Trong những lĩnh vực đòi hỏi cần giữ bí mật thông tin như quân đội, hàng không vũ trụ,... người ta không thể trao đổi thông tin bằng lời nói hay bằng văn bản thư từ mà cần có phương thức riêng. Và phương thức được tin dùng từ xa xưa chính là mật mã Morse - một phương thức truyền tin bí mật đặc biệt được sử dụng rộng rãi. Vậy mật mã Morse là gì? Các phát tín hiệu Morse ra sao? Hãy cùng LabVIETCHEM đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mã Morse được sử dụng rất phổ biến trong quân đội
Mật mã Morse là gì?
Mã Morse hay mã Moóc là một loại mã hóa ký tự dùng trong viễn thông để truyền các thông tin điện báo. Mã Morse dùng một chuỗi đã được chuẩn hóa gồm các phần tử dài và ngắn để biểu diễn các chữ cái (không phân biệt chữ hoa với chữ thường), chữ số, dấu chấm, dấu gạch ngang và các kí tự đặc biệt của một thông điệp. Trong đó:
- Thời lượng chấm là đơn vị đo thời gian cơ bản dùng trong truyền tín hiệu mã Morse.
- Thời lượng dấu gạch ngang dài gấp ba lần thời lượng của dấu chấm.
- Với mỗi dấu chấm, dấu gạch ngang trong một kí tự sẽ theo sau bởi khoảng thời gian vắng mặt tín hiệu, hay còn gọi là khoảng trắng. Khoảng trắng tương đương với thời lượng của dấu chấm.
- Các chữ cái trong một từ sẽ được phân tách bằng khoảng trắng có thời gian bằng ba dấu chấm còn các từ được phân tách bằng khoảng trắng có thời gian bằng bảy dấu chấm.
- Các phần từ dài, ngắn có thể được biểu diễn bằng âm thanh, dấu, gạch, các xung hoặc các kí hiệu tường. Trong tiếng anh, nó được gọi là "chấm", "gạch", "dit" và "dah".
- Mật mã Morse được công bố lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 1 năm 1838 tại Morristown, New Jersey bởi họa sỹ người Mỹ - Samuel Finley Breese Morse. Hệ thống điện tín sử dụng mã hóa Morse là một thiết bị sử dụng xung điện để truyền tải tín hiệu liên lạc đã được mã hóa qua đường dây điện.
Hình ảnh Samuel Finley Breese Morse
- Sau phát minh này, một cuộc cách mạng mới trong việc liên lạc trên chiến trường trong quân đội đã nổ ra. Và mật mã Morse được sử dụng rộng rãi để truyền các thông tin điện báo trong suốt những năm từ 1870 đến 1967.
- Khi đến châu Âu để nghiên cứu nghệ thuật Pháp và Ý vào năm 1829, Morse đã bắt đầu nghiên cứu những phương pháp mã hóa ký tự để truyền đạt ý tưởng của mình theo cách đặc biệt mà không phải ai cũng có thể hiểu được.
- Đến năm 1832, Morse bắt đầu nghiên cứu loại mã hóa ký tự theo các dấu chấm và gạch. Và đến khi ông nghe nói đến một loại nam châm điện mới được phát hiện thì ý tưởng về việc truyền đi các thông điệp đã được mã hóa bằng cách gửi xung điện đã nảy ra trong suy nghĩ của Morse.
Mật mã Morse có bản chất là các ký tự được mã hóa thành dấy chấm (.) và gạch (_), thể hiện độ ngắn dài khi ngắt mở dòng diện và tạo ra âm thanh "tích" và "te". Để thể hiện các tín hiệu ngắn dài này, người ta có thể dùng: đèn, còi, cờ, trống,v.v...
Khi biết cách nhớ mã Morse, sẽ giúp ích cho chúng ta trong nhiêu trường hợp như:
- Trong trường hợp khẩn cấp, bị giam nhốt ở 2 căn phòng tách biệt, ta có thể liên lạc với nhay bằng cách gõ mã Mores lên tường để 2 bên hiểu được ý nhau.
- Tạo ra những bức mật thư thú vị bằng mã Mores trong lớp học hay trong những buổi vui vhowi cùng bạn bè.
- Nhớ được mã Morse, ta sẽ có thể giải mãi được các tín hiệu cầu cứu.
Hướng dẫn cách truyền tin bằng mã Morse
- Còi Morse thường được làm bằng kim loại (thau) hoặc nhựa. Khi dùng, bạn phải ngặm kín miệng còi bằng môi, đầu lưỡi đè kín lỗ thổi.
Còi Morse làm bằng kim loại
- Khi thổi âm thanh ngắn thì nhả lưỡi ra và đậy lại ngay để đảm bảo người nghe có thể nghe thấy rõ một tiếng TIC thật đanh gọn.
- Khi thổi âm thanh dài thì nhả lưỡi ra một lúc và đậy lại sau khoảng nửa giây, như vậy người nghe sẽ nghe được một tiếng TE dài hơn tiếng TIC.
- Chuẩn bị: Một hồi còi Morse phát tiếng TE thật dài
- Tín hiệu bắt đầu bản tin: Để khởi đầu bản tin, người gửi tin sẽ thổi chữ NW vài lần để người dịch chuẩn bị giấy bút ra và nhận tin. Tuy nhiên, có một số tài liệu sử dụng nhiều chữ A để khởi đầu bản tin.
- Nội dung bản tin mã Morse: Tùy vào khả năng của người dịch mà thổi còi nhanh hoặc chậm. Ví dụ như với bậc 1 thì thổi với tốc độ khoảng 15 ký tự/1 phút. Khi thổi cần thổi rành mạch từng ký tự một, hết một chữ lại nghỉ một chút, hết một câu thì nghỉ lâu hơn một chút. Một bản tin mã Morse nên thổi 2 lần, với một số trường hợp cần thổi đến 3 lần.
- Tín hiệu chấm dứt bản tin: Thổi chữ AR vài lần.
Cách sơ đẳng nhất là nhận bằng kiểu chấm gạch nhưng cách này khiến tốc độ giải mã bị chậm và phải dùng thêm bảng mẫu tự Morse để tra từng chữ thì mới được một bản tin hoàn chỉnh.
Bảng mã Morse quốc tế
Cách khác để giải mã tín hiệu mã Morse là dùng tháp Morse, cụ thể như sau:
- Nếu chữ khởi đầu bằng TE (-) thì dùng một nửa tháp Morse bên trái: Nếu âm tiếp theo là TE thì đi theo hướng ngang còn nếu là TIC thì hướng lên. Ví dụ: TE – TE – TIC – TE, ta sẽ có nửa tháp trái – ngang – lên – ngang và kết quả là được chữ Q.
- Nếu chữ khởi đầu bằng TIC (.) thì dùng nửa tháp bên phải tháp Morse. Nếu âm tiếp theo là TE thì đi theo hướng ngang còn nếu là TIC thì hướng lên. Ví dụ: TIC – TIC – TE – TIC, ta sẽ có nửa tháp phải – ngang – lên – ngang và kết quả là chữ F.
Google đã phát hành công cụ Morse Typing Trainer với tính năng hỗ trợ cho mã Morse trong bàn phím Gboard cho Android và iOS trên điện thoại là chủ yếu. Nhờ đó, bất cứ ai cũng có thể sử dụng Morse Typing Trainer để gửi mã Morse từ bàn phím của mình.
Morse Typing Trainer sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan để giúp người dùng liên kết từng chữ cái trong mã Morse với dấu chấm và gạch ngang tương ứng. Ví dụ, chữ “B” trong mã Morse sẽ là “. – – -”.
+> Với hệ điều hành Android
Bước 1: Tải Gboard về cho điện thoại.
Bước 2: Mở cài đặt ứng dụng
Chọn trường văn bản để hiển thị bàn phím. Nếu xuất hiện bàn phím khác, chạm vào biểu tượng bàn phím ở góc dưới bên phải và chuyển sang Gboard → Kích vào mũi tên ở đầu bàn phím để hiển thị danh sách các biểu tượng → Chọn biểu tượng “3 dấu chấm”. Đây là Menu để hiển thị nhiều mục hơn → Chọn biểu tượng bánh răng để mở cài đặt ( Settings) → Chọn Languages → mục English → Di chuyển sang bên phải → Morse code. Lúc này, bạn có thể thay đổi một loạt các cài đặt → nhấn Done để thêm bàn phím mã Morse.
Khi muốn thay đổi giữa bàn phím tiêu chuẩn và bàn phím mã Morse, kích vào biểu tượng quả cầu trong Gboard.
+> Với hệ điều hành iOS
Bước 1: Tải ứng dụng Gboard từ App Store.
Bước 2: Mở cài đặt ứng dụng.
Mở ứng dụng từ màn hình chính → chọn Languages → chọn Add language → Cuộn xuống phía dưới → chọn Morse Code – English.
Khi muốn sử dụng bàn phím mã Morse, chạm vào biểu tượng quả cầu trong Gboard.
Morse Code Translator là trang web cho phép nhập tin nhắn bằng tiếng Anh để xem mã Morse tương ứng và hỗ trợ hiển thị đầu ra tiếng Anh cho các ký tự mã Morse. Sau khi nhập nội dung tin nhắn, bạn có thể nhấn Play để nghe mã Morse. Còn nếu muốn thể hiện nội dung qua ánh sáng thì tích vào hộp Light để hiển thị đèn flash tương ứng mã.
Để gửi mã Morse cho người khác, chọn “Save” để tải xuống bản sao của phần âm thanh dưới định dạng WAV hoặc “Send” để tạo một URL. Người nhận tin có thể nghe được tin nhắn, xem đèn flash và xem các ký tự tiếng Anh xuất hiện trong thời gian thực.
Morsecode.me là chương trình trực tuyến cho phép mọi người tham gia các phòng chat và trò chuyện với nhau bằng mã Morse với nhiều kênh, tương ứng với trình độ sử dụng mã của người tham gia. Khi mọi người gõ, bạn sẽ nghe thấy các âm thanh của mã Morse tương ứng, đồng thời xuất hiện văn bản trong thời gian thực.
Morse Decoder là phần mềm giải mã Morse cho phép người dùng upload lên file âm thanh chứa mã Morse hoặc nghe âm thanh từ micro máy tính. Công cụ sẽ hiển thị các ký tự trong tin nhắn khi phát hiện ra chúng và thông qua công cụ này, bạn có thể gửi tin nhắn được mã hóa bằng mã Morse cho bạn bè.
Tuy nhiên, bạn nên ẩn file mã Morse dưới dạng một track trong file âm thanh gồm nhiều track hoặc dùng ứng dụng tự hủy để gửi tin nhắn an toàn vì bất kỳ ai cũng có thể truy cập file âm thanh thô và giải mã văn bản mã Morse.
Trên đây là một số thông về mật mã Morse mà labvietchem.com.vn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về mật mã Morse là gì? Lịch sử hình thành và cách phát một bản tin bằng tín hiệu mật mã Mosre trong thực tế. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn với bài viết này.
Vì tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu và một số chữ cái đặc biệt so với bảng mã quốc tế nên để dùng mã Morse trong tiếng Việt thì dấu và các chữ cái đặc biệt sẽ được mã hóa theo quy tắc sau:
 | AA |
Ă | AW |
Ô | OO |
Đ | DD |
ƯƠ | UOW |
Ơ | OW |
Sắc | S |
Huyền | F |
Hỏi | R |
Ngã | X |
Nặng | J |
Xem thêm:
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Thông tin rất hữu dụng. Giúp mình học cách nhớ và giải mã rất nhanh. Cảm ơn vì đã cho mình biết phương pháp hay như vậy
b tuyệt nha
Nhận xét đánh giá