Trong thời gian gần đây, trên cả nước đã xảy ra rất nhiều các vụ ngộ độc do uống phải rượu pha cồn công nghiệp gây ra những hậu quả nghiệm trọng đối với sức khỏe. Vậy ngộ độc cồn methanol gây ra những nguy hiểm gì và phải xử trí ra sao khi uống phải?
Methanol có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Methanol (MeOH) là một hợp chất ít gây độc nhưng khi vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành andehit formic rồi thành acid formic có độc gấp rất nhiều so với MeOH gây độc tố đối với hệ thần kinh và võng mạc. Khi nồng độ axit formic cao sẽ gây ức chế cytochrome oxidase của ty lạp thể trong tế bào. Từ đó gây ra tình trạng thiếu oxy tế bào, nhiễm toan chuyển hóa nặng, tổn thương thần kinh thị giác và võng mạc mắt. Hơn nữa, nó có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, giãn mạch, hạ huyết áp.
Đối với người lớn:
- Liều 8g MeOH (1ml dung dịch 100%) có thể đã gây mù.
- Liều 10g MeOH tương ứng với 30ml dung dịch 40% có thể gây tử vong.
Đối với trẻ em:
- Liều có thể gây mù: 0,25ml/kg.
- Liều có thể gây tử vong: 0,5ml/kg.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ngộ độc cồn methanol đó chính là uống phải rượu có pha thêm MeOH.
Nguyên nhân ngộ độc cồn methanol
Rượu có nồng độ methanol cao có thể là do:
- Sử dụng nguyên liệu có lẫn bã gỗ: Một số cơ sở sử dụng mật mía là nguyên liệu chưng cất rượu. Nhưng nếu sơ chế không sạch bã, sẽ xảy ra hiện tượng lên men, phân hủy để tạo ra Methanol. k
- Pha rượu từ cồn có chứa Methanol không đạt tiêu chuẩn: Vì mục đích lợi nhuận mà nhiều cơ sở sản xuất rượu dùng loại cồn kém chất lượng có chứa hàm lượng methanol, aldehyde, aceton cao vượt tiêu chuẩn. Vì thế mà sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc
- Sử dụng cồn khô chứa methanol vào chưng cất: Do pha rượu từ các loại cồn khô sẽ giúp sản xuất rượu nhanh hơn và dậy mùi hơn nên nhiều cơ sở thường cho thêm loại cồn này khi chưng cất. Đây là phương pháp đưa trực tiếp chất độc methanol vào trong rượu rất dễ gây ngộ độc.
- Không loại bỏ phần rượu chứa methanol ban đầu: Ở giai đoạn đầu chưng cất sẽ sản sinh các tạp chất methanol, aldehyde, aceton,... Về nguyên tắc phải loại bỏ những chất này đi. Nhưng vì lý do lợi nhuận mà một số người chưng cất rượu vẫn giữ lớp rượu này gây hại cho sức khỏe người dùng.
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc cồn methanol
Các dấu hiệu nhiễm độc cồn Methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi uống nhưng cũng có bệnh nhân xuất hiện muộn hơn. Ngộ độc Methanol sẽ gây ra tác động xấu đối với cơ thể như sau:
- Hệ Thần kinh: Bệnh nhân trong trạng thái tỉnh táo nhưng rất đau đầu, chóng mặt. Sau đó có biểu hiện quên, bồn chồn, lú lẫn, ngủ lịm, hôn mê, co giật,... Trong trường hợp nặng có thể bị chảy máu não, nhồi máu nhân bèo, tụt não…
- Thị giác: Xuất hiện tình trạng nhìn mờ, nhìn đội, sợ ánh sáng, đau mắt, giảm hoặc mất thị lực, gặp ảo giác sau 12 - 24 giờ. Nếu ngộ độc nặng, đồng tử của người bệnh có thể nhạy cảm với ánh sáng.
- Hệ tim mạch: Gây hạ huyết áp, giãn mạch, suy tim.
- Trên hệ hô hấp: Hơi thở yếu, thở nhanh, sâu khi bị nhiễm toan chuyển hóa, thậm chí có thể ngừng thở.
- Biến chứng thần kinh: Rối loạn nhận thức, bệnh đa dây thần kinh, hội chứng Parkinson,...
- Hệ tiêu hóa: Viêm dạ dày chảy máu, viêm tụy cấp, tiêu chảy, nôn mửa. Trong trường hợp ngộ độc trung bình và nặng có thể thay đổi chức năng gan,
- Trên thận: Suy thận cấp với triệu chứng tiểu ít, vô niệu, nước tiểu sẫm màu.
- Các biểu hiện khác: Đau lưng, đau cứng cơ vai gáy, toát mồ hôi,...
Khi tiến hành sơ cứu cho người nghi ngờ bị ngộ độc methanol, cần phải đảm tuân thủ đúng nguyên tắc chung khi sơ cứu ngộ độc. Chỉ được thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của các bộ nhân viên y tế hay sau khi đã liên hệ với Trung tâm Chống độc.
Xử trí ngộ độc cồn methanol
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo về nguyên tắc điều trị ngộ độc Methanol là:
- Ngăn chặn sự chuyển hóa của chất Methanol thành các chất độc. Sự chuyển hóa có thể được ngăn chặn bằng cách cho uống ethanol và fomepizole.
- Điều trị triệu chứng và thực hiện các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác. Các phương pháp hỗ trợ:
+ Phòng ngừa nhiễm acid bằng chất cacbonat axit natri.
+ Đặt ống và hô hấp bằng máy để hồi sức các chức năng sống.
+ Đào thải MeOH và các sản phẩm chuyển hóa của nó ra ngoài cơ thể bằng phương pháp thẩm phân máu.
Phương pháp điều trị dứt điểm duy nhất khi bị ngộ độc Methanol là thẩm phân máu. Bởi vì nó giúp duy trì cân bằng hóa học, chất điện giải trong cơ thể bao gồm kali, natri, clo và kiểm soát huyết áp của người bệnh.
Khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc methanol hãy liên hệ và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được cấp cứu cấp thời.
Biện pháp phòng ngừa ngộ độc methanol
Về cảm quan, rất khó phân biệt rượu có chứa methanol và ethanol bằng mắt thường bởi vì mùi vị của hai loại rượu này khá giống nhau. Nhưng có thể phòng tránh nguy cơ ngộ độc rượu bằng các cách sau:
- Hạn chế tối đa uống rượu bia vì nếu cơ thể dung nạp quá nhiều cũng sẽ gây tổn hại đến các cơ quan, đặc biệt là gan.
- Nên mua và uống rượu ở các địa chỉ uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Xem rõ thành phần của rượu, tuyệt đối không uống loại rượu có hàm lượng Methanol > 0,1%.
- Không nên uống rượu khi đói bởi vì cơ thể sẽ dung nạp nhanh hơn và dễ say hơn.
- Uống rượu bia đúng liều lượng: Đối với rượu sâm panh (nồng độ 11%) chỉ nên uống 150-200ml/ ngày khoảng 1 ly rượu., 25ml/ngày rượu trắng (nồng độ 35-40%),...
Hy vọng bài viết trên cung cấp được thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể phát hiện ra được các triệu chứng sớm của ngộ độc cồn methanol để có thể xử trí kịp thời.
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá