Trong công nghệ thực phẩm, Sulfit được sử dụng là chất phụ gia giúp giữ màu và bảo quản thực phẩm. Vậy Sulfit có độc không? Giới hạn sunfit trong thực phẩm và nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe? Để giải đáp những thắc mắc này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Một số nhóm sulfit được sử dụng làm chất phụ gia gồm:
- Sulphua dioxyd (E220).
- Natri sulfit (E221), natri hydrosulfit (E222), natri metabisulfit (E223), natri thiosulphat.
- Kali metabisulfit (E224), kali sulfit, kali bisulfit (E228).
- Calci hydro sulfit (E227).
Các hợp chất sulfit được dùng làm chất phụ gia thực phẩm
Các chất trên được sử dụng nhiều để kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, làm chậm quá trình lên men của vi khuẩn gây thối rữa, ôi thiu. Nó được ưa chuộng sử dụng bởi có thể giữ được nguyên vẹn màu sắc của chế phẩm hoặc tẩy trắng. Theo các báo cáo cho thấy, các loại nông sản sấy khô (rau củ quả, trái cây) có chứa hàm lượng sunfit cao nhất, đặc biệt là những loại sáng màu có nguy cơ chuyển sang màu nâu. Bên cạnh đó, nó cũng được tìm thấy trong những loại thịt chế biến, mứt, rượu, nước ép hoa quả,... Như vậy, có thể thấy các chất phụ gia sunfit có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm chế biến, đôi khi nó cũng còn được dùng trong mỹ phẩm và một số loại thuốc.
Trong công nghệ thực phẩm, các hợp chất sulfit như SO2, natri sulfit,... được sử dụng trong thực phẩm với mục đích bảo quản hoặc chất làm trắng theo liều lượng nhất định.
Theo một số nghiên cứu, các chất tẩy trắng gốc sulfit có thể gây hại cho sức khỏe. Dùng lâu dài, sẽ tăng nguy cơ tích tụ và tiềm ẩn gây ra bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe. Tùy theo những loại hợp chất của sulfit mà sẽ có những ảnh hưởng đối với cơ thể khác nhau.
Theo dữ liệu nghiên cứu của Viện vệ sinh y tế công cộng T.P Hồ Chí Minh cho thấy các chất tẩy trắng gốc sulfit có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, gây độc thần kinh, kích ứng da, tác nhân ung thư,... Chất tẩy trắng Natri sunfit (Na2SO3) có thể gây ra những tác động xấu đối với đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm ruột, suy chức năng gan,... Trong trường hợp tiếp xúc lâu dài sẽ có thể gây tổn hại đến các cơ quan của cơ thể.
Lưu huỳnh đioxit (SO2) khi tiếp xúc có thể gây dị ứng, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm như: Phát ban, hạ huyết áp, tiêu chảy, viêm loét dạ dày - tá tràng. Nguy cơ những người hen suyễn sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng với SO2 hơn. Theo ước tính, có đến 10% bệnh nhân hen gặp phải tình trạng này khi sử dụng thực phẩm chứa sunfit.
Tiếp xúc với hợp chất sulfit có thể gây dị ứng
Ta có thể thấy, sulfit có thể gây ra những tác dụng đối với cơ thể nên việc kiểm soát liều lượng sử dụng là rất cần thiết. Tại Châu Âu đã từng thu hồi một số loại hoa quả sấy trong thời gian gần đây do không ghi rõ thành phần sunfit trong sản phẩm. Có thể thấy việc kiểm soát hàm lượng sunfit là rất khắt khe.
Dưới đây là bảng giới hạn nồng độ tối đa (ML) sử dụng trong một số nhóm thực phẩm của gốc sulfit theo khuyến cáo của Bộ y tế như:
Nhóm thực phẩm |
Giới hạn tối đa (ML) (mg/kg) |
Quả tươi đã xử lý bề mặt |
30 |
Quả đông lạnh |
500 |
Quả khô |
1000-2000 |
Quả ngâm dấm, dầu hoặc nước muối |
100 |
Mứt, thạch, mứt quả |
100-1000 |
Các sản phẩm dạng nghiền (tương ớt) |
100 |
Quả ngâm đường |
100 |
Sản phẩm chế biến từ quả |
30-100 |
Đồ tráng miệng chế biến từ quả |
100 |
Sản phẩm quả lên men |
100 |
Nhân từ quả trong bánh ngọt |
100 |
Bột mì |
200 |
Tinh bột |
50 |
Mì ống, mì dẹt đã được làm chính và các sản phẩm tương tự |
20 |
Bánh nướng nhỏ |
50 |
Giáp xác, da gai tươi, nhuyễn thể |
100 |
Cá, các phi lê và các thủy sản dông lạnh |
30-100 |
Giáp xác, da gai tươi, nhuyễn thể đã được nấu chín |
150 |
Đường trắng, dextrose, fructose, đường bột |
15-20 |
Thảo mộc và gia vị |
150 |
Mù tạt |
250 |
Nước ép rau củ quả |
50 |
Rượu vang, rượu mật ong, đồ uống có cồn > 15% |
200 |
Đồ uống có cồn hương liệu |
1000 |
Snack khoai tây, ngũ cốc, bột và tinh bột |
300 |
Quả hạch đã qua chế biến, kể cả quả hạch được phủ và hỗn hợp hạnh nhân |
300 |
Để xác định hàm lượng sulfit trong thực phẩm, người ta thường sử dụng phương pháp enzyme để xác định.
Để giảm thiểu những tác hại của sunfit đối với sức khỏe, chúng ta nên chủ động hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa các chất phụ gia này.
- Trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào đó, người tiêu dùng hãy đọc kỹ thành phần in trên bao bì.
- Không nên sử dụng quá nhiều các thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn hay nước uống đóng chai,... Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
- Không nên sử dụng các loại gói gia vị tẩm ướt sẵn.
Bài viết chia sẻ tới bạn đọc thông tin về Sunfit có độc không? Giới hạn nồng độ sunfit trong thực phẩm và những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe. Hy vọng, bài viết cung cấp được những thông tin hữu ích mà bạn đọc tìm kiếm. Nếu muốn tìm hiểu thêm kiến thức về sunfit hoặc có câu hỏi nào cần giải đáp hãy để lại bình luận để chúng tôi giải đáp.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá