Với sự biến đổi của khí hậu, hạn hán, lũ lụt, xói mòn, làm cho nước biển dâng cao kéo theo vấn đề ngập mặn. Điều này, dẫn đến tình trạng nhiễm mặn nước, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt. Hãy cùng LabVIETCHEM tìm hiểu nước mặn là gì? Nguyên nhân và biện pháp xử lý nguồn nước nhiễm mặn.
Nước nhiễm mặn là tình trạng nguồn nước có chứa hàm lượng muối hòa tan vượt quá mức quy định. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống thì nước nhiễm mặn khi nồng độ muối hòa tan, chủ yếu là NaCl > 300mg/L. Độ mặn cho phép ở khu vực bình thường là dưới 250mg/L còn ở khu vực ven biển và hải đào là dưới 300mg/L.
Nước nhiễm mặn là gì?
Nếu thấy nước dùng có vị mặn bất thường thì có khả năng cao nước đã bị nhiễm mặn, bạn cần phải sử dụng máy đo độ mặn để có kết quả chính xác.
Tình trạng nước bị nhiễm mặn có thể xảy ra do sự thay đổi của thời tiết, khí hậu, thiên nhiên hoặc bị tác động bởi yếu tố con người.
- Hiện tượng này thường xảy ra ở những khu vực trũng, ven biển nhưng khi hạn hán kéo dài khiến cho nước ngọt ngày càng khan hiếm thì cũng xảy ra tình trạng xâm nhập nước biển vào trong đất liền.
- Thủy triều dâng cao, nước biển xâm nhập vào sông ngòi, kênh rạch. Nồng độ nước bị nhiễm mặn sẽ tùy thuộc vào mức độ thủy triều toàn vùng.
Thủy triều dâng làm tăng nguy cơ nước nhiễm mặn
- Trái đất nóng lên làm cho băng 2 cực tan nhanh làm mực nước biển dâng cao và xâm lấn vào trong đất liền. Nó làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm của các khu vực ven biển.
- Hoạt động tưới tiêu: Thông thường nước tưới sẽ được lấy trực tiếp từ sông ngòi. Nguồn nước này thường chứa 1 lượng lớn khoáng chất vì nhận được từ các vùng đất khác nhau mà nó chảy qua. Nhưng vì 1 lý do nào đó mà lượng muối không sử dụng hết, bị tích tụ lại làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn.
- Quá trình khai thác mạch nước ngầm gần biển có nguy cơ nước nhiễm mặn cao.
- Các đập thủy điện, khai thác nước đầu nguồn ngày càng xây dựng nhiều làm giảm lưu lượng nước về hạ lưu, tạo điều kiện thuận lợi cho nước biển xâm nhập vào nơi có địa hình thấp. Thủy triều dâng lên sẽ đổ ngược về các con sông làm nước bị nhiễm mặn.
- Sử dụng nguồn nước có nồng độ muối cao sẽ gây hại cho thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Tích lũy lâu ngày có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch.
- Nồng độ muối cao sẽ tăng khả năng hút nước khiến cho các tế bào bị tiêu nhỏ.
- Tăng nguy cơ khô da, viêm da, mắc các bệnh ngoài da khác như hắc lào, ghẻ lở.
- Tăng vị mặn, giảm hương vị món ăn khi nấu nướng
- Đối với nông nghiệp: Nước bị nhiễm mặn sẽ làm tăng độ mặn của đất, suy thoái chất lượng đất trồng trọt, giảm năng suất cây trồng.
Nước nhiễm mặn làm suy thoái đất trồng
- Công nghiệp: Tăng khả năng bám cặn, phát nổ khi sử dụng nước nhiễm mặn trong quá trình sử dụng máy móc. Điều này làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của máy móc.
- Đời sống sinh hoạt: Đóng cặn, rỉ sét các đường ống và thiết bị sinh hoạt.
Để làm giảm độ mặn của nước, người ta có thể sử dụng các phương pháp sau đây:
Sử dụng nhiệt để làm sôi nước nhiễm mặn, nước tinh khiết sẽ bay hơi và ngưng tụ dưới dạng lỏng. Muối sẽ bị đóng cặn ở dưới đáy.
- Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ thực hiện.
+ Chưng cất được nước có nhiều độ mặn khác nhau.
- Nhược điểm: Chỉ thích hợp với quy mô nhỏ với lượng nước xử lý không nhiều.
Tiến trình khử muối được thực hiện bằng phương pháp trao đổi ion với 2 bể lọc H-cationit và OH-anionit. Nước lọc qua bể H-cationit, cation của muối hòa tan sẽ trao đổi với ion H+ của hạt cation để chuyển sang các axit tương ứng
RH+ NaCl => RNa + HCl
RH + Na2SO4 => 2RNa + H2SO4
RH+ Ca(HCO3)2 => R2Ca + 2CO2+ 2H20
Sau khi khử cation, nước sẽ đi qua bể lọc OH-anionit. Các hạt anionit trong nước sẽ bị hấp thụ từ các anion của axit mạnh như Cl-, (SO4)2- và nhả vào nước một số lượng tương đương OH-.
- Ưu điểm: Đảm bảo được chất lượng của nước sau khi lọc.
- Nhược điểm: Khó vận hành và tốn 1 lượng chi phí lớn.
Để lọc nước người ta sẽ sử dụng màng lọc RO dưới áp suất cao. Màng có tính chọn lọc cao chỉ cho các phân tử nước đi qua và ngăn cản các hợp chất hòa tan có trong nó.
- Ưu điểm: Giá thành hợp lý, phù hợp với kinh tế của người dân.
- Nhược điểm: Dễ bị tắc trong khi sử dụng.
Nước nhiễm mặn gây ra không ít những ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Vì vậy, mỗi người dân nên có những phương pháp phù hợp để xử lý nguồn nước bị nhiễm mặn.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá