Formaldehyde là hợp chất dễ bay hơi, được sử dụng nhiều trong đời sống và chúng ta thường tiếp xúc phải. Vậy nó có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Dấu hiệu nhận biết và xử trí khi bị ngộ độc Formaldehyde?
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO thông báo, Formaldehyde được xếp loại là loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Bởi vì nó có thể làm tổn thương mô, tiềm ẩn nguy cơ ung thư do trong cơ thể người không có cơ chế đào thải Formaldehyde.
Formaldehyde có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Ảnh hưởng của nó đối với các cơ quan trong cơ thể có thể kể đến như:
- Trong trường hợp tiếp xúc trong thời gian ngắn như hít thở có thể gây kích ứng mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, nóng rát cổ họng, khó thở.
- Tiếp xúc bên ngoài trong thời gian dài có thể gây tổn thương da và hệ hô hấp nghiêm trọng. Đồng thời, cũng có thể gây ra các bệnh về bạch cầu.
- Nếu phụ nữ có thai tiếp xúc với Formaldehyde có thể gây biến dị nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
- Từ lâu, loại hóa chất này đã bị cấm trong chế biến thực phẩm do tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc, tích lũy lâu dần có thể gây ung thư.
Tùy thuộc vào từng lượng khí Formaldehyde chúng ta hít hoặc tiếp xúc phải sẽ có những triệu chứng ngộ độc khác nhau. Liều gây chết đối với người trưởng thành khỏe mạnh là từ 50-90ml.
Triệu chứng ngộ độc Formaldehyde
Các triệu chứng có thể nhận thấy khi bị ngộ độc formaldehyde đó là:
- Cổ họng khó chịu, tăng tiết nước bọt, ho khan. Đôi khi có thể bị phù nề thanh quản, khó hít thở.
- Chảy nước mắt.
- Triệu chứng buồn nôn ngày càng tăng, bụng đau co cứng.
- Đau thực quản, giãn đồng từ.
- Vận động khó khăn, chân tay run, dáng đi không vững.
- Huyết áp hạ, nhịp tim đập nhanh.
- Chảy máu dưới da.
- Mất khả năng nhận thức, nặng hơn có thể gây hôn mê.
- Trong trường hợp ngộ độc hơi formaldehyde có kèm theo dấu hiệu khó thở, ho khan, phù phổi thì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Sau khi formaldehyde xâm nhập vào hệ hô hấp sẽ gây tổn thương hệ thân kinh. Dẫn đến tình trạng chóng mặt, có cảm giác sợ hãi, lo lắng, thậm chí là co giật.
Nếu đồ nội thất có chứa hóa chất này thì có thể gây ngộ độc với một lượng nhỏ formaldehyde được thải ra trong khoảng thời gian là từ 3 đến 5 năm. Những triệu chứng khi bị ngộ độc formaldehyde ở trường hợp này là:
- Thường xuyên xuất hiện các cơn hen, dị ứng.’
- Dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ, mất ngủ, tăng giảm cân thất thường.
- Rối loạn thị giác, thường xuyên đau đầu.
- Tăng tiết mồ hôi bất thường, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo chu kỳ nhưng không rõ căn nguyên.
- Thường xuyên nhức đầu, thị giác bị rối loạn.
- Tăng tiết mồ hôi không hợp lý, nhiệt độ của cơ thể bị thay đổi theo chu kỳ mà không rõ nguyên nhân.
Đối với công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với formaldehyde thì có thể gây ngộ độc mãn tính. Tiếp xúc trong thời gian dài sẽ khiến cho độ nhạy cảm với formaldehyde bị tăng lên.
Trong trường hợp nhận biết có người bị ngộ độc formaldehyde, bạn cần phải đưa nạn nhân ra khỏi nơi có nguồn không khí ô nhiễm để được hít thở luồng không khí sạch.
Cho bệnh nhân uống nhiều nước sạch. Khi da bị tổn thương cần được xử lý bằng cách rửa sạch, làm ẩm và làm khô với 5-10% dung dịch amoniac.
Nếu bệnh nhân bị rối loạn nhịp thở thì có thể sử dụng có biện pháp hỗ trợ đường thở.
Nếu bệnh nhân bị kích động, có thể sử dụng các loại thuốc an thần để bổ trợ như Afobazol , Diazepam, Phenazepam,...
Tín hiệu nhận biết sản phẩm có chứa Formaldehyde rất dễ bởi vì nó có mùi khó chịu, đặc trưng. Nhưng nếu hàm lượng này quá ít thì rất khó để phân biệt. Vì vậy, chúng ta nên chủ động tự phòng tránh như:
- Không nên ăn uống 1 loại thực phẩm quá thường xuyên và lâu dài để tránh trường hợp có chất độc tích lũy trong loại thực phẩm đó.
- Hạn chế sử dụng các chế phẩm có chứa formaldehyde trong nhà, nhất là nhà có con nhỏ. Nếu có điều kiện nên sử dụng gỗ tự nhiên.
- Sử dụng máy đo thông dụng để kiểm tra nồng độ formaldehyde.
- Khắc phục những thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc. Chú ý không hút thuốc lá trong nhà.
- Làm sạch căn hộ thường xuyên, đảm bảo không gian thông thoáng khí, nhất là trong phòng ngủ.
Vệ sinh nhà cửa
Ngộ độc formaldehyde thường xảy ra tại các doanh nghiệp liên quan đến việc sản xuất và sử dụng hóa chất này. Để giảm thiểu tác hại của loại hóa chất này gây ra, có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau:
- Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc an toàn khi làm việc và tiếp xúc với formaldehyde.
- Tuyệt đối không được tháo bỏ thiết bị, dụng cụ bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với các hóa chất này.
- Nếu có biểu hiện nghi ngờ bị nhiễm độc formaldehyde, bạn cần chủ động đi thăm khám.
Nếu muốn tìm hiểu thêm bất cứ thông tin về Formaldehyde bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá