banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Nhiễm độc chì là gì? Triệu chứng ngộ độc chì và cách xử trí

1 Đánh giá
2023-02-03 16:51:54  -   Tài liệu

Chì được biết đến là loại kim loại độc, tích lũy nhiều trong cơ thể sẽ gây ra những tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Vậy ngộ độc chì có dấu hiệu gì? Có nguy hại gì tới sức khỏe? Biện pháp xử trí khi bị ngộ độc?

1. Nhiễm độc chì là gì?

Chì là kim loại nặng, tồn tại trong môi trường, chủ yếu được hình thành từ hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ…

Nếu sử dụng thức ăn, nước uống chứa chì có thể gây ra tình trạng ngộ độc. Nhiễm độc chì là tình trạng cơ thể tích lũy một hàm lượng lớn kim loại chì khiến cho cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, khó ngủ kéo dài, buồn nôn,...

Chì có độc không?

2. Nguồn gây ngộ độc chì

Chì có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống của chúng ta. Nó có thể vào trong cơ thể từ các nguồn sau:

- Môi trường: 

+ Các loại sơn chì.

+ Đất: Ở khu vực bị nhiễm sơn chì, các khu công nghiệp, đường xá có phương tiện đi lại có dùng xăng có chì.

Khu công nghiệp nhiễm chì

+ Nước: Các mạch nước ngầm gần vùng đất bị ô nhiễm, hệ thống ống dẫn nước bằng chì, đồ nấu ăn bằng chì. 

+ Không khí: Khí thải từ khu công nghiệp, xăng dầu có chì.

- Thực phẩm, thuốc:

+ Chì có thể có trong các thực phẩm đóng hộp có chất hàn sử dụng chì, dụng cụ nấu ăn bằng chì, nguồn thực phẩm trồng ở khu vực ô nhiễm.

+ Trước đây, chì có trong thành phần một số loại thuốc như thuốc cam, thuốc tưa lưỡi,... Đây là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc chì ở trẻ em.

3. Nhiễm độc chì theo con đường nào?

- Qua đường hô hấp: Cơ thể nhiễm độc khi hít phải khói, bụi, không khí có chứa chì. Trẻ em tiếp xúc với các chất độc trong khí thở nhiều hơn so với người lớn do chiều cao trẻ thấp hơn nên hít thở không khí ở gần mặt đất hơn nơi có nồng độ chì cao hơn.

- Qua đường tiêu hóa: Được vào cơ thể thông qua thức ăn, nước uống do không vệ sinh tinh trước khi ăn hoặc ngậm mút các đồ vật có chì. Theo báo cáo, trẻ em bị hấp thụ 40-50% lượng chì, trong khi đó người lớn chỉ hấp thu 10-15%. Cơ thể bị đói, chế độ ăn nghèo dưỡng chất, nhất là các ion sắt, canxi, kẽm nên làm tăng hấp thu chì ở đường tiêu hóa. Vì vậy, những người sống ở các khu vực ô nhiễm chì nếu chế độ ăn thiếu các chất khoáng thì càng dễ bị ngộ độc chì.

Sinh hoạt bằng nước nhiễm chì

- Qua da: Dù ít hấp thu hơn so với đường tiêu hóa và hô hấp nhưng vẫn có nguy cơ bị ngộ độc khi tiếp xúc dài ngày. Dạng oxit chì được dùng trong các thuốc nam lưu hành bất hợp pháp dễ hấp thu qua da.

- Qua nhau thai, sữa mẹ: Chì có thể đi qua nhau thai. Nếu bị nhiễm độc chì thì con cũng có nguy cơ bị ngộ độc còn đường qua sữa mẹ chưa được đánh giá đầy đủ.

4. Ảnh hưởng của chì đối với cơ thể?

Chì là kim loại độc có thể tác động đến hầu hết đến các cơ quan của cơ thể:

- Trên hệ thần kinh: Gây tổn thương hoặc chết tế bào thần kinh, kích thích thần kinh trung ương, hủy hoại, thoái hóa dây thần kinh.

- Hệ bạch huyết: Ức chế tổng hợp hồng cầu, giảm tuổi thọ hồng cầu do làm cho hồng cầu dễ vỡ.

- Trên thận: Tổn thương thận, giảm thải trừ axit uric qua nước tiểu. Do đó làm tăng lượng axit uric trong máu, tăng nguy cơ bệnh gout.

- Hệ tim mạch: Tăng co bóp thành mạch máu theo nhiều cơ chế, dẫn đến tăng huyết áp.

Triệu chứng ngộ độc chì

- Sinh sản: Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của cả nam và nữ.

+ Đối với nam: Giảm số lượng tinh trùng, thay đổi bất thường hình thái và tính di chuyển của tinh trùng, giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn.

+ Đối với nữ: Giảm chức năng buồng trứng, thoái hóa trứng.

- Bào thai: Do chì qua được nhau thai nên có thể gây nguy hại cho thai nhi gây chậm phát triển, giảm cân nặng và tăng nguy cơ dị tật.

- Nội tiết: Thay đổi chức năng tuyến giáp, nội tiết tuyến yên - tuyến thượng thận và các hormon tăng trưởng đối với trẻ em.

- Xương: Ngăn cản quá trình hình thành xương mới, mất cân bằng các tế bào xương, giảm sự tăng trưởng và phát triển chiều cao ở trẻ em.

- Hệ tiêu hóa: Co thắt ruột, đau bụng.

5. Dấu hiệu ngộ độc Chì

Ở trẻ em: Các triệu chứng ngộ độc chì ở trẻ em thường biểu hiện rất kín đáo, dễ bị sót qua, thường phát hiện thấy khi có chuyên khoa thăm khám. Một số biểu hiện có thể nhận thấy:

- Triệu chứng rõ nhận biết:

+ Thần kinh: Hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm, vô cảm, trí tuệ giảm sút, chậm phát triển,...

+ Tiêu hóa: Nôn, đau bụng, chán ăn.

+ Thiếu máu.

- Triệu chứng khó nhận biết:

+ Trẻ chậm phát triển, giảm nghe nhìn và chức năng nhận thức, tăng vận động, giảm tập trung, chống đối xã hội, bạo lực,...

+ Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chỉ số IQ của trẻ và nồng độ chì trong máu.

Ở người lớn sẽ có những biểu hiện sau:

-  Hệ thần kinh trung ương: Lơ mơ, lẫn lộn, dễ buồn ngủ, mất ngủ, co giật, đau đầu, mất trí nhớ, liệt.

- Tiêu hoá: Miệng có vị kim loại, chán ăn, táo bón, cơn đau bụng.

- Cơ, xương, khớp: Đau cơ, yếu cơ, đau khớp.

- Thiếu máu, người ta đã thấy độc tính của chì với máu ngay cả khi ở nồng độ 10 mcg/dL.

- Sinh sản: Giảm chức năng tình dục, giảm khả năng sinh sản, dễ sảy thai, đẻ non, chậm phát triển thai, dị dạng thai,...

- Bệnh thận.

- Ngộ độc mãn tính có mức độ tương quan với nồng độ chì máu. Có thể gây tăng huyết áp, suy giảm trí tuệ, bất thường điện não, rối loạn chức năng thận mãn tính và đục thủy tinh thể.

- Người bệnh có thể cảm thấy bất thường nhưng thường nhưng chỉ phát hiện ra khi xét nghiệm và khám chuyên khoa.

6. Cách xử trí khi nghi nhiễm chì

Nếu bạn nghi ngờ bị ngộ độc chì khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, cần thăm khám ngay tại các cơ sở y tế để có chuẩn đoán chính xác. Nguyên tắc chung điều trị ngộ độc chì như sau:

- Tránh xa các nguồn tiếp xúc với chì. Chẳng hạn là ngừng dùng thuốc cam, khắc phục điều kiện làm việc do tiếp xúc với chì trong lao động.

- Điều trị triệu chứng: Hôn mê, co giật cần được cấp cứu, truyền máu khi bị thiếu máu nặng,.

- Tẩy độc: Khi mới tiếp xúc với chì trên da, mắt, đường tiêu hóa, thì có thể tắm rửa bằng xà phòng, rửa dạ dày, rửa ruột, nội soi gắp chì trong đường tiêu hóa,...

- Dùng thuốc giải độc: Các thuốc khi vào cơ thể sẽ gắn với chì và được đào thải qua nước tiểu.

Ngộ độc chì rất khó để phát hiện ra, vậy nên khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ hãy thăm khám định kỳ để phát hiện kịp thời.

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội

Tống Duy Cương

Director

0915 989 780

Nguyễn Văn Trọng

Deputy Director

094 6688 777

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951