Axit benzoic là hợp chất bảo quản nằm trong nhóm phụ gia thực phẩm có tác dụng chống lại vi sinh vật, nhất là nấm mốc. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liểu lượng quy định sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy liều lượng axit benzoic cho phép đối với con người là bao nhiêu? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.
Axit benzoic là một chất rắn tinh thể không màu và là dạng axit cacboxylic thơm đơn giản nhất với công thức hóa học là C7H6O2 hoặc C6H5COOH. Tên của nó được lấy theo một nguồn để điều chế là gum benzoin
Ngoài tên gọi axit benzoic, nó còn được gọi dưới một số cái tên khác như Benzoic axit, benzene carboxylic axit, Carboxybenzene và dracylic axit.
Công thức phân tử axit benzoic
- Tồn tại dưới dạng tinh thể rắn hình kim hoặc tấm nhỏ, màu trắng lụa óng ánh, có vị đắng nhẹ, tan trong nước nóng, ít tan trong nước lạnh và tan vô hạn trong este.
- Khối lượng mol: 122,12 g/mol.
- Khối lượng riêng: 1,32 g/cm3, rắn.
- Điểm nóng chảy: 122,4 °C (395 K).
- Điểm sôi: 249 °C (522 K).
- Độ hòa tan trong nước: 3.4 g/l (25 °C).
Axit benzoic tồn tại dưới dạng tinh thể rắn hình kim hoặc tấm nhỏ, màu trắng
Axit benzoic là một axit yếu và nó có các tính chất sau:
- Tác dụng với bazo, giải phóng nước cùng với Kali benzoat.
KOH + C6H5COOH ⟶ H2O + C6H5COOK
- Ttác dụng được với oxit tạo ra kim loại, nước và giải phóng khí CO2.
15CuO + C6H5COOH ⟶ 15Cu + 3H2O + 7CO2
- Tác dụng được với kim loại và giải phóng khí Hidro.
2Na + 2C6H5COOH ⟶ H2 + 2C6H5COONa
Axit benzoic có nhiều trong vỏ cây anh đào, quất, mận, hồi và cây chè.
Axit benzoic có nhiều trong vỏ cây anh đào
Axit benzoic được điều chế thương mại theo con đường hoá học bằng cách sử dụng axit nitric, axit cromic hoặc oxi không khí (trong pha lỏng), decacboxyl hoá anhidrit phtalic trong pha khí ở 340 °C với chất xúc tác ZnO để oxi hoá toluen.
3O2 + 2C6H5CH3 ⟶ 2H2O + 2C6H5COOH
Công nghệ này sử dụng các vật liệu thô, rẻ tiền và có hiệu suất cao và gần như không gây hại cho môi trường.
Axit benzoic được điều chế bằng cách thủy phân benzonitrile.
Đun sôi hỗn hợp gồm 5 ml (hoặc 5,1 g) benzonitril và 75 ml dung dịch NaOH 10% dưới một bình ngưng hồi lưu cho đến khi giọt benzonitrile biến mất. Tháo thiết bị ngưng tụ ra và đun sôi trong bình mở vài phút để loại bỏ amoniac. Tiếp đó, làm lạnh dung dịch và thêm hydrochloric đậm đặc để trung hòa cho đến khi kết tủa axit benzoic hoàn tất.
Tiến hành lọc, rửa lại với nước sạch, sấy khô để thu tinh thể axit benzoic.
- Axit benzoic có tính kháng khuẩn nên được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm. Hoạt tính kháng khuẩn phụ thuộc vào độ pH và tác dụng bảo quản chỉ xảy ra ở môi trường pH = 2,5 – 3,5. Khi pH càng thấp khả năng kháng khuẩn càng cao.
+ pH = 2 – 2,5: Nồng độ axit benzoic 0,02 – 0,03%.
+ pH = 3,5 – 4: Nồng độ axit benzoic cần 0,08% để tiêu diệt mốc, 0,1- 0,15% để diệt nấm men và 0,15 – 0,2% diệt vi khuẩn lactic.
+ pH trung tính: Hiệu quả giảm 300 lần so với pH = 3.
- Axit benzoic được dùng làm phụ gia thực phẩm trong tương ớt, sữa lên men, trái cây ngâm giấm, hoa quả ngâm đường, các loại nước trái cây, rau thanh trùng, bánh kẹo.
Axit benzoic được dùng làm phụ gia trong các loại nước trái cây
- Một số loại mỹ phẩm sử dụng axit benzoic để tăng tác dụng dưỡng ẩm.
- Trong các loại nước ngọt, bánh kẹo, nước tương, nước mắm công nghiệp, axit benzoic được dùng làm chất bảo quản.
Axit benzoic được dùng làm phụ gia thực phẩm trong tương ớt
Vào đầu những năm 1900, axit benzoic và muối benzoate đã được chứng minh rằng khi gặp vitamin C có trong thực phẩm sẽ tạo thành phản ứng sinh ra benzene, một chất gây ung thư.
Đến năm 2008, các nhà khoa học của FDA thuộc Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ đã phát hiện benzene có trong một số mẫu nước giải khát hoa quả dùng muối benzoate làm chất bảo quản. Lý do là trong hầu hết loại rau củ quả, trái cây đều có vitamin C nên việc sử dụng muối benzoate trong quá trình bảo quản sẽ tăng nguy cơ sinh ra benzene.
Theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm của Liên hiệp quốc, liều lượng axit benzoic có thể sử dụng để bảo quản thực phẩm là 0,1%. Tức là nồng độ axit benzoic tối đa 0,1%, tương đương 1g/1 lít, 1g/1 kg.
Khi vào cơ thể, axit benzoic sẽ tác dụng với glucocol và chuyển thành axit purivic không độc, sau đó được thải ra ngoài. Tuy nhiên nếu sử dụng thực phẩm chứa axit benzoic thường xuyên sẽ gây ngộ độc khi hàm lượng cao, khoảng 6mg/kg khối lượng thực phẩm vì glucocol dùng để tổng hợp protein sẽ bị mất
Hy vọng với những thông tin mà LabVIETCHEM cung cấp cho bạn về axit benzoic cũng như liều lượng axit benzoic cho phép đối với con người, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích. Nếu có nhu cầu tìm mua các loại hóa chất tinh khiết, hóa chất tẩy rửa, vệ sinh công nghiệp,…hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 0826 020 020 để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá