Kẽm là một nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. LabVIETCHEM sẽ cùng độc giả tìm hiểu: Tầm quan trọng của Kẽm đối với cây trồng như thế nào? Biểu hiệu tình trạng cây thiếu Kẽm hoặc thừa Kẽm thông qua bài viết dưới đây.
Kẽm là chất dinh dưỡng đối với cây trồng, tham gia nhiều hoạt động của cây như quá trình hô hấp, quang hợp, sinh tổng hợp các chất,... Cụ thể như sau:
- Kích hoạt quá trình quang hợp của cây bởi vì kẽm là nhân tố có trong thành phần của men carboxylase, giúp kích thích sự giải phóng khí CO2 trong diệp lục. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng đến sự đóng mở của khí khổng, liên quan đến quá trình thoát hơi nước.
- Tác động đến nhiều quá trình sinh lý, sinh hoá của cây trồng: Tham gia quá trình tổng hợp protein, axit nucleic và chuyển hoá gluxit, kích thích các yếu tố sinh trưởng. Từ đó giúp cây khỏe mạnh hơn và tăng cường sức đề kháng, khả năng chịu nóng, lạnh.
- Tác động đến sự tạo thành các khoáng chất và vitamin quan trọng của cây như đường bột, các phospholipid, vitamin C, phenol, tanin, các protein, enzyme,...
- Tăng hiệu quả việc sử dụng đạm và lân đối với cây trồng.
Thông thường, Zn2+ trong cây khoảng từ 15 -22 mg/kg chất khô. Một số loại cây họ đậu như đậu cove, đậu đũa, có nhu cầu sử dụng kẽm nhiều hơn.
Kẽm mặc dù là chất rất cần thiết đối với sự phát triển của cây, nhưng nếu bón sai cách sẽ gây tình trạng ngộ độc kẽm. Các triệu chứng ngộ độc kẽm trên cây thường không có dấu hiệu rõ nhưng nếu chúng ta quan sát kỹ có thể phát hiện ra các tình trạng sau:
- Trên lá xuất hiện các đốm sắc tố sẫm màu hoặc vệt trên lá giá, nặng hơn có thể chuyển sang màu đỏ đậm nhất là ở vị trí cuống lá và xung quanh mép lá.
- Rễ bị vàng, cây héo rũ.
- Lượng kẽm trong cây trồng quá nhiều sẽ gây ức chế sự hấp thụ sắt. Chính vì thế, triệu chứng thiếu sắt sẽ là đặc điểm đặc trưng của cây trồng ngộ độc kẽm.
Cây trồng bị ngộ độc khi lượng phân bón chưa dư nhưng các chất có tác động qua lại lẫn nhau, có mặt chất này sẽ gây thiếu chất kia hoặc ngược lại. Chẳng hạn như: Ở vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long có chứa một lượng kẽm nhất định nhưng do bà con lại bón thêm các phân ure có liều lượng cao cản trở đến sự hấp thu của kẽm dưới đất. Khi xịt kẽm lên lá cây thì chúng lại được hấp thụ và cây trở lên xanh tốt hơn.
Khi cây trồng thiếu kẽm sẽ có những biểu hiện rõ ràng nhất trên các phiến lá, ta có thể quan sát được như sau:
- Đối với những lá trưởng thành: xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hoặc các vệt sọc màu vàng nhạt. Còn là non trở nên ngắn và hẹp, mọc sát nhau.
- Cây phát triển thấp, khó ra hoa, giảm khả năng đậu quả. Từ đó làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Cụ thể như:
+ Ở cây ngô sẽ thấy tình trạng lá có 1 sọc vàng nhạt đến 1 dải các mô màu trắng hoặc vàng xen lẫn các sọc đỏ tía giữa gân và mép lá.
+ Ở cây lúa: Sau 15-20 ngày không bón đủ lượng kẽm sẽ xuất hiện các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt trên các lá già. Sau đó phát triển rộng ra và trở nên sẫm màu hơn rồi cuối cùng toàn bộ lá chuyển thành màu đỏ, khô héo dần.
+ Nhóm cây có múi: Lá úa vàng không đều, lá non ngắn và hẹp. Giảm sự ra hoa, một số cành bị khô đầu cành, khô héo.
Sự hấp thụ kẽm của cây trồng còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như:
- Độ pH: Độ hoà tan của kẽm bị tác động bởi pH. Nó hoà tan được tốt trong môi trường đất có độ pH quá chua hoặc quá kiềm nhưng sẽ khó hoà tan ở khoảng pH từ 6-8.
- Loại đất: Theo nghiên cứu cho thấy những loại đất có chứa hàm lượng hữu cơ cao, nhất là các loại đất bón quá nhiều phân chuồng, phân lân, thường sẽ có hàm lượng kẽm thấp. Người ta cũng nhận thấy đối với những loại đất đã được tiệt trùng bằng nồi hấp hoặc formalin cũng gây thiếu kẽm.
- Người ta nhận thấy những đất có nồng độ P cao thường sẽ bị thiếu kẽm. Điều này, có thể thấy 2 chất này ức chế hấp thu lẫn nhau.
Khi phát hiện cây trồng thiếu kẽm, ta có thể khắc phục chúng bằng các bằng cách sử dụng các loại phân bón chứa kẽm dưới dạng Kẽm sunphat (ZnSO4), cải tạo môi trường đất. Chúng ta có thể bón tại gốc, phun lúc lá trưởng thành. Ngoài ra, có thể phu dung dịch kẽm sunphat 0,1- 0,5% qua lá để cây hấp thụ.
Như vậy, Kẽm có rất nhiều lợi ích đối với cây trồng, đảm bảo chúng sinh sôi, phát triển khỏe mạnh và tăng cường khả năng chống chọi với các yếu tố bên ngoài. Với những kiến thức chia sẻ trên, LabVIETCHEM mong rằng các bạn đọc sẽ chăm sóc cây trồng của mình một cách tốt hơn.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá