banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Organic là gì? Cách nhận biết sản phẩm Organic

1 Đánh giá
2022-06-08 23:34:15  -   Tài liệu

Các sản phẩm organic ngày càng được quan tâm và trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều người tiêu dùng hiện nay. Vậy organic là gì? Yêu cầu về loại sản phẩm này như thế nào và làm sao để nhận biết? Hãy cùng LabVIETCHEM tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

 

 

 

 

 

 

 

1. Tổng quan về Organic là gì?

1.1. Organic là gì?

Organic được hiểu đơn giản là hữu cơ,  là các sản phẩm không sử dụng hóa chất nhân tạo trong quá trình nuôi trồng hay không sử dụng các chất kích thích cho động vật làm thực phẩm,… Nó cũng có thể hiểu là sự việc xảy ra hay phát triển theo một cách tự nhiên qua thời gian, không bị ai ép buộc cũng như lên kế hoạch,… Có rất nhiều định nghĩa về organic  là gì, ở đây chúng ta sẽ chú trọng làm rõ về sản phẩm organic.

Sản phẩm organic là loại sản phẩm hữu cơ không sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp hay bùn thải, bức xạ ion, sinh vật biến đổi gen trong suốt quá trình canh tác. Động vật cho thịt, trứng, các sản phẩm sữa, gia cầm không được dùng thuốc kháng sinh hay hormone tăng trưởng. Các sản phẩm này được sản xuất từ những nông trại chú trọng đến việc sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo, bảo tồn nguồn đất, nước nhằm nâng cao chất lượng môi trường và môi sinh cho thế hệ tương lai.

Organic là gì?

Organic là gì?

1.2. Thành phần organic là gì?

Thành phần organic hay thành phần hữu cơ. Nó là các thành phần có trong sản phẩm hữu cơ được phát triển hoàn toàn bằng một cách tự nhiên.

  • Đối với thực vật: toàn bộ các quá trình nuôi trồng, chế biến và bảo quản cũng như sản xuất phải sạch, không được sử dụng các loại hóa chất hay phân bón hóa học, thuốc trừ sâu tổng hợp, chất kích thích sinh trưởng, chiếu xạ hoặc những sinh vật biến đổi gen trong trồng trọt. Phân bón được lấy từ tự nhiên có thể từ xác động vật hoặc phân trộn từ các cây cỏ bị mục nát. Diệt sâu bọ thực hiện theo phương pháp thủ công, thiên địch hay sinh học.
  • Đối với động vật: không được sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh tổng hợp nào hay hormone tăng trưởng trong quá trình chăn nuôi. Động vật sẽ được nuôi lớn một cách tự nhiên và thức ăn cho chúng phải đảm bảo 100% thức ăn hữu cơ. Trong trường hợp động vật bị bệnh thì chỉ dùng thuốc kháng sinh trước khi giết mổ 90 ngày.

1.3. Một số khái niệm liên quan

1.3.1. Khái niệm thực phẩm organic

Đây là nhóm thực phẩm được sản xuất, nuôi trồng thông qua việc canh tác tự nhiên, không sử dụng bất cứ loại chất hóa học, chất kích thích hay kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen.

1.3.2. Mỹ phẩm organic là gì?

Mỹ phẩm organic là loại mỹ phẩm có chứa tối thiểu 70% là nguyên liệu hữu cơ nông nghiệp như hoa, lá, rau, củ… trong thành phần.

Đây là những sản phẩm được chị em ưa chuộng trong chăm sóc sắc đẹp bởi nhiều ưu điểm như an toàn cho làn da, khả năng nuôi dưỡng da từ bên trong, chống lão hóa,…

Mỹ phẩm Organic phải chứa >70% nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ

Mỹ phẩm Organic phải chứa >70% nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ

1.3.2. Sữa organic là gì?

Sữa tươi organic là loại sữa lấy từ những con bò được chăn nuôi theo tiêu chuẩn organic. Toàn bộ quá trình chăn nuôi bò đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn đề ra về thức ăn và nước uống 100% từ thiên nhiên, không được sử dụng các chất kích thích hoặc chất hóa học trong chăn nuôi. Đồng thời, quá trình sản xuất sữa cũng phải bảo đảm các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của USDA, Organic EU,… hay NASAA. Chình bởi những yêu cầu trên mà loại sữa này luôn mang đến nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe và có thành phần dinh dưỡng cao.

Sữa Organic được lấy từ bò sữa chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ, chế biến hữu cơ,...

Sữa Organic được lấy từ bò sữa chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ, chế biến hữu cơ,...

2. Điều kiện môi trường trong nuôi trồng các sản phẩm organic

  • Môi trường sản xuất ra các sản phẩm này chỉ được phép đặt ở các khu vực sạch sẽ, không bị ô nhiễm bởi nguồn nước, không khí hoặc bất cứ nhân tố nào khác (phải xa khu công nghiệp, đường giao thông, trong đất không tồn chứa chất độc hại,…)
  • Trong chế biến và sản xuất: tránh dùng các chất bảo quản, chất tạo mùi, màu, chất cô đặc, chất biến đổi gen GMO hoặc công nghệ độc hại và bao bì cũng phải làm từ hữu cơ.
  • Dù là động vật hay thực vật thì quy trình thu hoạch cũng thực hiện hoàn toàn theo phương pháp thủ công.
Sản phẩm hữu cơ không được dùng các loại hóa chất, chất kháng sinh,... dù trong nuôi trồng hay chế biến

Sản phẩm hữu cơ không được dùng các loại hóa chất, chất kháng sinh,... dù trong nuôi trồng hay chế biến

3. Cách để nhận biết một sản phẩm organic

Tại Mỹ, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) là cơ quan duy nhất có thể cấp chứng nhận cho sản phẩm organic. Để đạt được chứng nhận này, sản phẩm phải đảm bảo nguồn nguyên liệu hữu cơ với thành phần hữu cơ trong sản phẩm phải chiếm 95 – 100%.

Bên cạnh đó, USDA còn đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc dán các nhãn cho sản phẩm organic nhằm giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết các thành phần hữu cơ có trong sản phẩm một cách chính xác. Một số nhãn hiệu phổ biến như:

  • 100% organic: sản phẩm hoàn toàn là hữu cơ
  • Organic: sản phẩm có từ 95% trở lên thành phần hữu cơ
  • Made with organic ingredients (chế biến từ sản phẩm có chất hữu cơ): sản phẩm có tối thiểu 70% hữu cơ
  • Đối với sản phẩm <70% thành phần hữu cơ thì không có nhãn hiệu mà chỉ được phép liệt kê các thành phần hữu cơ có trong sản phẩm.
Organic là gì?Hướng dẫn nhận biết sản phẩm Organic

Organic là gì?Hướng dẫn nhận biết sản phẩm Organic

4. Những yêu cầu cơ bản về chứng nhận organic Việt Nam

4.1. Chứng nhận organic là gì?

Là giấy chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm xác định nó là hữu cơ. Tùy theo phần trăm hữu cơ có trong thành phần của sản phẩm mà có quy định cấp giấy chứng nhận tương ứng.

4.2. Các yêu cầu cơ bản về chứng nhận hữu cơ organic tại Việt Nam

4.2.1. Đa dạng sinh học:

  • Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích các sinh vật, thực vật sống cùng nhau trong phạm vị lớn, không chỉ ở trên cùng một đồng ruộng mà kể cả vùng sinh cảnh phụ cần. Càng nhiều những loài thực vật, động vật hay sinh vật đất khác sống trong cùng hệ thống canh tác thì tại đó có càng nhiều các sinh vật giúp duy trì độ phì của đất, đồng thời ngăn cản sâu bệnh hại tự nhiên.
  • Tính đa dạng sinh học sẽ giúp môi trường sản xuất hữu cơ organic có năng lực sản xuất nên các sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.

4.2.2. Vùng đệm sản xuất

Một vùng sản xuất hữu cơ cần được bảo vệ khỏi các nguy cơ về nhiễm các chất rửa trôi hay bay sang từ vùng bên cạnh.

4.2.3. Sản xuất song song

Nhằm tránh sự lẫn tạp, bệnh dịch giữa các loại cây trồng hữu cơ và loại khác, tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép cùng một loại cây trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm.

4.2.4. Hạt giống và vật liệu trồng

Lý tưởng nhất là các loại hạt giống và cây con đều là hữu cơ, không có chứa mầm dịch bệnh. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chưa có hạt giống hay cây con hữu cơ.

4.2.5. Vật liệu biến đổi gen

Nông nghiệp organic ngăn chặn tối đa các rủi ro có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường. Do đó, mặc dù các công nghệ phát triển có tính khoa học cao đôi khi cũng không được chấp nhận nếu chưa thể dự đoán được những nguy hại mà nó có thể gây ra trong sản xuất.

4.2.6. Đầu vào hữu cơ

Trong tiêu chuẩn PGS sẽ định hướng các loại đầu vào có thể sử dụng được trong sản xuất hữu cơ. Cần lưu ý rằng không phải tất cả các sản phẩm trên thị trường có tên gọi sinh học hay hữu cơ đều được phép dùng trong canh tác hữu cơ organic. Bởi chúng vẫn có thể chứa hóa chất hay cách thức sản xuất ra các sản phẩm này không tuân theo nguyên tắc hữu cơ. Chính vì vậy, người nông dân trước khi đưa vào sử dụng một sản phẩm mới trong sản xuất hữu cơ thì cần xem xét kỹ tiêu chuẩn PGS.

Trên đây, LabVIETCHEM đã giải đáp cho bạn đọc organic là gì, làm sao để phân biệt nó một cách chính xác nhất. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bất cứ vấn đề nào liên quan, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 0826 020 020 hoặc để lại câu hỏi phía dưới bài viết để nhận hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

 

 

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716