Đối với cơ thể thực vật, đồng là nguyên tố vi lượng không thể thiếu đảm bảo cho các phản ứng sinh hoá trong cây trồng hoạt động bình thường. Cùng LabVIETCHEM tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của nó đối với cây trồng qua bài viết dưới đây.
Đồng được biết đến là nguyên tố kim loại có độ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có trong vật dụng xung quanh chúng ta. Đồng thời, Đồng (Cu) cũng là nguyên tố tác động đến nhiều phản ứng sinh hoá của cây trồng như:
- Tham gia cố định đảm, khử nitrat, phân giải CO2.
- Tổng hợp clorofin, cacbonhydrat, sắc tố các chất điều hòa sinh trưởng, chuyển hoá gluxit.
- Kích thích tạo mô mới thân lá rễ, tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, lạnh của cây trồng.
- Bên cạnh đó, nó còn kích thích quá trình hình thành vitamin A trong hạt.
- Có trong men laccase và một số men oxidase khác, cần thiết cho quá trình quang hợp, trao đổi protein và tổng hợp các hydrat cacbon…
Vai trò của Đồng đối với cây trồng
Tình trạng thiếu đồng thường xảy ra những loại đất giàu chất hữu cơ do nó có ái lực mạnh với các chất này. Khi bổ sung đồng cho cây trồng sẽ tăng khả năng hấp thu thêm các nguyên tố vi lượng Zn, Bo, Mn.
Do tham gia vào các phản ứng sinh lý, sinh hoá của cây nên khi thiếu hụt các dưỡng chất này cây sẽ có những biểu hiện sau:
- Lá xuất hiện các đốm màu vàng, phiến lá quăn, đầu lá chuyển sang màu trắng và số hoa đậu bị ít hơn.
- Sức đề kháng của cây giảm, dễ bị nấm tấn công.
- Ban đầu, lá bị chuyển sang màu xanh đen và có dấu hiệu bị hoại thư. Khi quan sát, ta có thể thấy tình trạng hoại thư này sẽ xảy ra ở phần đỉnh lá non trước sau đó lan xuống dưới dọc theo mép lá. Lá có thể bị thay đổi hình dạng, mất màu xanh giữa gân lá.
- Lá thường xuyên bị héo rũ, trong trường hợp thiếu đồng trầm trọng, nó có thể bị rụng.
Thiếu đồng, lá cây héo rũ
- Ở cây lúa ta có thể quan sát được cây có hiện tượng trắng lá, các hạt đầu bông không thụ phấn nên lúa bị rơm đầu. Cây đẻ nhiều nhánh nhưng nhánh thành bông ít và có các cây hoà thảo khác mọc lên.
Nguyên nhân cây thiếu đồng có thể là do:
- Theo các nghiên cứu cho thấy khi độ pH trong đất tăng thì lượng đồng dễ bị giảm xuống. Vì thế mà bón vôi cải tạo độ chua cung là nguyên nhân cây thiếu đồng.
- Sự hấp thụ của cây với nhôm và đồng cũng có sự đối nghịch. Khi lượng nhôm tăng lên thì cây trồng ít hấp thụ đồng hơn.
- Bón nhiều phân đạm, phân lân cũng làm giảm lượng đồng.
- Các loại đất than bùn, đất giàu hữu cơ sẽ có nguy cơ thiếu đồng cao hơn. Do các chất hữu cơ sẽ kết hợp với đồng tạo thành hợp chất đồng - hữu cơ khiến cho cây trồng khó hấp thu.
Dù đồng có nhiều lợi ích cho cây trồng nhưng nếu chúng ta bón không đúng cách, để xảy ra tình dư thừa cũng gây ra những độc hại cho cây, cụ thể:
- Đối với khoai lang: Ở nồng độ thấp khoảng 5mM tại vùng rễ đủ để làm cây tăng trưởng chậm tương đối. Nhưng nếu nồng độ đồng tăng cao đến hơn 20mM thì sẽ làm cho rễ ngừng phát triển. Điều này dẫn đến thân lá cũng ngừng phát triển theo, rễ thiệt hại làm cho cây trồng héo úa.
- Khác với ngộ độc kẽm, ngộ độc đồng, cây trồng có rất ít hoặc không có vết úa lá. Đồng thời cũng không có sắc tố màu đỏ.
- Giống như độc tính của Mn, Zn, cây trồng ngộ độc đồng có thể có những biểu hiện của chứng thiếu sắt.
Trong trường hợp cây trồng thiếu hụt nguyên tố đồng, ta có thể bổ sung chúng bằng những cách sau đây:
- Phun dung dịch đồng lên lá: Sử dụng các loại muối đồng hoà tan trong nước được pha thành các nồng độ tương ứng 0,02-0,05% CuSO4. Đối với 1 ha ta có thể phun từ 600-1000 lít hoặc ngâm hạt giống với dung dịch này trong vòng 6-12 giờ trước lúc gieo.
Phun dung dịch đồng lên lá
- Bón phân: Áp dụng đối với các loại muối đồng không hoà tan trong nước mà chỉ tan trong axit xitric như đồng oxit và các silicat, các muối đồng amoni photphat. Số lượng phân bón cần dùng cho 1 ha tương ứng với 10-25kg Cu.
Nếu bón đồng trong nhiều năm có thể làm tăng nguy cơ tích luỹ hoặc gây độc. Đặc biệt là các vùng đất trồng nho do sử dụng nhiều dung dịch boocđô gồm hỗn hợp đồng sunfat và vôi trong nhiều năm để trừ bệnh gây hại cho nho đã làm tăng nguy cơ tích luỹ đồng gây ngộ độc. Ngoài ra, các vườn rau sử dụng thuốc trừ sâu nên cũng gây ra hiện tượng thừa đồng.
Khi nồng độ đồng trong đất ao sẽ có theo sự kéo sắt và kẽm vì có ảnh hưởng bởi sự cung cấp đạm và Mo. Để ngăn ngừa tình trạng thừa đồng, cần phải cân bằng các nguyên tố vi lượng sắt, đồng, kẽm, Mo và đạm.
Bài viết trên chia sẻ tới bạn đọc vai trò của đồng đối với cây trồng, mong rằng bài viết trên cung cấp được những thông tin hữu ích giúp cho bạn chăm sóc cây trồng tốt hơn.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá