Hợp chất vô cơ hay chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có sự hiện diện của nguyên tử C, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Chúng tồn tại nhiều ở trong tự nhiên hoặc được con người tổng hợp. Vậy chất vô cơ là gì? Tính chất và những ứng dụng của nó trong đời sống.
Chất vô cơ là những hợp chất hóa học mà trong công thức không có mặt nguyên tử cacbon. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ trong công thức có chứa C nhưng vẫn được coi và hợp chất vô cơ như khí CO, CO2, axit H2CO3, muối cacbonat, hidrocacbonat và các carbide kim loại….
Chúng thường được tạo thành từ các quá trình địa chất nên tồn tại rất nhiều trong tự nhiên.
Hợp chất vô cơ
Hợp chất vô cơ được chia thành nhiều loại khác nhau, thường bao gồm các nhóm chính sau:
- Oxide: Là hợp được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học với 1 nguyên tố là oxi, ngoại trừ hợp chất khác có flour và oxy. Công thức tổng quát chung: MxOy với M là nguyên tố khác O; x,y là chỉ số của công thức. Ví dụ: SO2, Fe2O3, CuO, BaO, P2O5,...
- Acid: Là những hợp chất hòa tan được trong nước, có công thức tổng quát là HxA. Trong đó A là gốc axit và x là hóa trị của nó. Chẳng hạn như HCl, HBr, H2SO4, HNO3, HClO4,...
Axit là hợp chất vô cơ
- Kim loại: Là những nguyên liệu chính được sử dụng chính trong các ngành luyện kim, vật liệu xây dựng hay chế tạo máy móc,... Các loại kim loại phổ biến như sắt, đồng, nhôm, bạc,...
- Base: Là những hợp chất có khả năng phân ly trong dung dịch nước tạo ra ion OH- với công thức chung là M(OH)n. Trong đó, M là kim loại, n la hóa trị của kim loại. Chẳng hạn là NaOH, KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Ca(OH)2,...
- Muối: là hợp chất hóa học được tạo thành từ cation (kim loại) và anion (gốc axit). Chẳng hạn như NaCl, KMnO4, Na3PO4, CaCO3,...
Chất vô cơ có nhiều ứng dụng rộng rãi từ công nghiệp, nông nghiệp đến đời sống hằng ngày,...
- Chế biến khoáng sản: Kim loại là nguồn nguyên liệu chính trong ngành chế biến khoáng sản, quặng.
- Tổng hợp các hóa chất cơ bản như các loại axit vô cơ, hydroxit, chất khí, oxit kim loại, kiềm, muối,... để sử dụng trong đời sống và trong sản xuất công nghiệp, phòng thí nghiệm.
- Trong nông nghiệp: Chúng là những nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất ra các loại phân bón cho cây trồng như phân NPK, phân bón vi lượng, phân bón đa nguyên tố, phân đạm, phân lân,...
Ứng dụng làm phân bón
- Điều chế muối khoáng: Trải qua quá trình phân tách, kết tinh, kết tủa, làm sạch,... từ các hợp chất vô cơ để thu được các muối khoáng có giá trị từ nguyên liệu tự nhiên.
- Vật liệu xây dựng: Tạo ra những vật liệu dùng cho ngành xây dựng thân thiện với môi trường, có khả năng chịu nhiệt, chống cháy, ăn mòn, chất xúc tác, chất tạo màu,...
- Môi trường: Điều chế ra các hóa chất xử lý các chất rắn, khí thải, nước thải công nghiệp. Do đó, nó được ứng dụng phổ biến trong ngành xử lý môi trường bởi mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng.
Để nhận biết được hợp chất vô cơ khác gì với hợp chất hữu cơ ta cần hiểu được hợp chất hữu cơ là gì? Hợp chất hữu cơ là những hợp chất hóa học trong công thức có mặt nguyên tử Cacbon, trừ những trường hợp thuộc hợp chất vô cơ kể trên. Chúng thường được tạo thành từ quá trình sinh học và được chia thành 2 loại chính là hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon. Dưới đây là bảng so sánh giữa các đặc điểm của chất vô cơ và hữu cơ.
Đặc điểm phân biệt |
Chất vô cơ |
Chất hữu cơ |
Thành phần cấu tạo |
Hầu như không có nguyên tố C trừ một số trường hợp đặc biệt. Đa dạng các nguyên tố |
Chủ yếu được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N |
Tính chất vật lý |
- Không cháy. - Chịu nhiệt và dẫn điện tốt |
- Phần lớn là cháy được và dễ cháy. - Khả năng chịu nhiệt, dẫn điện kém. |
Tính chất hóa học |
- Phản ứng diễn ra nhanh |
- Phản ứng thường theo chiều hướng chậm. - Trong cùng 1 điều kiện có thể phản ứng theo nhiều chiều hướng khác nhau. |
Mức độ phân ly |
Đa số phân ly thành dạng ion trong các dung dịch (tùy thuộc vào độ tan của hợp chất) |
Rất ít hoặc hầu như không phân ly |
Ứng dụng |
Là nguyên liệu sản xuất phân bón vô cơ |
Là nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ |
LabVIETCHEM hiện đang phân phối các hóa chất vô cơ, hữu cơ sử dụng trong phòng thí nghiệm như Kali hydroxid, Bạc nitrat, Kẽm sulphat, Nhôm nitrat, axit Hydrocloric, Cloroform, Toluen, Xylen,... Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mua hóa chất sử dụng trong phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được ưu đãi.
LabVIETCHEM cam kết mang lại chất lượng và giá thành tốt nhất đến với khách hàng. Gọi ngay tới số hotline 0826 020 020 để được tư vấn chi tiết, mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng. Truy cập vào website labvietchem.com.vn để tham khảo thêm về thông tin các loại hóa chất và đặt hàng.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá