Axit butyric được biết đến là một loại axit có vai trò đặc biệt đối với hệ tiêu hoá. Bởi vì chất này tạo môi trường thuận lợi cho các lợi khuẩn phát triển và tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vai trò của nó đối với hệ tiêu hoá, cơ chế tác dụng.
Axit butyric hay còn biết đến với tên gọi acid Butanoic với công thức cấu tạo CH3CH2CH2-COOH. Đây là một axit béo có trong dầu thực vật, mỡ động vật, phô mai,... Chất này tồn tại dưới dạng chất lỏng trong suốt, có vị chua xộc thẳng lên mũi.
Đối với hệ tiêu hoá, axit Butyric giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá, cung cấp năng lượng cho hoạt động của đại tràng và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hoá khác.
Axit Butyric hỗ trợ hệ tiêu hóa
2. Vai trò axit butyric đối với hệ tiêu hoá
Trong đại tràng, axit butyric được tạo thành từ quá trình lên men chất xương, vì thế mà trong cơ thể của chúng ta đã tồn 1 lượng nhất định. Nó góp phần tạo ra năng lượng, hoàn thành quá trình tiêu hoá thức ăn.
Khi hệ tiêu hoá thiếu hụt chất này sẽ khiến cho hệ tiêu hoá gặp vấn đề, chẳng hạn như làm chậm quá trình tiêu hoá, giảm sự hấp thu nước ở đại tràng, tăng nguy cơ bị tiêu chảy. Để cải thiện tình trạng này, ta cần bổ sung axit butyric dưới dạng muối butyrate vào trong cơ thể.
Bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể của chúng ta cũng đều cần có năng lượng để hoạt động. Như ở ruột non sẽ cần tới Glutamine còn ở ruột già thì cần tới axit butyric. Quá trình axit butyric từ lúc hình thành đến lúc tác dụng sẽ diễn ra như sau:
Thông thường thức ăn khi vào trong cơ thể sẽ được dịch từ dạ dày, tuyến tụy, tuyến mật phân tách các chất béo, đường đa thành đường đơn và hấp thu ở ruột non. Tại ruột non có chứa hệ vi sinh vật phong phú trong quá trình hấp thụ và tiêu hoá thức ăn.
Phần chất xơ không hấp thu được sẽ được chuyển xuống đại tràng. Tại đây, các vi khuẩn sẽ tiến hành quá trình lên men để phân huỷ cũng như tạo ra axit butyric và các axit béo mạch ngắn khác. Thông thường quá trình lên men chất xơ sẽ cung cấp khoảng 10-30% nhu cầu năng lượng cho cơ thể người và cung cấp tới 70-80% cho hoạt động của ruột già.
Khi hệ vi sinh vật ở ruột non kém hoạt động sẽ khiến cơ thể ta mệt mỏi, uể oải do thiếu năng lượng.
Khác với ruột non, ruột già không có nhung mao vì thế mà sự hấp thu các chất sẽ thông qua tế bào biểu mô ruột. Axit butyric được tạo ra sẽ hấp thu theo cơ chế này và hỗ trợ cho quá trình tái hấp thu nước nhiều hơn. Điều này lý giải cho chúng ta nguyên nhân vì sao phân của chúng ta không còn quá nhiều nước. Tình trạng tiêu chảy xảy ra là do nước của chúng ta không được hấp thu tối đa tại ruột già do cơ thể thiếu axit butyric.
Quá trình hấp thu axit béo
Các axit béo sau khi được hấp thu ở ruột già qua các biểu mô, nó sẽ trải qua quá trình biến dưỡng để tạo ra năng lượng cung cấp cho các tế bào biểu mô. 1 phần axit butyric sẽ tham vào tạo mạch của các tế bào miễn dịch trong cơ thể còn 1 phần khác là kiểm soát ngon miệng.
Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sử dụng kháng sinh, tổn thương bệnh lý tại đại tràng. Khi chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh hoặc mắc các bệnh lý ở đại tràng, hệ sinh vật đường ruột sẽ có vấn đề. Số lượng các lợi khuẩn bị giảm xuống và các hại khuẩn như E.coli bắt đầu sinh sôi, phát triển.
Khi số lượng các lợi khuẩn giảm, hoạt động lên men các chất xơ và tạo ra axit butyric giảm. Điều này ảnh hưởng đến sự trao đổi ion Na+ và H+ nên giảm tái hấp thu nước ở ruột già gây nguy cơ tiêu chảy.
Axit Butyric giảm nguy cơ tiêu chảy
Khi gặp phải trường hợp này, hãy bổ sung thêm axit butyric từ bên ngoài vào để hỗ trợ cho chức năng tiêu hóa. Chất thường được sử dụng phổ biến nhất đó chính là sodium butyrate.
Acid butyric là một trong những chất có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa, góp phần bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa. Ở dạ dày có tính axit cao nên rất ít vi khuẩn phát triển ở đó nhưng càng xuống tới tiểu tràng và đại tràng thì độ pH tăng dần. Điều này tạo điều kiện các vi sinh vật phát triển, đặc biệt là các hại khuẩn.
Sự tồn tại của axit butyric ở đường xuống đã góp phần bảo vệ đại tràng bởi chúng có thể đi vào màng tế bào hại khuẩn, ức chế sự nhân lên trong tế bào. Từ đó gây chết vi khuẩn gây hại, thúc đẩy vi khuẩn có lợi đủ thức ăn, cải thiện chức năng tiêu hoá.
Với những kiến thức chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn lợi ích cũng như vai trò của axit butyric đối với đường tiêu hoá.
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá