banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Mạ Crom là phương pháp gì? Phân loại và ưu điểm nổi bật

1 Đánh giá
2023-11-15 09:36:03  -   Tài liệu

Crom được biết đến là kim loại có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, chế tạo thiết bị, máy móc,… Các kim loại hiện nay thường được phủ thêm 1 lớp crom để tạo độ sáng bóng và bảo vệ vật liệu. Mạ crom là phương pháp gì? Có bao nhiêu loại mạ crom? Ưu điểm nổi bật và hạn chế. Cùng tìm hiểu qua bài biết dưới đây để được giải đáp.

1. Mạ Crom là gì?

Crom là kim loại có đặc tính chống ăn mòn, ít bị ảnh hưởng bởi tác động của các yếu tố bên ngoài. Trong khi đó, các kim loại khác lại dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với môi trường không khí ẩm. Do đó, việc mạ lớp crom nên các vật liệu sẽ giúp bảo vệ kim loại, hạn chế tình trạng ăn mòn và gỉ sét.

Mạ Crom là gì?

Mạ Crom là gì?

2. Các tính chất đặc trưng của mạ crom là gì?

- Khi mạ crom lên các vật liệu, dùng loại hoá chất xi mạ crom đặc biệt được tạo thành từ dung dịch axit cromic và axit sunfuric theo 1 tỉ lệ nhất định hoặc theo công thức tự điều chỉnh.

- Tạo lớp màng bảo vệ bền bỉ, tăng cường độ cứng cho bề mặt chi tiết.

- Có thể kết hợp với các kim loại khác để hình thành ra lớp phủ xi mạ cứng như: Ni-Cr, Cu-NI-Cr,…

- Kết hợp với các lớp mạ khác giúp làm tăng tính thẩm mĩ và chức năng bảo vệ, chống ăn mòn cho vật liệu.

- Độ dày của lớp mạ crom thường ở trong khoản 10µm – 1000 µm với khả năng bám dính cực cao. 

3. Các loại mạ crom phổ biến hiện nay

3.1. Mạ crom 6+

Mạ crom 6+ là phương pháp có nguyên liệu chính là crom trioxide CrO3, được ứng dụng chủ yếu để mạ trang trí và cứng. Nó giúp tạo ra lớp crom tươi sáng cùng với nền kim loại để bề mặt sau khi mạ sẽ đạt được mức độ phản chiếu ánh sáng tương tự như gương. 

Quá trình mạ crom 6+ bao gồm các bước sau:

- Tẩy dầu mỡ.

- Đánh bóng điện hóa.

- Mạ điện crom.

- Rửa sạch.

>> Xem thêm: Hóa chất xi mạ Crom là gì? Đặc trưng và ứng dụng của lớp mạ crom

3.2. Mạ crom 3+

- Thành phần chính của mạ crom 3+ đó chính là crom sunfat hoặc crom. Đây là phương pháp thay thế crom hóa trị sáu trong một vài lĩnh vực nhất định và độ dày.

- Thao tác thực hiện crom 3+ cũng giống với mạ crom 6+, điểm khác biệt đó chính là thành phần hoá học được sử dụng để mạ. 

4. Ưu điểm và hạn chế của mạ Crom

4.1. Ưu điểm nổi bật

Mạ crom là phương pháp sử dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, chế tạo vật liệu xây dựng do nó sở hữu những đặc tính ưu việt sau:

- Tạo lớp bảo vệ cứng chắc, có độ bền cao, chống ăn mòn hiệu quả.

- Lớp phủ trơn nhẵn, đồng đều, khó thấm ướt. Bề mặt ma sát nhỏ, độ bám dính tốt nên giúp bảo vệ sản phẩm 1 cách hiệu quả.

- Đảm bảo tính đồng nhất, tăng tuổi thọ cho vật liệu.

- Thao tác mạ crom tương đối  đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện cho quá trình kiểm tra và điều chỉnh lại kỹ thuật trong từng giai đoạn mạ. 

4.2. Điểm còn hạn chế

Đối với crom 6+:

- Hiệu quả cực âm thấp, điều này tác động đến việc phóng điện từ cực dương thấp, hậu quả là lớp phủ crom không đồng đều. Bề mặt vật liệu có những điểm lồi thì bị phủ lớp crom dày, còn chỗ khuất hoặc chỗ lõm thì lớp phủ mỏng, thậm chí còn không có lớp phủ.

- Crom 6+ được coi là 1 trong những chất độc nhất của hợp chất crom nên nó có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. 

Đối với crom 3+

- So với Crom 6+ thì Crom 3+ ít độc hơn.

- Màu sắc mạ không đẹp bằng mạ Crom 6+ nên cần phải bổ sung thêm các chất phụ gia để điều chỉnh màu sắc.

- Tốn nhiều chi phí hoá chất. 

5. Lớp mạ crome thế nào là đạt chuẩn?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp áp dụng các công nghệ hiện đại để mạ Crom. Tuy nhiên, mỗi loại phương pháp sẽ có những cách thực hiện khác nhau nên sẽ mang lại những kết quả khác nhau. Một lớp mạ crome được đánh giá là tốt thường hội tụ những tiêu chí sau:

- Lớp phủ bóng, mịn, sáng và không xảy ra hiện tượng bị rộp hay bỏng cháy. Tạo ra bề mặt sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.

Lớp mạ crom bóng, mịn và sáng

Lớp mạ crom bóng, mịn và sáng

- Khi lấy dao nhon chà sát lên, bề mặt không bị trầy xước.

- Lớp mạ bám dính chắc chắn trên bề mặt vật liệu, không bị bong tróc. 

6. Ứng dụng của mạ Crom trong các lĩnh vực

Các vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, máy móc được làm bằng vật liệu kim loại sau một thời gian tiếp xúc với không khí sẽ có hiện tượng bị rỉ sét, mài mòn. Để ngăn chặn điều này mà các ngành công nghệ mạ được ra đời với mục đích để bảo vệ kim loại và tăng tuổi thọ vật liệu. Do đó, mà nó ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều loại lĩnh vực: 

- Ngành công nghiệp luyện kim: Được sử dụng vào việc chế tạo ra thép không gỉ và các vật liệu khác cần mạ crom,

- Sản xuất phụ tùng, máy móc: Mạ crom có công dụng bảo vệ các chi tiết máy, giúp tăng độ cứng và tuổi thọ của các chi tiết, phụ tùng mạ.

- Ngành xây dựng: Được sử dụng để ngăn chặn sự ăn mòn của các vật liệu sắt thép, trụ điện.

Ứng dụng mạ Crom trong sản xuất vật liệu xây dựng

Ứng dụng mạ Crom trong sản xuất vật liệu xây dựng

- Trang trí nội thất và ngoại thất: Tạo lớp phủ sáng bỏng và bền vững với thời gian cho các vật liệu trang trí nội thất, ứng dụng làm bản lề, tay nắm cửa,…

- Đời sống: Các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như vòi rửa bát, giá đựng bát và các đồ gia dụng khác sử dụng mạ crom rất nhiều để tránh rỉ sét. 

- Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong nhiều loại ngành nghề khác như điện tử, trang thiết bị trong dàn khoan, ngành thuộc da,…

Toàn bộ những thông tin chi tiết về mạ crom đã được chúng tôi chia sẻ ở trên, nếu còn băn khoăn điều gì, bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết để đội ngũ chuyên viên của LabVIETCHEM giải đáp. 

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716