Kính hiển vi soi nổi là gì? Các bạn đã từng nghe đến loại thiết bị này bao giờ chưa? Nếu nhắc đến kính hiển vi thì hầu hết mọi người đều biết nó là một dụng cụ dùng để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không thể thấy được. Còn kính hiển vi soi nổi thì sao? Để giúp các bạn có thể hiểu về sản phẩm này cũng như biết cách sử dụng nó hiệu quả nhất, LabVIETCHEM xin chia sẻ một số thông tin xoay quanh kính hiển vi soi nổi. Cụ thể sẽ được trình bày dưới bài viết dưới đây.
Kính hiển vi soi nổi là gì?
Kính hiển vi soi nổi là thiết bị khoa học kỹ thuật dùng để phân tích hình ảnh 3 chiều của các mẫu vật quan sát có kích thước rất nhỏ. Với hệ thống thấu kính và thị kinh riêng biệt cho từng vị trí trên mắt, các mẫu vật sẽ được quan sát với chất lượng hình ảnh cao nhất.
So với kính hiển vi phức hợp thì kính hiển vi soi nổi có độ phóng đại thấp hơn nhưng khoảng cách quan sát thì rộng và dài hơn. Chúng sử dụng chùm ánh sáng trắng chiếu tới bề mặt của vật thể, hình ảnh được tạo ra bởi ánh sáng phản xạ thông qua hai trục quang học riêng biệt với 2 vật kính hoặc một vật kính phẳng của hệ thống kính phóng và đến thị kính.
Kính hiển vi soi nổi được cấu tạo từ các bộ phận chính như: Nguồn phản xạ, bệ kính, lăng kính, đầu soi nổi, ống quan sát, vật kính, thấu kính, cài đặt diopter, núm chỉnh lấy nét, thị kính, ống nối camera, đèn chiếu sáng.
Các bộ phận cấu tạo chính của kính hiển vi soi nổi
- Nguồn sáng phản xạ: Được tạo ra từ ánh sáng đèn Led phản chiếu đến vật và từ vật đó lại phản xạ đến mắt người. Đây là bộ phận quan trọng của kính, ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh mà người dùng quan sát được.
- Bệ kính: Bệ kính có cấu tạo nguyên khối để giữ thăng bằng cho giá đặt mẫu, giúp cố định kính và giúp quá trình sử dụng kính được dễ dàng hơn.
- Lăng kính: Giúp phóng to hình ảnh quan sát của mẫu vật.
- Đầu soi nổi: Là phần trên cùng có thể di chuyển được của kính hiển vi soi nổi và nó giúp hai thị kính có thể điều chỉnh được.
- Thấu kính: Thấu kính chính là những thị kính mà qua đó người dùng có thể nhìn vào mẫu vật. Độ phóng đại của thị kính thường được chọn ở mức 10x là chủ yếu. Ngoài ra tùy nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể chọn mức phóng đại cao hơn như 15x, 20x,…
- Cài đặt diopter: Giúp bù đắp cho sự khác biệt lấy nét giữa mắt phải và mắt trái. Nếu đặt đúng cách, bạn sẽ không bị mỏi mắt.
- Vật kính: Kính hiển vi soi nổi được cấu tạo với 2 vật kính riêng biệt, mỗi vật kính sẽ nối với một trong các thị kính. Thị kính và vật kính thường được gọi là độ phóng đại của kính hiển vi. Kính hiển vi soi nổi có thể có một vật kính duy nhất cố định, một trục xoay với nhiều thấu kính hoặc một ống kính zoom. Nó cho phép người dùng tùy ý thay đổi mức độ phóng đại sao cho phù hợp với công việc nhất. Độ phóng đại chủ yếu của vật kính là 1x, 1.5x, 2x,…
- Núm lấy nét: Thông thường, kính hiển vi soi nổi thường có một núm lấy nét và khi di chuyển lên xuống núm này, độ nét sẽ được thay đổi.
- Đèn chiếu sáng: Một số kính hiển vi soi nổi có cả ánh sáng trên và dưới. Ánh sáng phía trên chính là nguồn sáng phản xạ. Còn đèn chiếu sáng phía dưới sẽ truyền ánh sáng qua sân khấu để hiển thị các mẫu vật trong mờ.
- Ống nối camera: Cho phép kết nối camera với kính hiển vi soi nổi, hỗ trợ quan sát và ghi lại hình ảnh hoặc đoạn phim.
Kính hiển vi soi nổi được thiết kế để theo dõi hình ảnh mẫu vật ở độ phóng đại thấp. Ảnh được tạo thành nhờ ánh sáng phản xạ trên bề mặt mẫu sau khi được chiếu sáng hơn là ánh sáng truyền qua. Đặc biệt, kính hiển vi soi nổi hoạt động bằng cách sử dụng hai đường quang riêng biệt và mỗi đường quang sẽ cho một hình ảnh phản chiếu khác nhau tạo nên sự khác biệt khi quan sát mẫu vật.
Ánh sáng phản xạ đi qua hai vật kính hoặc một vật kính phẳng theo hai trục quang học song song tạo nên hình ảnh ba chiều nhờ khả năng quan sát mẫu từ các góc độ khác nhau.
Nguyên lý tạo ảnh của kính hiển vi soi nổi
- Phẫu thuật: Một biến thể của kính hiển vi soi nổi là kính hiển vi phẫu thuật được sử dụng trong quá trình vi phẫu ở nhiều bệnh viện, phục vụ cho các bác sỹ tiến hành phẩu thuật một cách chính xác, an toàn.
- Cổ sinh vật học: Các nhà cổ sinh vật học sử dụng kính hiển vi soi nổi để phục vụ cho hoạt động làm sạch và phân tích các hóa thạch.
- Nghiên cứu sinh học: Kính hiển vi soi nổi được dùng để quan sát các mẫu sinh học có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không thấy được như tế bào động thực vật, vi khuẩn. Ví dụ như trong ngành côn trùng học, kính hiển vi soi nổi được sử dụng để nghiên cứu côn trùng mà không cần phải mổ xẻ chúng nhưng vẫn có thể quan sát được.
- Kiểm tra chất lượng: Kính hiển vi soi nổi được dùng để phóng đại các bo mạch, linh kiện điện tử, tìm kiếm các vết nứt của sản phẩm,… trong các ngành công nghiệp.
- Chế tạo đồng hồ: Đây là thiết bị rất hữu ích với công việc sửa chữa, chế tác đồng hồ vì các linh kiện của đồng hồ rất nhỏ và mỏng manh.
Kính hiển vi soi nổi được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
Có thể nói, kính hiển vi soi nổi là một thiết bị rất hữu ích cho các lĩnh vực nghiên cứu phòng thí nghiệm, nanophysics, vi sinh, vi điện tử, công nghệ sinh học, nghiên cứu dược phẩm,...bằng cách phóng to nhiều lần mẫu vật quan sát. Chính vì vậy, sản phẩm này được tìm kiếm rất nhiều trên thị trường với tiêu chí chất lượng tốt, bền, hiệu quả. Và để các bạn dễ dàng hơn trong việc tìm mua sản phẩm kính hiển vi soi nổi, chúng tôi xin giới thiệu một địa chỉ cung cấp kính hiển vi soi nổi uy tín cho thị trường cả nước, đó là công ty LabVIETCHEM.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hóa chất, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, LabVIETCHEM hiểu rõ về các sản phẩm của mình cũng như luôn nắm bắt xu hướng thị trường và sự phát triển của các dòng sản phẩm để biết được đâu là sản phẩm khách hàng đang cần. Chính vì vậy, khi đến với chúng tôi, các bạn có thể yên tâm rằng mình sẽ tìm được một sản phẩm ưng ý nhất.
Một số dòng kính hiển vi soi nổi đang được lựa chọn nhiều tại LabVIETCHEM mà các bạn có thể tham khảo, đó là:
- Kính hiển vi soi nổi 2 mắt JSZ5B Genius.
- Kính hiển vi soi nổi 3 mắt JSZ5BS Genius.
- Kính hiển vi soi nổi 2 mắt Stereomaster Dewinter Ấn Độ.
Ngoài ra, tại LabVIETCHEM cũng có rất nhiều mẫu kính hiển vi cho các bạn lựa chọn. Các bnaj có thể trực tiếp gọi tới số HOTLINE 1900 2639 hoặc truy cập website labvietchem.com.vn để biết chi tiết thông tin về sản phẩm.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá