Nitrit là hợp chất của nitơ, tồn tại rất nhiều trong tự nhiên từ đất, nước đến thực phẩm ăn hằng ngày. Vậy Nitrit là gì? Có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nitrit gốc ion có công thức hóa học là NO2-, tồn tại trong đất nước và thực phẩm với hàm lượng thấp. Nó thường kết hợp với Natri, Kali, Magie và Amoni để tạo ra muối. Đa phần, các nitrit được hình thành từ quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ. Trong đất, nó được sinh ra từ vi khuẩn cố định đạm.
Gốc nitrit NO2- có trong các loại thực phẩm chế biến như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng giúp bảo quản các chất, chống ôi thiu.
Nitrit là gốc gì?
Trong tự nhiên, các hiện tượng xói mòn, xâm thực, hiện tượng sấm sét,... sẽ giải phóng các hợp chất nitơ. Các chất này trải qua quá trình nitrat, nitrit hóa sẽ tạo ra các hợp chất nitrit, nitrat tương ứng. Đôi khi trong quá trình trồng trọt, nếu người nông dân lạm dụng quá nhiều phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, hóa chất mà không có quy trình xử lý chất thải sẽ làm tồn dư một lượng lớn nitrit trong đất, nước. Lâu dần, chúng sẽ thấm vào mạch nước ngầm gây ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt.
Theo nghiên cứu, nitrit được biết đến là chất gây độc, với hàm lượng 0,01 mg/l nó đã có thể gây ra những tác động xấu đối với sức khỏe.
Nitrit có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên ở đất, nước… hoặc được tạo ra trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người. Khi NO2- xâm nhập vào trong cơ thể, nó sẽ gắn với các axit amin tạo ra hợp chất nitrosamine - tiền chất gây ung thư. Chất này khi tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ làm giảm chức năng thải độc của gan, tăng nguy cơ bị ung thư gan, ung thư dạ dày. Đồng thời, Nitrosamine còn có thể phá hủy cấu trúc của DNA, làm tăng bạch cầu cấp tính, tăng nguy cơ ung thư trực tràng.
Nitrit có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Nitrit xảy ra phản ứng oxy hóa Hemoglobin (Hb) trong hồng cầu, biến đổi chúng thành Methemoglobin gây ra chứng xanh tím. Triệu chứng này rất dễ nhận biết, đặc biệt là ở trẻ em. Hemoglobin đảm nhiệm chức năng vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Nhưng khi bị ngộ độc nitrit thì Hb không thực hiện được chức năng của mình, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu khiến cơ thể choáng váng, ngất, nghiêm trọng hơn là đe dọa tới tính mạng.
Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa nitrit mà bạn nên chú ý:
- Trong trồng trọt: Rau củ quả được bón nhiều loại phân hóa học hoặc được trồng trên vùng đất hoặc khu vực nước bị ô nhiễm có chứa hàm lượng nitrit cao. Các loại rau này khi đem chế biến và để sau một thời gian, dưới tác động của vi khuẩn lượng nitrit vẫn được giữ nguyên, ăn vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ tích lũy nitrit.
- Các loại rau cải dùng để muối dưa cũng có chứa nitrit. Mới đầu khi chưa muối thì hàm lượng NO2- trong rau tương đối thấp, nhưng sau vài ngày muối, lượng nitrit lúc này đã tăng lên đáng do nitrat bị khử thành nitrit bởi vi khuẩn lên men. Đặc biệt hàm lượng này còn tăng cao khi dưa để bị khú.
- Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng,... là những sản phẩm có chứa hàm lượng nitrit cao. Vì vậy mà những gia đình đang có những món ăn khoái khẩu trên nên thiết lập lại chế độ ăn hợp lý, tránh ăn các loại thực phẩm này quá nhiều. Đồng thời nên lựa chọn những cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm uy tín, có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng.
Nitrit có chứa trong lạp xưởng, thịt hun khói,...
- Nitrit có thể tồn tại trong nguồn nước sinh hoạt của mỗi gia đình. Để hạn chế NO2- dung nạp vào trong cơ thể thì mỗi hộ gia đình nên sử dụng thêm các thiết bị lọc nước sinh hoạt. Với sự tiến bộ của công nghệ hiện nay, có rất nhiều loại máy móc giúp loại bỏ lượng nitrit, nitrat, đem lại một nguồn nước sạch, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
- Hạn chế ăn các loại rau củ quả muối quá chua vì hàm lượng nitrite trong các thực phẩm này rất cao.
- Các thực phẩm nên được nấu chín, uống sôi. Đối với các phương pháp chế biến thì phương pháp luộc chín thức ăn sẽ loại bỏ lượng nitrite tốt hơn so với chiêm hoặc rán.
- Đối với các loại thực phẩm, trái cây dùng tơi sống thì nên rửa kỹ chúng với nước sạch hoặc sục trong máy ozone để loại bỏ bớt các tạp chất gây hại.
Như vậy, có thể thấy gốc nitrit có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, chúng ta nên chủ động có những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và của cả gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại câu hỏi ở phần bình luận và đánh giá để chúng tôi giải đáp, mong rằng bài viết trên cung cấp được những thông tin hữu ích mà bạn đọc đang tìm kiếm.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá