Nhiệt kế thủy ngân là dụng cụ y tế tiện lợi, được sử dụng nhiều trong việc kiểm tra nhiệt độ. Tuy nhiên, bên trong dụng cụ có chứa một lượng nhỏ thủy ngân, nếu phát tán ra ngoài có thể gây nguy hiểm. Vậy những tác hại của chúng đối với cơ thể là gì? Cần lưu ý gì trong quá trình xử lý nhiệt kế thủy ngân vỡ?
- Thủy ngân được biết đến là một kim loại độc, ở dạng chất lỏng khi ở nhiệt độ thường. Khi rơi xuống sàn nhà, các giọt thủy ngân sẽ tách thành các giọt nhỏ phân tán khắp nơi trên mặt sàn. Lượng thủy ngân chứa trong cây nhiệt kế có hàm lượng thấp chỉ khoảng 0,61g.
Rủi ro khi thủy ngân từ nhiệt kế thoát ra ngoài
- Mặc dù thủy ngân từ nhiệt kế vỡ rất ít hấp thu qua đường tiêu hóa nhưng có thể gây độc khi trẻ hít phải trực tiếp. Một trong những điều nguy hiểm đối với cơ thể đó chính là nó phát tán ra không khí và gây ra những độc tính ở phổi khi hít phải. Khi vào phổi, thủy ngân đi qua phế nang vào máu và đến cơ quan như thận, gan, lách, hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi, mất trí nhớ, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột. Trong trường hợp tiếp xúc với lượng lớn thủy ngân có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
- Nếu không may nuốt phải thủy ngân từ nhiệt kế bị vỡ sẽ cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là những người có vấn đề về đường tiêu hóa. Bởi vì, lúc này thủy ngân sẽ được hấp thu với liều lượng nhiều vào máu và có thể gây ngộ độc cấp tính.
Khi hít hoặc nuốt phải thủy ngân, nạn nhân có thể có những biểu hiện sau:
- Miệng có vị kim loại.
- Đầu đau nhức dữ dội, chóng mặt.
- Buồn nôn, nôn, lợm giọng, lạnh bụng.
- Toàn thân đau mỏi.
- Khi hít phải hơi thủy ngân sẽ gây kích thích đường hô hấp với các triệu chứng: Ho, ho có đờm, khó thở, da tím tái.
- Miệng: Lợi sưng đau, niêm mạc vỡ và xuất huyết.
- Tiếp xúc qua da: Viêm da dị ứng, mẩn ngứa, thường gặp ở vùng mặt, cổ nách, đùi.
- Một số trường hợp thì mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, tâm trạng thất thường.
Triệu chứng ngộ độc thủy ngân
- Một khi nhiệt kế thủy ngân vỡ, thủy ngân sẽ trào ra tạo thành các hạt nhỏ lăn tròn trên mặt đất. Lúc đó, cần phải nhanh chóng di chuyển trẻ nhỏ và người thân ra khỏi khu vực nguy hiểm để tránh bị ngộ độc thủy ngân. Tiếp theo tìm các vật dụng bảo hộ như quần áo, găng tay, khẩu trang y tế và chuẩn bị các vật dụng cần thiết rồi mới bắt đầu thu dọn thủy ngân.
- Sử dụng que bông ướt và giấy mỏng để dọn thủy ngân sau đó cho vào lọ thủy tinh bịt kín. Thao tác thu gom phải hết nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh các hạt thủy ngân phân li thành các hạt nhỏ hơn gây cản trở trong việc thu dọn.
- Nếu có sẵn bột lưu huỳnh hãy rắc một ít chúng nên chỗ bị rơi vỡ bởi vì khi lưu huỳnh phản ứng với thủy ngân sẽ tạo ra hợp chất khó bốc hơi hơn. Trong trường hợp không có bột lưu huỳnh, ta có thể thay bằng lòng đỏ trứng, cũng sẽ mang lại hiệu quả tương tự.
Xử trí nhiệt kế vỡ
- Sau khi dọn dẹp xong hãy mở hết cửa ra để cho khu vực thông thoáng trong vài giờ rồi mới vào sinh hoạt như bình thường. Thủy ngân sau dọn dẹp được bảo quản trong lọ thủy tinh phải được bọc kín, bọc nhiều lớp nilon và dán băng dính có ghi chú rõ ràng rồi mới đặt thùng rác. Tuyệt đối không vứt thủy ngân đã dọn bừa bãi, đặc biệt là cống rãnh vì có thể góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
- Trường hợp quần áo dính thủy ngân không nên sử dụng lại, nếu muốn dùng phải giặt thật kỹ. Ngâm quần áo trong nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó ngâm tiếp trong xà phòng 30 phút ở nhiệt độ 70-80 độ C. Tiếp theo ngâm tiếp 20 phút trong nước pha hóa chất ở nhiệt độ cao, cuối cùng xả với nước lạnh.
- Khi thấy trẻ có dấu hiệu ngộ độc khi hít hoặc nuốt phải, hãy đưa ngay đến bệnh viện để được theo dõi.
=>Xem thêm: Nhiệt kế y tế là gì? Cách đo nhiệt độ đúng cách?
- Trong trường hợp rơi vỡ, không nên dùng các loại máy hút bụi để xử lý. Bởi vì điều đó có thẻ khiến cho thủy ngân dễ bay vào không khí và tăng khả năng tiếp xúc hơn.
- Cũng không nên dùng chổi để quét vì có thể làm thủy ngân vỡ thành các giọt nhỏ hơn. Nên mua bột diêm sinh (lưu huỳnh) rắc vào chỗ thủy ngân rồi mới dùng các biện pháp tiếp theo để xử lý.
- Chú ý không đổ thủy ngân vào cống do thủy ngân là chất độc có thể gây hỏng hệ thống ống nước và gây ô nhiễm nguồn nước.
- Nếu thủy ngân bắn vào quần áo hoặc bất kỳ vật dụng khác hãy tách riêng chúng ra để tránh sự lan truyền của thủy ngân. Nếu chẳng may dẫm hoặc sử dụng vải chạm vào thủy ngân cũng sẽ khiến chúng lan rộng ra.
- Để tránh những yếu tố nguy cơ nhiễm độc thủy ngân do nhiệt kế rơi vỡ thì sau khi sử dụng xong nhiệt kế hãy để cất giữ nó ở nơi an toàn, xa tầm với và tầm nhìn của trẻ.
- Trong quá trình sử dụng không cho trẻ ngậm nhiệt kế thủy ngân. Nếu có điều kiện hãy chuyển sang dùng nhiệt kế điện tử vì cho kết quả nhanh, chính xác và an toàn hơn.
Bài viết trên chia sẻ tới bạn đọc cách nhận biết và xử trí để tránh nhiễm độc hơi thuỷ ngân từ nhiệt kế vỡ ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn gửi về hòm thư của chúng tôi để được giải đáp.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá