Natri Photphat được biết đến là chất phụ gia sử dụng để điều chỉnh độ pH trong thực phẩm. Vậy thực phẩm có chứa Na3PO4 có gây hại hay không, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Thông thường, các thức ăn tươi nếu không được chế biến và bảo quản thì sau một thời gian sẽ bị hỏng hoặc mùi vị không tươi ngon như trước. Chính vì thế, nhiều nhà sản xuất hiện nay đã cho thêm các chất phụ gia vào trong thực phẩm để tạo ra những hương vị đặc trưng cho sản phẩm và có thể lưu trữ trong thời gian lâu hơn. Natri Photphat là chất phụ gia được sử dụng trong các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thịt, cá ngừ đóng hộp,.. với kí hiệu là E339, tên viết tắt là TSP.
Natri là chất phụ gia trong thực phẩm
Nó mang những công dụng sau đây đối với thực phẩm:
- Giúp ổn định kết cấu thức ăn, làm đặc thức ăn hơn, đặc biệt là hỗn hợp khoai tây nghiền.
- Giữ độ ẩm thích hợp cho thịt nguội và thịt hun khói, tránh trường hợp vi khuẩn, vi nấm phát triển sản sinh ra độc tố.
- Đóng vai trò là chất tạo men, giúp cho bột nổi lên trong các loại bánh được chế biến sẵn.
- Là chất nhũ hóa, giúp ổn định thể chất nhũ tương trong một số loại thực phẩm chế biến sẵn như phô mai.
- Điều chỉnh độ pH của thực phẩm, cải thiện hương vị và kéo dài thời gian sử dụng.
- Theo khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phân loại thì TSP thuộc nhóm GRAS - chất được công nhận an toàn đối với cơ thể. Có thể là do lượng Natri photphat cho vào thực phẩm tương đối thấp nên không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đối với sức khỏe. Nhưng nếu bổ sung lượng lớn natri photphat vào trong cơ thể có thể gây ra những tác động xấu đối với sức khỏe.
- Theo một vài nghiên cứu về chất phụ gia phốt phát trong thực phẩm và nguy cơ tiềm ẩn của chúng đối với cơ thể cho thấy Na3PO4 có những ảnh hưởng đến sức khỏe khác với photphat tự nhiên. Điều này có thể lý giải là do cơ thể có cơ chế hấp thụ khác nhau.
Thực phẩm chứa Natri photphat có an toàn không?
- Phốt pho hữu cơ có trong các loại thịt phẩm trứng và sữa. So với Photpho vô cơ (Na3PO4) trong với các thực phẩm chế biến thì phốt pho hữu cơ hấp thu ít hơn và chậm hơn. Ở đường tiêu hóa, cơ thể chỉ dung nạp 40-60% phốt pho hữu cơ. Trong khi đó, phốt pho vô cơ có thể dung nạp đến 100% nên khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm có chứa chất phụ gia natri photphat có thể làm tăng nồng độ photphat. Điều này không tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu, nồng độ photphat có mối tương quan đến quá trình lão hóa, các bệnh tim mạch, huyết áp và thận. Khi nồng độ phốt phát tăng cao sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
- Một số tác dụng bất lợi có thể nhận biết được khi cơ thể dung nạp quá nhiều lượng Natri photphat như: Nôn mửa, nhức đầu, thiểu niệu, đầy hơi, đau bụng, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, co giật,... Nếu không muốn gặp phải bất kỳ tác dụng bất lợi trên, người dùng hãy hạn chế ăn quá nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn như cá hộp, xúc xích, lạp xưởng,...
- Đối với một vài đối tượng, khi dung nạp quá nhiều phốt pho vào trong cơ thể có thể gặp phải những tác dụng phụ nặng hơn so với người bình thường. Vì thế, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Natri photphat, đặc biệt là sử dụng nó với mục đích bổ sung vào trong cơ thể hoặc ăn số lượng lớn thức ăn có chứa phosphat,...
- Khuyến cáo một số đối tượng dưới đây không nên sử dụng Natri photphat:
+ Người đang mắc bệnh thận.
+ Bệnh nhân bị rách ruột hoặc tắc nghẽn ruột.
+ Bệnh nhân bị viêm đại tràng.
+ Bệnh nhân suy chức năng tim.
+ Người dị ứng với natri photphat.
Đối tượng nào không nên dùng natri photphat
- Tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ để có liều lượng sử dụng phù hợp và báo với bác sĩ loại thuốc đang dùng để tránh xảy ra tương tác.
Natri photphat có tồn tại trong các loại thực phẩm tự nhiên như các cây họ đậu, các loại hạt, trứng, thịt cá, thịt gia cầm…
Bên cạnh đó, nó cũng có trong các loại thịt nguội, thức ăn nhanh, bánh nướng, cá đóng hộp,... để bảo quản và điều chỉnh độ chua của thực phẩm. Bởi vì, nó giúp đảm bảo độ tươi, kết cấu của thức ăn.
Mặc dù, Sodium phosphate được FDA đánh giá là an toàn nhưng cần lưu ý khi sử dụng cho một số đối tượng đặc biệt, nhất là những người có vấn đề về thận. Mong rằng bạn đọc hiểu thêm về những nguy cơ ảnh hưởng của Natri phosphat đối với sức khỏe và có những phương pháp điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe. Nếu còn điều gì còn thắc mắc, bạn đọc có thể để lại câu hỏi để chúng tôi giải đáp qua bài viết tiếp theo. Hãy tiếp tục theo dõi LabVIETCHEM để tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích khác nhé.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá