Brom là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm halogen, có nhiều ứng dụng trong đời sống như làm phẩm nhuộm, chế tạo bromua bạc để tráng lên phim ảnh,... Vậy điều chế brom như thế nào và ứng dụng của nó ra sao?
Brom hay còn có tên gọi khác là brôm. Đây là một nguyên tố phi kim, có kí hiệu là Br. Nó là một chất lỏng, bốc khói màu nâu đỏ ở nhiệt độ phòng, có mùi hắc.
Trong bảng tuần hoàn, brom thuộc nhóm VIIA, đứng thứ 3 trong nhóm halogen sau fluor và clo, có khối lượng nguyên tử là 79,904 U.
Các đồng vị của brom:
- 2 đồng vị ổn định: Br79 , chiếm 50,69 % và Br81 chiếm 49,31%.
- Ngoài ra, còn có hơn 23 đồng vị phóng xạ, có nhiều đồng vị là sản phẩm của phân hạch hạt nhân, nguồn bức xạ neutron,...
Ở trạng thái tự nhiên, Brom có tính phản ứng rất mạnh nên không tồn tại ở dạng tự do. Phần lớn là ở dưới dạng muối bromua của kali, natri, magie, có màu nâu đỏ.
Muối brom có một lượng lớn ở trong nước biển, sông hồ và nhiều vùng biển chết nhưng khá hiếm tìm thấy trong vỏ trái đất.
- Ở điều kiện nhiệt độ thường, HBr (hidro bromua) là chất khí, không màu, bốc khói trong không khí ẩm và dễ tan trong nước.
- Dung dịch axit bromhidric là HBr ở trong nước. Axit Bromhidric có tính axit mạnh.
Một số hợp chất phải kể đến bao gồm:
- Axit hipobromo: HBrO. Axit này có tính bền, tính oxi hóa và tính axit kém hơn HClO.
- Axit bromic: HBrO3.
- Axit pebromic: HBrO4.
- Trạng thái: Là chất lỏng màu nâu đỏ, có mùi khó chịu, dễ bốc khói hoặc chuyển hóa thành thể khí ở nhiệt độ phòng.
- Nhiệt độ sôi: 332,0 K tương ứng với ở 58,8 °C hoặc 137,8 °F.
- Nhiệt độ nóng chảy: 265,8 K tương ứng với -7,2 °C hoặc 19 °F.
- Nhiệt độ bay hơi: 29.96 kJ.mol-1
- Độ tan:
+ Tan nhiều trong dung môi hữu cơ như ethanol, benzen,...
+ Tan ít trong nước.
Trong nhóm halogen, brom có tính oxi hóa mạnh mẽ nhưng vẫn yếu hơn so với Clo.
* Brom tác dụng với kim loại
Chất Brom có thể tác dụng trực tiếp với nhiều kim loại và hầu hết các phản ứng đều tỏa ra nhiệt lượng lớn.
- Ở nhiệt độ thường:
3Br2 + 2Al → 2AlBr3
- Phản ứng với Hydro trong điều kiện đun nóng:
Br2 + H2 → 2HBr
Phản ứng này tuy tỏa nhiều nhiệt nhưng gây phát nổ.
* Brom tác dụng với nước
Vì brom tan ít trong nước nên một phần sẽ có tác dụng rất chậm với nước để tạo ra axit HBr và axit HbrO theo phương trình thuận nghịch sau đây:
Br2 + H2O ↔ HBr + HBrO
* Brom đẩy các halogen yếu hơn ra khỏi muối
- Brom có thể đẩy Iot ra khỏi dung dịch muối NaI.
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
- Nhưng, Brom sẽ bị Clo đẩy ra khỏi dung dịch NaBr
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
* Tác dụng với chất khử mạnh
Br2 + SO2 + H2O → H2SO4 + 2HBr
Ngoài ra, Brom tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh sẽ thể hiện tính khử:
Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
Brom tồn tại nhiều nhất trong nước biển dưới dạng muối. Do đó, đây chính là nguồn nguyên liệu chủ yếu để điều chế ra brom. Tách muối ăn NaCl ra khỏi nước biển, ta sẽ thu được muối bromua của kali và natri. Lợi dụng tính chất halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi muối, tiến hành sục khí clo qua dung dịch này. Cuối cùng ta sẽ thu được brom theo phản ứng hóa học sau:
Cl2 + NaBr → 2NaCl + Br2
=>Xem thêm: Các sản phẩm có chứa bromine
Theo công bố gần đây của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) hiện tượng Brom phá hủy các phân tử ozon diễn ra trong chu trình của nó. Cụ thể:
- Chu kỳ đầu tiên: Clo hay Clo Monoxide tương tác với Ozon tạo ra montonic (O) hoặc Diatomic Oxygen (O2).
- Chu kỳ thứ hai: Clo tương tác với Ozon tạo ra O2.
- Chu kỳ thứ ba: Brom phản ứng với Ozone cũng tạo ra O2.
Trong tất cả chu trình trên, ánh sáng mặt trời là tác nhân xúc tác cho quá trình phản ứng. Vì vậy mà tầng ozon sẽ bị tổn hại nhiều hơn vào các tháng của mùa hè.
Năm 2017, các nhà khoa học Đức, Mỹ , Anh đã nghiên cứu phương pháp tính lượng brom trong bầu khí quyển và chỉ ra một phần ba sự phá hủy tầng ozon là do brom gây ra.
Brom và hơi brom rất độc, nó có thể gây hại cho cơ thể trong quá trình tiếp xúc và sử dụng.
- Dung dịch rớt và da có thể gây ra tình trạng bỏng nặng.
- Bắn lên mắt có thể gây tổn thương niêm mạc, nặng là mù lòa.
- Hít phải có thể gây tổn thương đường hô hấp, phổi.
- Nuốt phải có thể gây tổn thương nặng nề đối với cơ thể.
Do đó, trong quá trình sử dụng phải hết sức thận trọng.
Do có nhiều tính chất đặc trưng nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
- Sử dụng để làm chất chống cháy nổ: Loại chất chống cháy brom hóa BFR dùng nhiều nhất là tetra bromo bisphenol - A (TBBPA ). Chất này có thể ngăn cản hoặc làm chậm quá trình phát lửa bởi nguyên nhân do các chất dẻo.
- Trong nông nghiệp: Các hợp chất Brom hữu cơ có trong thành phần của thuốc trừ sâu, cỏ dại và cả sinh vật gặm nhấm với mục đích làm tăng hoạt lực của các loại thuốc này.
- Trong công nghiệp, điển hình là ngành dầu dầu mỏ: Brom đóng vai trò là chất phụ gia xăng dầu. Nhưng trong thời gian gần đây, ứng dụng này hầu như không còn được ưa chuộng. Lý do được giải thích là những hạn chế trong việc sử dụng chì trong xăng chạy động cơ.
- Các hợp chất brom ở dạng lỏng được ứng dụng để làm dung dịch khoan đối với các giếng khoan sâu và có áp suất cao.
- Chất khử trùng bể bơi thiết kế mái che. Thực tế cho thấy, sử dụng muối Natri bromua làm chất khử trùng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với các chế phẩm khử trùng khác.
- Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong lĩnh vực dược phẩm, sản xuất thuốc nhuộm, mực in, chất hiện hình trong tráng film ảnh.
Hiện nay, Labvietchem đang phân phối các dung dịch Brom dùng trong phân tích và tổng hợp hóa chất tại phòng thí nghiệm với giá cả phải chăng, đảm bảo chất lượng tuyệt đối. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm hãy liên hệ ngay tới số hotline 0826 020 020 để được tư vấn miễn phí.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá