banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

3 thiết bị đo độ mặn hiệu quả nhất trên thị trường

1 Đánh giá
2024-04-27 16:32:27  -   Tài liệu

Độ mặn, độ muối (S‰ – salinity) là tổng lượng các chất hòa tan trong 1kg nước. Độ mặn trong nước, đất,... đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển sinh học tại các vùng khác nhau. Tại bài viết sau đây LabVIETCHEM sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về cách đo độ mặn, cũng như các thiết bị chuyên dụng đến các bạn.

 

1. Độ mặn là gì? 

Độ mặn, còn được gọi là độ muối, được biểu thị bằng ký hiệu S‰ (S là viết tắt của từ "salinity" - độ mặn). Là tổng lượng các chất hòa tan (được tính bằng gram) trong 1 kilogram nước. Thông thường, độ mặn được đo bằng phần nghìn (ppt) hoặc phần trăm (%). 

 Độ mặn, độ muối (S‰ – salinity)

Hình 1: Độ mặn, độ muối (S‰ – salinity)

Độ mặn là một yếu tố quan trọng trong việc xác định nhiều khía cạnh của hóa học nước tự nhiên và các quá trình sinh học bên trong nó. Nó cũng là một biến số động lực. Cùng với nhiệt độ và áp suất, độ mặn ảnh hưởng đến các đặc tính vật lý như mật độ và khả năng nhiệt của nước.

2. Đo độ mặn của nước đóng vai trò quan trọng

Đo độ mặn của nước đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Độ mặn là một yếu tố sinh thái có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến sự sinh sống của các loại sinh vật trong một khu vực nước. Và cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng.

đo độ mặn của nước

Hình 2: Đo độ mặn của nước đóng vai trò quan trọng

Việc đo độ mặn là một phép đo quan trọng trong môi trường nước biển hoặc ở các cửa sông nơi nước ngọt từ sông hoặc suối kết hợp với nước biển mặn. Do các sinh vật thủy sinh có khả năng khác nhau để tồn tại và phát triển ở các mức độ mặn khác nhau. Các sinh vật nước mặn có thể tồn tại ở độ mặn lên đến 40 ppt. Trong khi nhiều sinh vật nước ngọt không thể sống ở độ mặn trên 1 ppt.

Độ mặn cũng ảnh hưởng đến nồng độ oxy hòa tan trong nước. Khi độ mặn tăng lên, độ hòa tan của oxy trong nước giảm. Thực tế, độ hòa tan của oxy trong nước biển thấp hơn khoảng 20% so với nước ngọt ở cùng nhiệt độ.

>> Xem thêm: Cách sử dụng tỷ trọng kế đo độ mặn nước ao thủy sản

3. Các phương pháp đo độ mặn phổ biến

Có nhiều phương pháp để đo độ mặn, trong đó phương pháp phổ biến nhất là sử dụng phép đo độ dẫn điện (EC). EC được đo bằng cách truyền một dòng điện giữa hai tấm kim loại hoặc điện cực trong mẫu nước. Sau đó đo dòng điện chảy qua mẫu nước để xác định độ dẫn điện của nó. 

Việc sử dụng các phép đo EC để ước tính hàm lượng ion trong nước biển đã dẫn đến sự phát triển của Thang đo độ mặn thực tế 1978 (PSS-78). LabVIETCHEM hiện đang cung cấp nhiều dòng thiết bị đo độ mặn, trong đó có thể kể đến 3 công cụ phổ biến sau đây: 

3.1. Bút đo độ mặn cầm tay

Bút đo độ mặn cầm tay, như Bút đo độ mặn, là một trong những thiết bị hàng đầu được tìm kiếm khi thực hiện việc đo độ mặn. Sản phẩm này đã nhận được sự tin dùng rộng rãi từ nhiều ngành, bao gồm: Nông nghiệp, nuôi trồng tôm, quản lý chất lượng thực phẩm và quản lý sức khỏe.

Bút đo độ mặn cầm tay

Hình 3: Bút đo độ mặn cầm tay

Bút đo độ mặn cầm tay nổi bật với thiết kế nhỏ gọn, giá thành hợp lý, dễ dàng mang theo và sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Đặc điểm chính của sản phẩm bao gồm:

  • Cung cấp kết quả chính xác chỉ từ một giọt mẫu duy nhất trong vài giây, cho phép đo độ mặn nhanh chóng.
  • Sử dụng cảm biến hai kim loại titan được phủ lớp chống ăn mòn và cảm biến nhiệt độ để đo chính xác.
  • Thực hiện đo giá trị độ dẫn của mẫu và sau đó chuyển đổi thành giá trị độ mặn dựa trên đường cong chuẩn độ mặn được lựa chọn. Sản phẩm được lập trình với hai đường cong hiệu chuẩn tiêu chuẩn cho nước biển và clorua natri (NaCl).

Thao tác đo dễ dàng: Đặt giọt nước lên cảm biến bằng pipet pasteur nhựa đi kèm trong bộ sản phẩm. Đảm bảo mẫu nước được phủ đầy lên bề mặt cảm biến và không có bong bóng nào được hình thành. Ghi lại kết quả độ mặn khi nó đã ổn định.

3.2. Đo độ mặn bằng khúc xạ kế

Đo độ mặn bằng khúc xạ kế là một phương pháp phổ biến được sử dụng. Đa số các loại khúc xạ kế yêu cầu sự sử dụng nguồn sáng khi thực hiện đo vì chúng đo nồng độ muối dựa trên chỉ số khúc xạ. Có hai loại khúc xạ kế phổ biến được sử dụng là: Khúc xạ kế cơ học và khúc xạ kế kỹ thuật số.

3.3. Đo độ mặn bằng khúc xạ kế cơ học 

Khúc xạ kế cơ học hoạt động dựa trên nguyên lý ánh sáng có vận tốc khác nhau khi đi qua các môi trường có tỉ trọng khác nhau. Khi ánh sáng đi qua môi trường có tỉ trọng thấp, nó sẽ truyền qua nhanh hơn. Khi ánh sáng chuyển từ một môi trường có tỉ trọng này sang một môi trường có tỉ trọng khác, nó sẽ bị khúc xạ và hiển thị trên thang đo của khúc xạ kế.

Hình 4: Đo độ mặn bằng khúc xạ kế

Thao tác đo: Nhỏ một vài giọt nước (có chứa muối) lên trên lăng kính ở phần đầu của khúc xạ kế. Nước phủ đều và không có bọt khí để đạt được kết quả chính xác. Sau đó, đậy nắp lên lăng kính, điều chỉnh độ đi-ốp cho phù hợp với mắt người đọc, và đọc số vạch chuyển màu trên ống ngắm.

3.4. Đo độ mặn bằng khúc xạ kế kỹ thuật số

Đo độ mặn bằng khúc xạ kế kỹ thuật số không chỉ cung cấp nồng độ muối một cách chính xác mà còn có thêm tính năng tự động bù trừ nhiệt độ cho mẫu nước cần đo. Một số loại máy chuyên dụng, khúc xạ kế kỹ thuật số cũng có thể đo được chỉ số khúc xạ. 

Thao tác đo: Nhỏ vài giọt mẫu nước cần đo lên lăng kính hoặc buồng chứa mẫu, sau đó nhấn phím "Start" trên máy để bắt đầu quá trình đo. Khi quá trình đo hoàn thành, cần vệ sinh lăng kính sạch sẽ và sau đó nhấn phím "Zero" để đưa giá trị ban đầu về 0, sẵn sàng cho việc đo mẫu tiếp theo. 

3.5. Máy đo độ mặn kỹ thuật số

Máy đo độ mặn kỹ thuật số là phương pháp chính xác và tin cậy trong công nghiệp, dễ sử dụng và đa chức năng. Tuy giá cao hơn so với các dòng bút đo độ mặn cầm tay. Thao tác đơn giản: Đặt điện cực vào nước mặn và nhấn nút bật để hiển thị thông tin cần thiết.

 

 

LabVIETCHEM hiện đang cung cấp đa dạng các dòng thiết bị đo độ mặn đến từ các thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Truy cập ngay LabVIETCHEM hoặc liên hệ đến Hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội
ho-tro-medium.png

Nguyễn Văn Trọng

Sales Director

094 6688 777

cao-thi-thu-hoai-medium

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

nguyen-thuy-hao-medium

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

vu-thi-thu-medium

Vũ Thị Thư

Sales Engineer

0326 046 889

ho-tro-medium.png

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

demo-medium.png

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

phan-hai-phong-medium

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

ho-tro-medium.png

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

lo-go-labvietchem-medium

Phạm Quang Phúc

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

demo-medium.png

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

demo-medium.png

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

demo-medium.png

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

demo-medium.png

Trịnh Nhất Hậu

Kỹ thuật

0964 974 897

chi nhánh Cần Thơ
tran-phuong-bac-medium

Trần Phương Bắc

Sales Engineer

0862 009 997

nguyen-hoang-giao-medium

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

demo-medium.png

Trần Công Sơn

Sales Engineer

090 105 1154

demo-medium.png

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

tran-thi-truc-lil-medium

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716