banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Benzen có độc không? Nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe

1 Đánh giá
2023-01-30 16:53:18  -   Tài liệu

Benzen là dung môi thông dụng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng được liệt vào trong danh sách những hóa chất gây độc đối với con người. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các độc giả những ảnh hưởng của benzen đối với sức khoẻ và cách phòng ngừa.

1. Benzen có độc không? Tác hại của benzen đối với sức khỏe con người

Benzen là chất lỏng không tan trong nước và có mùi thơm đặc trưng. Loại hoá chất này được ứng dụng để hoà tan các chất bao gồm mỡ, cao su, sơn, vecni,... Khi dính vào da, có thể gây khô ngứa và xuất hiện các vết sưng đỏ. Còn khi bắn vào mắt có thể gây tổn thương giác mạc. Tuỳ thuộc vào thời gian cũng như nồng độ tiếp xúc, mà cơ thể chúng ta có mức độ tổn thương khác nhau.

Benzen có độc không?

1.1. Nhiễm độc cấp tính

Khi tiếp xúc phải, cơ thể có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, nguy hiểm hơn có thể tử vong. Phụ thuộc vào nồng độ, thời gian và con đường tiếp xúc mà các triệu chứng có thể diễn ra nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ, cụ thể như sau:

- Nếu hít phải, ăn uống phải  thực phẩm nhiễm benzen:

+ Nồng độ nhẹ, tiếp xúc trong thời gian ngắn: Đầu óc choáng váng, buồn ngủ, liệt, mất nhận thức, giảm trí nhớ, lú lẫn, tim đập nhanh, khó thở.

+ Nồng độ rất cao: Có nguy cơ tử vong.

- Giảm thính lực.

- Tổn thương nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

=> Xem thêm bài viết: Benzen dùng để làm gì? Tính chất và ứng dụng của C6H6

1.2. Nhiễm độc mãn tính

Tình trạng ngộ độc mãn tính thường sẽ xảy ra đối với người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với benzen hoặc đồng đẳng của nó với nồng độ vượt quá mức cho phép. Có trường hợp chỉ sau 1 tháng đã xuất hiện triệu chứng bệnh nhưng có những người ủ bệnh, phải sau 15 năm tiếp xúc mới có biểu hiện. Các triệu chứng nhận biết như sau:

 - Điều kiện làm việc và môi trường sống có nhiều dụng cụ, vật dụng chứa benzen. Việc hít benzen lâu ngày có thể ảnh hưởng tới não bộ khiến cho nạn nhân thường xuyên đau đầu, dễ ngất xỉu, suy giảm thị lực.

Triệu chứng ngộ độc benzen

- Hệ bạch huyết bị tác động: Giảm số lượng hồng cầu gây thiếu máu trầm trọng, cơ thể xanh xao. Có thể gây chảy máu, suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm độc mãn tính sẽ gây ra hậu quả nặng nề đối với tuỷ xương.

 - Có nguy cơ mắc bệnh tăng sinh ác tính dòng bạch cầu hay còn có tên gọi khác là bệnh leukemia, bệnh ung thư máu hay bệnh máu trắng và bệnh u lympho.

 - Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản: 

+ Đối với phụ nữ: Gây teo buồng trứng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí là  vô sinh. 

+ Đối với đàn ông: Biến dạng, giảm chất lượng tinh trùng.

2. Benzen xâm nhập vào cơ thể theo những con đường nào?

- Trong điều kiện sinh hoạt thường ngày, chúng ta có thể tiếp xúc với benzen từ chính những vật dụng có ở trong nhà làm bằng cao su, nhựa, sơn,... Một phần nó cũng được thải ra từ khói của phương tiện giao thông hay khói thuốc lá.

- Đôi khi, Benzen cũng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường ăn uống. Đó là khi chúng ta sử dụng phải nguồn nước bị nhiễm độc benzen bị rò rỉ từ các bồn chứa xăng dầu, bãi rác thải độc hại.

- Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm độc benzen gồm:;

+ Công nhân làm việc tại các nhà máy lọc dầu, sản xuất xăng,...

+ Thợ đóng giày.

+ Nhân viên phòng thí nghiệm.

+ Thợ in, lính cứu hoả.

- Benzen có thể vào trong cơ thể người qua đường tiêu hóa, đường hô hấp hay thẩm thấu qua da. Sau khi vào trong cơ thể, chất độc này thấm đi vào máu và được chuyển hoá ở gan. Tại gan, benzen sẽ bị oxy hoá thành phenol và các hợp chất khác (catechol, hydroquinone và 1, 2, 4-trihydroxybenzene) rồi lại tiếp tục  oxy hóa thành quinone hoặc semiquinone.

3. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm độc benzen

- Đối với các các nhà máy thường sử dụng benzen là nguyên liệu bào chế cần phải đảm bảo môi trường làm việc thoáng khí, có thiết kế hệ thống thông hút gió, đảm bảo trang thiết bị an toàn lao động. Trong điều kiện nơi làm việc có nồng độ benzen ở mức cao thì phải giảm tối thiểu số người làm và có máy hút khí ngay tại chỗ làm việc.

- Kiểm tra định kỳ và thường xuyên nồng độ benzen trong không khí tại nơi làm việc.

- Đảm bảo khám sức khỏe định kỳ đầy đủ cho toàn bộ nhân viên có tiếp xúc với benzen và đồng đẳng của nó.

- Công nhân tiếp xúc với benzen phải có quần áo bảo hộ phù hợp, găng tay, kính mũ bảo hộ và mặt nạ,... Nên sử dụng loại mặt nạ chuyên biệt chu trình khép kín với oxy nén, nhất là khi nồng độ benzen trong không khí vượt quá 1mg/l. Sau khi làm việc, nên tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ hơi benzen bám vào người sau quá trình cởi bỏ quần áo bảo hộ và khi làm việc.

Trang bị đồ bảo hộ khi tiếp xúc với benzen

- Đảm bảo môi trường làm việc có hệ thống dẫn không khí trong sạch ngoài trời thổi vào để làm loãng nồng độ benzen trong không khí.

- Trong quá trình sử dụng, nếu có dùng khăn lau hoặc thấm benzen thì không được vứt linh tinh tránh gây ô nhiễm không khí.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn đọc hiểu thêm về những ảnh hưởng của benzen đối với cơ thể để có biện pháp phòng ngừa.

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội

Tống Duy Cương

Director

0915 989 780

Nguyễn Văn Trọng

Deputy Director

094 6688 777

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951