vùng ảnh hưởng, da có thể bị cháy đen. Nếu bắn vào mắt, sẽ làm giảm thị lực, nhìn mờ, gây mù.
Triệu chứng bỏng
- Khi vô tình nuốt phải sẽ có biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, hạ huyết áp, nhịp tim không ổn định, khó thở, co giật, bỏng rát thực quản, dạ dày, đường tiêu hóa,... Nghiêm trọng hơn có thể gây co giật, tim ngừng đập.
Mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào loại hóa chất hít hoặc nuốt phải, thời gian tiếp xúc, vị trí tiếp xúc và số lượng cũng như độ mạnh của hóa chất… Từ đó mà xác định được cấp độ bỏng và có hướng xử trí thích hợp.
Ngay sau khi tiếp xúc với hóa chất, cần tiếp hành sơ cứu ngay lập tức.
- Nếu dính trên da, hãy rửa ngay dưới vòi nước sạch càng nhiều lần càng tốt để làm loãng nồng độ hóa chất, giảm nguy cơ hoại tử trên da.
- Nếu bỏng mắt do hóa chất, hãy liên tục rửa mắt dưới vòi nước tối thiểu 20 phút rồi đưa ngay đến cơ sở y tế để xử trí.
- Cởi bỏ quần áo, vật dụng trên người bị nhiễm hóa chất. Chú ý không dùng tay trần để tháo vì có thể vô tình khiến cho hóa chất dính vào tay gây tổn thương. Tốt nhất hãy đeo thêm găng tay hay bất kỳ vật dụng gì bảo vệ rồi xé bỏ quần áo.
Cách xử trí bỏng hóa chất
- Khi bị dính hóa chất mạnh có thể gây ra những vết bỏng chảy máu, thì lưu ý nên băng vết bỏng lại khi rửa sạch dưới vòi nước nhưng không nên băng chặt, không những băng gạc bẩn.
- Khi bị bỏng, bệnh nhân có thể xảy ra tình trạng đau đớn, nạn nhân có thể uống các loại thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau rồi đến bệnh viện gần nhất để xử trí vết thương và tránh để vết bỏng nặng hơn.
- Nếu chỉ dính những giọt nhỏ hóa chất thì bạn có thể chỉ cần xử lý sơ bộ tại nhà, nhưng hãy đến cơ sở y tế để xử trí khi gặp phải những tình trạng sau:
+ Vết bỏng nặng và sâu, với đường kính lớn hơn 7cm.
+ Bị tổn thương tại các vị trí như tay, chân, háng, mông, mặt, vùng khớp chính.
+ Dùng thuốc giảm đau thông thường không có hiệu quả.
+ Xuất hiện thêm các triệu chứng sốc như thở nông, huyết áp thấp, chóng mặt.
- Đối với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, loại bỏ vùng da bị nhiễm trùng, chống ngứa, ghép da, truyền dịch,...
Sốc là phản ứng của cơ thể với biểu hiện toàn phần khi bị chấn thương bỏng với mức độ nặng, diện tích bị bỏng lớn. Nó sẽ gây ra những triệu chứng rối loạn đường hô hấp, suy chức năng tuần hoàn, mất cân bằng nước và chất điện giải. Để ngăn chặn tình trạng sốc bỏng xảy ra, bạn cần chú ý những điểm sau:
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, tích cực an ủi và động viên.
- Bổ sung nước và chất điện giải cho nạn nhân vì lúc này họ mất 1 lượng nước, huyết tương thất thoát ra ngoài. Cần bổ sung vào để bù đắp lượng còn thiếu, giúp họ tính táo. Có thể cho họ uống nước đường hoặc oresol.
- Sử dụng thuốc giảm đau, nhưng nếu nghi ngờ có tổn thương bên trong thì không nên cho uống những loại thuốc giảm đau hay an thần mạnh.
- Cuối cùng, hãy đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị càng sớm càng tốt.
Hoá chất có thể gây ra những nguy hiểm đối với người dùng. Do đó, trong quá trình thao tác, bạn hãy hết sức cẩn thận và nắm bắt được những biện pháp sơ cứu để có thể xử trí kịp thời để tránh trường hợp bị tổn thương nặng hơn. Hy vọng, những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc có thể xử trí bỏng hóa chất đúng cách.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá