Để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, ít bệnh tật và cho năng suất cao thì phân là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của cây trồng. Trong cùng giai đoạn phát triển của cây thì có những loại phân dùng được bón thúc nhưng cũng có loại phải bón lót sớm hơn. Vậy tại sao phân lân thường không được sử dùng để bón thúc? Hãy cùng LabVIETCHEM tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Phân lân là một loại phân bón của hợp chất vô cơ, cung cấp nguồn photpho cho cây trồng dưới dạng ion (PO4)3-. Loại phân này có rất nhiều giá trị dinh dưỡng đối với cây phải kể đến như:
- Thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây, kích thích rễ phát triển, hấp thu các dưỡng chất khác.
- Tăng khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
- Tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
Năng suất và chất lượng cây trồng không chỉ phụ thuộc vào nguồn giống, mà cách chăm sóc cây cũng rất quan trọng. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng là điều rất cần thiết giúp cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Mỗi loại phân sẽ có những cách thức bón phân khác nhau. Vậy phân lân được bón theo cách nào?
Phân lân được bón theo cách nào?
Theo các chuyên gia trong ngành nông nghiệp cho biết hầu hết các loại phân lân được sử dụng để bón lót. Nguyên nhân là do các chất dinh dưỡng trong phân lân ở dạng không hòa tan nên khi bón vào trong đất cây không được sử dụng ngay. Các chất đó cần có thời gian để tự phân huỷ ra các chất hoà tan thì cây trồng mới hấp thụ được. Vậy nên, phân lân được sử dụng chủ yếu là bón lót chứ không phải bón thúc.
Nếu muốn sử dụng phân lân hiệu quả, bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Xác định loại đất trồng: Mỗi loại phân lân sẽ có những đặc tính khác nhau do đó ta cần phải xác định được loại đất trồng để sử dụng loại phân bón thích hợp. Chẳng hạn như phân thiên nhiên sẽ dùng cho đất chua kèo lân còn phân lân nung chảy sẽ dùng cho đất bạc màu, nghèo magie, còn super lân lại thích hợp với những loại đất trung tính hơn.
Chọn phân phù hợp với loại đất trồng
- Bón phân theo loại cây: Các loại cây trồng cũng có nhu cầu sử dụng chất dinh dưỡng khác nhau, do đó ta nên lựa chọn loại phân phù hợp. Ví dụ như lúa nước phù hợp với phân lân nung chảy hoặc phân lân thiên nhiên còn các loại cây trồng ngắn ngày nên bón super lân.
- Xác định thời điểm bón phân: Đây là yếu tố quan trọng giúp cây trồng có đủ chất dinh dưỡng để thực hiện các hoạt động khác. Đa phần các loại cây trồng trong thời kỳ đầu sinh trưởng hay thời kỳ cây còn đều rất cần phân lân. Do đó, nên bón đủ phân lân cho cây trong giai đoạn này.
- Không chỉ lân mà cây trồng cũng cần các nguyên tố vi lượng khác. Người nông dân cần phải kết hợp thêm các loại phân bón khác nhau nữa như phân đạm, phân kali,... để cây trồng có thể phát triển tốt nhất.
- Đối với bón phân lân, ta bón càng gần rễ cây càng tốt, thuông thường khi bón cho cây trồng cạn thường bón theo hàng, hốc.
- Ngoài ra, người nông dân cần phải thường xuyên theo dõi quá trình canh tác, phát triển của cây trồng để có thể xử lý kịp thời khi cây có dấu hiệu lạ.
Việc bón phân không đúng cách ở tình trạng thừa hoặc thiếu phân lân đều gây ra những tác hại đối với cây trồng
Trong thời kỳ phát triển của cây, nếu ta không cung cấp đủ phân lân sẽ dẫn đến tình trạng giảm năng suất và chất lượng cây trồng, cụ thể:
- Cành lá phát triển kém, lá ban đầu có màu xanh đậm chuyển sang vàng rồi cuối cùng là tím đỏ và rụng nhiều.
- Nở ít hoa, quả chín chậm, có vỏ dày và xốp do giảm khả năng tổng hợp các chất bột.
- Cây dễ bị bệnh tất, thối hoa, thối lá, quả.
Thiếu phân lân, cây có nguy cơ thối hoa, quả
- Giảm khả năng chịu đựng đối với điều kiện bất lợi của môi trường.
- Rễ phát triển kém, cây thấp bé. Đồng thời còn giảm khả năng quang hợp của cây.
- Giảm chất lượng của hoa, quả và củ.
Dù chúng ta đã biết phân lân là loại phân bón cần thiết đối với cây trồng nhưng nếu lạm dụng cũng sẽ gây ra những bất lợi đối với cây trồng như:
- Ức chế sự phát triển của cây, dẫn đến thừa sắc tố.
- Tăng nguy cơ cây bị thiếu đồng và kẽm.
- Cây bị chín quá sớm hay còn gọi là chín ép, do đó giảm năng suất và chất lượng cây trồng.
Bài viết trên đã lý giải nguyên nhân vì sao phân lân không được sử dụng để bón thúc và các bất lợi có thể xảy ra khi chúng ta bón phân không đúng cách. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sử dụng cây trồng.
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá