banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Đạm amoni sunphat có ảnh hưởng gì tới cây trồng?

1 Đánh giá
2023-05-18 20:27:15  -   Tài liệu

Nitơ và lưu huỳnh là các dưỡng chất cần thiết giúp cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất cây trồng. Hai nguyên tố vi lượng này thường được bổ sung từ nguồn phân bón Amoni sulphat. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Đạm amoni sunphat đối với cây trồng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đạm amoni sunphat là gì? 

Đạm amoni sunphat hay còn được biết đến với tên gọi thân thuộc là đạm 1 lá hay phân bón SA với công thức hóa học là  (NH4)2SO4. Trong đó, nguyên tố Nitơ chiếm 21% và lưu huỳnh chiếm 24%.

Vì thế, đây là nguồn cung cấp N và S dồi dào cho cây trồng, đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.

Đạm amoni sunphat là gì?

Đạm amoni sunphat là gì?

2. Đặc điểm của phân đạm Amoni sunphat 

- Ở dạng các hạt tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước. Sau khi bón vào đất, các amon sẽ được hấp thụ vào hạt đất sét, giảm thiểu nguy cơ bị rửa trôi.

- Khi bón vào đất, nó có thể khiến cho đất bị chua do xảy ra quá trình nitrat hóa. Để trung hòa nó cần bổ sung thêm đá vôi (CaCO3) theo tỷ lệ 10/11. Nghĩa là 100 kg amoni sunfat phải cần đến 110 kg canxi cacbonat.

- Sau khoảng 1 tháng kể khi bón vào đất, Trong vòng một tháng kể từ khi được bón, (NH4)2SO4 sẽ được chuyển hóa hoàn toàn, giúp cây trồng hấp thu tốt hơn. 

3. Sản xuất phân amoni sunfat bằng cách nào?

- Quy trình sản xuất ra phân đạm amoni sunphat được tạo thành từ thành phần chính là NH3 - sản phẩm của quá trình sản xuất khí than hoặc than cốc trong quy trình sản xuất thép. Hiện nay, nó được chế tạo trực tiếp bằng cách cho axit sunfuric (H2SO4) đặc nóng phản ứng với amoniac (NH3). Sản phẩm thu được sẽ được tinh chế, sàng lọc và làm khô cho đến khi thu được kích thước tinh thể mong muốn.

- Đạm amoni sunphat có thể được tạo ra trong quá trình sản xuất nilon với vai trò là sản phẩm phụ. Hoặc đôi khi một một số sản phẩm phụ có chứa amoniac hoặc axit sunfuric có thể được sử dụng để điều chế ra amoni sunfat để dùng trong nông nghiệp.

4. Vai trò của phân amoni sunfat trong nông nghiệp

- Phân bón Amoni sunfat (SA) là nguồn cung cấp đạm và lưu huỳnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển, đơm hoa kết trái của cây. Do nitơ tồn tại dưới dạng amino nên người nông dân trồng lúa nên chú ý bón cho đất bị ngập nước để giảm thiểu sự rửa trôi và thất thoát đạm.

Amoni sunphat được sử dụng làm phân bón

Amoni sunphat được sử dụng làm phân bón

- Nito tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp axit nucleic, protein và chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố cho cây trồng.

- Thúc đẩy sự sinh trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành.

- Đạm SA ít hút ẩm, rất thuận tiện cho quá trình bảo quản và phối hợp với các loại phân bón khác. Nhưng nếu lưu trữ ở nơi có độ ẩm cao, phân dễ bị vón cục, đóng thành từng mảng, gây cản trở cho quá trình bón cho cây. 

- Phân đạm amoni sunphat dùng phổ biến để bón cho những loại cây cần nhiều S và ít N như đỗ đen, đậu phộng (lạc)… và các loại cây có nhu cầu sử dụng đạm và lưu huỳnh đều cao như cây ngô.

- Ưu điểm của phân SA bao gồm:

+ Tan trong nước nhanh chóng, phân li hoàn toàn ra ion NH4+ và sunfat. NH4+ có điện tích dương nên dễ dàng liên kết với các thành phần mang điện tích âm trong đất. Điều này đảm bảo cho đạm được lưu trữ tốt trong đất mà không bị rửa trôi.

+ Tốt cho những cây trồng trên đất đồi, đất bạc màu bởi vì các loại đất này thường thiếu lưu huỳnh.

+ Tăng năng suất cây trồng, tăng tỷ lệ thụ phấn, đậu quả.

5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phân đạm amoni sunfat 

- Thông thường, sau khi bón phân amoni sunphat sẽ tan nhanh chóng để phân li ra các ion NH4+ và sunfat. Trong trường hợp, phân đạm vẫn còn ở trên mặt đất thì lượng amoni có thể xảy ra quá trình nitrat hóa tạo ra khí nito (N2) gây thất thoát 1 phần đạm. Nếu thấy tình trạng này, người nông dân hãy tiến hành tưới thêm ít nước để hoà tan hoặc cày xới đất càng sớm càng tốt.

Tưới thêm ít nước để giảm thất thoát lượng Nito trong phân bón

Tưới thêm ít nước để giảm thất thoát lượng Nito trong phân bón

- Nhược điểm của việc bón phân đạm amoni sunphat đó chính là có thể làm chua đất. Để cải thiện tình trạng này, người làm nông nên theo dõi và kết hợp thêm việc bón vôi để điều chỉnh độ chua của đất sao phù hợp, để không làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của các dưỡng chất khác.

- Thông thường cây trồng chỉ hấp thụ được khoảng 40% lượng đạm từ phân bón, còn lại bị rửa trôi hoặc bay hơi.

- Nếu muốn cây trồng phát triển khoẻ mạnh, kết hợp thêm hệ thống tưới tiêu hợp lý và kết hợp thêm cung cấp các dưỡng cần thiết khác đối với cây trồng.

- Trong những giai đoạn cây phát triển mạnh mẽ, cần bổ sung kịp thời lượng đạm cần thiết cho cây.

Đạm luôn là nguồn dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh. Do đó, hãy bón phân amoni sunphat đúng cách và đúng thời điểm để cây trồng phát triển và đạt năng suất cao. Bài viết trên chia sẻ tới bạn đọc những vai trò quan trọng và cách sử dụng hiệu quả của đạm amoni sunphat, mong rằng đọc giả sẽ áp dụng vào thực tế trong quá trình canh tác nông nghiệp.

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội

Tống Duy Cương

Director

0915 989 780

Nguyễn Văn Trọng

Deputy Director

094 6688 777

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951