banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Nhiễm độc thuỷ ngân - Triệu chứng và cách xử trí

1 Đánh giá
2022-11-24 10:27:24  -   Tài liệu

Thuỷ ngân là kim loại nặng, gây độc khi nuốt hoặc hít phải. Nếu cơ thể dung nạp loại hoá chất này quá nhiều từ nguồn thực phẩm hoặc môi trường ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nguy hại đối với sức khỏe. Vậy dấu hiệu nào nhận biết cơ thể bị nhiễm độc thuỷ ngân và cách xử trí?

Ngộ độc thủy ngân

1. Nhiễm độc thuỷ ngân là gì?

Thuỷ ngân tồn tại trong tự nhiên dưới nhiều hình thức khác nhau như kim loại, muối,... Trong ngành công nghiệp, thuỷ ngân được sử dụng để chế tạo ra bóng đèn, một số thiết bị, hóa chất trong phòng thí nghiệm. Ở điều kiện ở nhiệt độ phòng, thuỷ ngân ở dạng lỏng rất dễ bay hơi vào không khí và phân tán vào môi trường xung quanh gây ra nguy hiểm cho con người và động vật khi tiếp xúc với chúng. Như vậy, ngộ độc thuỷ ngân là một dạng ngộ độc kim loại do phơi nhiễm với thuỷ ngân ở các dạng khác nhau (nguyên tố, bay hơi, muối vô cơ, hữu cơ,...) gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Xem thêm: Thủy ngân là gì? Ứng dụng trong đời sống

2. Nguồn gây ngộ độc thủy ngân 

Thuỷ ngân là một chất lỏng màu xám bạc, gây hại cho con người khi tiếp xúc hoặc hít phải.  Theo Tổ chức y tế thế giới, đa phần sự phơi nhiễm của con người với thuỷ ngân là do sự rò rỉ Hg trong y khoa, ăn phải hải sản bị ô nhiễm hoặc do môi trường làm việc có tiếp xúc với thuỷ ngân. Cụ thể:

- Kim loại Hg có thể sinh ra từ các hoạt động của nhà máy điện đốt than đá, lò đốt rác hay các đám cháy rừng.

- Thuỷ ngân trong không khí lắng xuống nước sẽ bị vi sinh vật chuyển thành Methyl thủy ngân (MeHg). Các loài cá nhỏ nhiễm thuỷ ngân khi bị các con cá lớn ăn phải cũng mang trong mình nguồn nhiễm độc. Khi con người tiêu thụ phải các loài cá này thì cũng có nguy cơ ngộ độc thuỷ ngân.

Nguồn ngộ độc thủy ngân

- Hợp chất thủy ngân vô cơ được tìm thấy trong pin, thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc xịt muỗi,... Những hợp chất này có thể gây hại nếu con người hít hoặc uống phải.

- Thủy ngân phenyl (phenylmercury) từ các loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, bả chống thấm, mỹ phẩm dành cho mắt,... Đối với dạng thuỷ ngân sẽ xâm nhập vào trong cơ thể khi hít vào ở dạng hơi, thấm qua da hoặc qua đường tiêu hóa.

Sau khi tiếp xúc với trong cơ thể, thủy ngân hấp thụ gần như hoàn toàn vào tuần hoàn và phân bố tới mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Đặc biệt, nó truyền qua được nhau thai gây ra những nguy hiểm đối với bào thai. Tóm lại, một số nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thuỷ ngân có thể kể đến như:

- Ăn phải nguồn thực phẩm nhiễm độc, đặc biệt là cá.

- Tiếp xúc với không khí độc hại ở khu vực nhà máy sản xuất, chế biến công nghiệp.

- Do tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.

3. Triệu chứng nhiễm độc thủy ngân

Ngộ độc hay nhiễm độc thuỷ ngân sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau tuỳ theo loại Hg hít phải, khoảng thời gian tiếp xúc, liều lượng,... 

- Nếu hít phải Thuỷ ngân nguyên tố hoặc nuốt phải Hg vô cơ sẽ gây ngộ độc cấp tính.

- Nếu tiếp xúc với Hg dạng hữu cơ như ăn phải cá nhiễm độc sẽ gây ngộ độc mãn tính.

Hít phải hơi thuỷ ngân có nguy cơ gây bệnh phổi nặng cấp tính với các triệu chứng ban đầu là sốt, ớn lạnh, khó thở. Một số biểu hiện khác như viêm miệng, lơ mơ, co giật, ói mửa, viêm ruột. Các triệu chứng này thường thuyên giảm trong vòng 1 tuần. Nhưng có một số trường hợp tiến triển nặng hơn gây phù phổi cấp, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

Triệu chứng ngộ độc mạn: Điển hình là tam chứng kinh điển gồm:

- Viêm lợi, chảy nước miếng.

- Run giật tay.

- Rối loạn thần kinh.

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân gây run giật tay

Đối với trẻ em sẽ gây mất ngủ, giảm trí nhớ, tâm lý bất ổn, kém ăn, buồn bã..

Trong trường hợp nuốt phải thủy ngân vô cơ (pin) có thể gây bỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Vài ngày sau có thể gây hoại tử ống thận cấp, suy thận, mất cân bằng nước và điện giải. Nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.

Ăn phải nguồn thực phẩm chứa thủy ngân hữu cơ như cá biển sẽ gây ngộ độc mạn. Các triệu chứng sẽ xuất hiện sau nhiều ngày đến vài tuần. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây dị cảm, thất điều, suy nhược thần kinh, giảm thính lực, loạn vận ngôn, run cơ, rối loạn tâm thần… Cần chú ý, đối với những mẹ bầu thường xuyên ăn cá biển có chứa thuỷ ngân có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, khuyết tật ống thần kinh, kém phát triển trí tuệ, bại não, biến dạng chi.

4. Cách giải độc khi hít phải thủy ngân

Đến nay, nhiễm độc thuỷ ngân vẫn chưa có cách thải độc tự nhiên hay tại nhà. Nên ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng ở trên cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm để đánh giá mức độ độc của người bệnh. Tùy từng mức độ sẽ có giải pháp điều trị phù hợp.

Cách xử trí ngộ độc thủy ngân

Mỗi một tình huống nhiễm độc khác nhau sẽ gây ra những mức độ nguy hiểm khác nhau. Vì vậy, nếu chẳng may bị phơi nhiễm với thuỷ ngân cũng phải thật bình tĩnh để tìm cách xử trí. Dưới đây là một số bước cơ bản xử trí ngộ độc thủy ngân trước khi đến bệnh viện gồm:

- Trong trường hợp hít phải hơi thủy ngân: Cần nhanh chóng sơ tán bệnh nhân ra khỏi khu vực có  thì nên nhanh chóng đưa ra khỏi khu vực có Hg. Nếu là phòng thì cần đóng kín cửa để tránh hơi thủy ngân bay ra ngoài. 

- Trường hợp trẻ chẳng may nuốt phải: Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất và chú ý phải lấy nhiều nước. 

- Trường hợp tiếp xúc qua da: Loại bỏ chất độc ra ngoài bằng cách:

+ Vệ sinh tay bằng xà phòng và nước sạch. Đồng thời vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.

+ Đề phòng thủy ngân dính vào người nên thay toàn bộ quần áo.

+ Làm sạch quần áo dính thủy ngân: Ngâm quần áo vào nước lạnh và nước xà phòng ở nhiệt độ 70 - 80 độ C. Ngâm tiếp 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha chất tẩy rồi mới xả bằng nước sạch.

+ Đeo găng tay, kính, ủng khi xử lý các vật dụng có chứa thủy ngân vỡ ra. Dụng cụ thu dọn thủy ngân như chổi, sọt đựng rác hay găng tay vào túi ni lông buộc kín nên bỏ đi và ghi chú thông tin bên ngoài để tránh trường hợp xấu cho người khác.

Nếu có nhu cầu tìm kiếm và mua sản phẩm hãy liên hệ qua hotline: 0826 020 020 để được tư vấn.

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716