Kali dicromat hay còn được gọi là Potassium dichromate, tồn tại dưới dạng cá hạt tinh thể màu đỏ cam đặc trưng. K2Cr2O7 tham gia vào nhiều phản ứng hóa học và được sử dụng làm thuốc thử trong phòng thí nghiệm. LabVIETCHEM sẽ giới thiệu tới bạn đọc tính chất của Kali dicromat và những ứng dụng nổi bật của nó trong đời sống qua bài viết dưới đây.
Kali dicromat là hợp chất vô cơ, ở dạng các hạt tinh thể màu đỏ cam. Nó có công thức hóa học là K2Cr2O7 với nhiều tên gọi khác nhau như: Potassium dichromate, dichromic acid, dipotassium salt,...
K2CrO7 là chất gì?
Crom trong công thức có số oxi hóa là + 6, được coi là chất gây hại đối với sức khỏe con người. Nó được ứng dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm và công nghiệp, để làm chất thử và tổng hợp các chất khác.
- Tồn tại dưới dạng chất rắn tinh thể màu đỏ - cam.
- Mùi vị: Không mùi.
- Trọng lượng riêng: 2,676 g/cm3.
- Nhiệt độ nóng chảy: 398 độ C ứng với 671 K và 748 độ F.
- Nhiệt độ sôi: 500 độ C ứng với 773K và 932 độ F.
- Độ hòa tan:
+ Trong nước: 4.9 g/100 mL tại 0 °C, 13 g/100 mL ở 20 °C, 102 g/100mL tại 100 °C.
+ Không tan trong alcohol, acetone.
- Là chất ăn mòn, gây hại cho môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Có tính chất axit: Làm quỳ tím hóa đỏ.
K2Cr2O7 làm quỳ tím hóa đỏ
- Thể hiện tính oxi hóa mạnh, cụ thể như:
+ Trong môi trường axit [H+], Cr+6 bị khử thành Cr+3 theo phương trình sau:
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4→3Fe2(SO4)3 +Cr2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O
+ Tác dụng với bazo: Muối mới tạo thành có màu vàng.
K2CrO7 + KOH => K2CrO4 (màu vàng) + H2O
+ Khi nung nóng ở nhiệt độ cao khoảng 500 độ C, Kali Dicromat bị phân hủy thành muối cromat.
4 K2Cr2O7 → 4 K2CrO4 + 2 Cr2O3 + H2O
+ Tác dụng Kali Dicromat tác dụng được với các axit như HCL hoặc H2SO4 như sau:
K2Cr2O7 + H2SO4 → Cr2O3+ K2SO4+ H2O
K2Cr2O7 + 14 HCl → 2 CrCl3+ 2 KCl + 3 Cl2+ 7 H2O
Khi cho acid HCl vào dung dịch Kali dicromat sẽ làm sủi bọt khí màu vàng lục Cl2.
Nguyên liệu để điều chế K2Cr2O7là quặng cromit ( Fe(CrO2)2 ). Quá trình sản xuất trải qua 3 giai đoạn chính, cụ thể:
- Giai đoạn 1: Sử dụng O2 oxi hóa hỗn hợp đã nghiền mịn của cromit, sôđa và đá vôi. Tiếp theo đem nung nóng trong lò ở nhiệt độ cao khoảng 1000°C – 1300°C. Ở giai đoạn này sẽ diễn ra phản ứng sau:
4 Fe(CrO2)2+ 8 Na2CO3+ 7 O2 → 8 Na2CrO4+ 2 Fe2O3+ 8 CO2
- Giai đoạn 2: Sản phẩm tạo thành Na2CrO4 đem hòa tan trong axit H2SO4 để tạo thành muối dicromat.
2 Na2CrO4 + 2 H2SO4 → Na2Cr2O7+ 2 NaHSO4+ H2O
- Giai đoạn 3: Sau khi thu được muối natri dicromat tiến hành phản ứng trao đổi để thu được K2Cr2O7.
Na2Cr2O7+ 2 KCl → K2Cr2O7+ 2 NaCl
- Là thuốc thử trong hóa phân tích. Dựa vào sự thay đổi của màu sắc của chất này sẽ giúp định tính, định lượng, phát hiện hợp chất.
- Là nguyên liệu để sản xuất phèn crom, oxit crom xanh, chất màu vàng crom, kali crom và một số thuốc thử hóa học khác.
Tham gia tổng hợp hóa chất khác
- Là nguyên liệu để tổng hợp axit cromic để dùng trong điêu khắc thủy tinh.
- Để tăng độ kết dính của xi măng, người ta thường cho thêm K2Cr2O7. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong sản xuất và xử lý gỗ.
- Ứng dụng trong ngành phim ảnh, in ấn, sản xuất thuốc nhuộm,...
Kali dicromat có thể gây ra những tác động xấu đối với cơ thể khi tiếp xúc, hít hoặc nuốt phải.
- Tiếp xúc với da: Kích ứng, bỏng da, lở loét.
- Bắn lên mắt: Tổn thương giác mạc, phồng giác mạc, đôi khi gây loạn thị.
- Khi hít phải: Kích ứng đường hô hấp.
- Vô tình nuốt phải: Trường hợp nhẹ gây bỏng thực quản. Nặng hơn có thể gây thủng dạ dày, đau thực quản, buồn nôn, kích ứng và xuất huyết đường tiêu hóa, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
- Tiếp xúc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, gan và tổn thương thần kinh.
- Chú ý không để chung với các chất khử, vật liệu dễ cháy, chất hữu cơ, kim loại, axit kiềm vì có thể xảy ra tương tác dẫn đến cháy nổ.
- Do K2Cr2O7 có tính ăn mòn nên không bảo quản chúng trong thủy tinh.
- Chú ý không để gần những vật liệu gỗ, giấy, nhôm, lưu huỳnh,.. vì K2Cr2O7 có thể oxy hóa chúng.
- Khi tiếp xúc với hóa chất, hãy chuẩn bị đồ bảo hộ như kính mắt, găng tay, áo khoác,... để tránh hóa chất dính vào.
- Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh xa các nguồn phát nhiệt hoặc nơi có độ ẩm cao.
Trên thị trường, có rất nhiều đơn vị, cơ sở phân phối hóa chất Kali dicromat. LabVIETCHEM cũng là một trong những đơn vị cung ứng K2Cr2O7 uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Không những thế, chúng tôi còn đa dạng các loại mặt hàng, từ mẫu mã, thương hiệu đến giá cả, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Khi lựa chọn tin tưởng LabVIETCHEM, quý khách hàng không bao giờ phải lo đến chất lượng và giá cả sản phẩm. Khách hàng có thể liên hệ cho chúng tôi qua số hotline 0826 020 020 hoặc website labvietchem.com.vn để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin mà bạn đọc đang quan tâm về hóa chất kali dicromat.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá