Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm bởi nó gây nên nhiều mối nguy hại đến cuộc sống của con người. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính? Tác hại của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì? Cách khắc phục hiệu ứng nhà kính ra sao? Nếu bạn cũng đang quan tâm những câu hỏi này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây với LabVIETCHEM nhé.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng xảy ra khi khí quyển hấp thụ nhiệt từ tia cực quang và làm cho không khí của Trái đất nóng lên. Nói một cách đơn giản, hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời xuyên qua các cửa sổ, mái nhà bằng kính và được hấp thụ, sau đó phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, khiến cho toàn bộ không gian trong đó ấm lên chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Cơ chế gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Tùy vào nhân tố gây nên hiện tương hiệu ứng nhà kính mà người ta chia hiệu ứng nhà kính ra làm 2 loại:
Là loại hiệu ứng nhà kính tự nhiên, do thiên nhiên tác động vào và có ảnh hưởng tích cực đối với Trái Đất. Đó là giữ nhiệt độ Trái Đất ở mức 38 độ C, tạo điều kiện để các loại sinh vật tồn tại và phát triển đa dạng, phong phú. Nếu hiện tượng này không xảy ra, nhiệt độ Trái Đất chỉ còn khoảng - 18 độ C. Với mức nhiệt này, vạn vật sẽ rất khó để phát triển được.
Là loại hiệu ứng nhà kính nhân tạo, do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt con người tác động vào và gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường sống của các sinh vật trên Trái Đất.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là khí CO2.
Khí CO2 là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính
- Nguyên nhân là do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, hơi nóng từ mặt trời bị giữ lại ở tầng đối lưu. Mặt đất hấp thu sau khi nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để cacbonic hấp thu làm cho không khí nóng lên.
- CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ quanh Trái Đất, tạo ra một nhà kính lớn mà không khí nóng bên trong không thể thoát ra ngoài được và gây nóng, khó chịu.
- Các tác nhân sản sinh khí CO2:
+ Hoạt động hô hấp của con người và động vật.
+ Khói của các đám cháy rừng, núi lửa hoạt động,….
+ Hoạt động sản xuất của các nhà máy, khí thải của các phương tiện giao thông.
Ngoài khí CO2, khí CH4, CFC, SO2, N2O, metan, ozon, các halogen và hơi nước cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
Một số loại khí nhà kính
- Khí N2O – Nito oxit: Sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch và nitrat hóa phân bón hữu cơ, phân bón hóa học.
- Khí CH4 - Metan: Sinh ra trong quá trình lên men đường ruột của một số động vật có guốc, cừu hoặc từ các vụ cháy rừng, đốt các khí tự nhiên, dầu.
- Khí CFC - Chlorofluorocarbons: Là loại khí có trong các loại máy lạnh, điều hòa, tủ lạnh, bình chữa cháy….
- Khí SO2 – Dioxit Sunfua: Sinh ra do hoạt động của núi lửa, đốt nhiên liệu như than, dầu, quặng sunfua,…
Hậu quả nghiêm trọng nhất mà hiệu ứng nhà kính gây ra mà hầu như tất cả mọi người đều biết là gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu. Từ đó tác động đến vạn vật trên Trái Đất thông qua sự thay đổi thời tiết, khí hậu.
- Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến chất lượng và lượng nước trên trái đất như gây thiếu hụt nước sạch, nước sinh hoạt, nước cho tưới tiêu, nước cấp cho các nhà máy thủy điện,…
- Mưa nhiều có thể gây lụt lội thường xuyên.
Lụt lội trên diện rộng do mưa nhiều
- Chất lượng nước thay đổi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các loài thủy hải sản sống trong đó.
- Nhiệt độ Trái Đất nóng lên sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật và nếu như chúng không thể thích nghi được, sự phát triển và tồn tại sẽ bị đe dọa, thậm chí biến mất hoàn toàn.
- Diện tích các sa mạc ngày càng mở rộng, đất bị khô cằn, hạn hán, xói mòn,..
Đất đai khô cằn, nứt nẻ
- Mùa đông ngày càng ẩm còn mùa hè ngày càng khô.
- Cháy rừng: Nắng nóng kéo dài tạo điều kiện cho các đám cháy rừng dễ xảy ra và khó không chế.
Nắng nóng gây cháy rừng
- Đây là một hiện tượng rất nguy hiểm bởi nó làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực, khiến cho mực nước biển tăng nhanh, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. Thậm chí, nếu băng vẫn cứ tiếp tục tan thì trong tương lai không xa, một số quốc gia sẽ bị nước biển nhấn chìm và bị xóa xổ khỏi bàn đồ thế giới.
- Băng tan chảy cũng làm mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật trên đó như gấu trắng Bắc Cực,…
Băng tan làm mất môi trường sống của gấu Bắc Cực
- Nắng nóng, mưa nhiều chính là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn truyền nhiễm sinh sôi và phát triển. Nhiều loại bệnh, dịch bệnh mới xuất hiện và hệ miễn dịch tự nhiên của con người không thể chống lại được.
- Hơn nữa, nắng nóng quá cao và kéo dài cũng khiến số người chết tăng lên.
Đây là một trong những giải pháp giúp giảm thiểu đáng kể hiệu ứng nhà kính và dễ thực hiện. Cây xanh sẽ sử dụng khí CO2 để quang hợp, đồng thời thải khí O2 vào không khí. Nhờ đó, lượng khí CO2 sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Tích cực trồng nhiều cây xanh
Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, kết hợp với việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường để thay thế như gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy triều,…
- Tiết kiệm điện: Điện năng hiện nay chủ yếu được sản xuất từ quá trình đốt các nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch. Quá trình đốt cháy này sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí CO2 và thải vào không khí, tăng lượng CO2 trong khí quyển. Tiết kiệm điện sẽ hạn chế việc đốt quá nhiều các vật liệu trên, từ đó giảm bớt lượng khí thải CO2.
- Các nhà máy sản xuất cần lọc khí thải trước khi thải ra môi trường.
- Phương tiện di chuyển: Hoạt động của các phương tiện giao thông như oto, xe máy,….sẽ thải vào không khí một lượng lớn khí CO2. Vì vậy, để hạn chế lượng khí thải này, việc sử dụng các phương tiện công cộng, di chuyển bằng xe đạp, đi bộ nên được thực hiện.
Tích cực sử dụng xe đạp, đi bộ thay cho oto, xe máy
Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ chuyển hóa khí CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí như CH4, Cl2,….thải vào không khí.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho mọi người về hiện tượng hiệu ứng nhà kính như nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Trên đây là một số thông tin mà LabVIETCHEM muốn chia sẻ đến bạn đọc về hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Hãy cùng chung tay bảo vệ Trái Đất, bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta bằng những hành động thiết thực nhất để giảm hiệu ứng nhà kính nhé.
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá