banner top
  • vi
  • Trung quốc
  • Tiếng anh
  • JAPAN
  • CHINA

Hotline 24/7

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

Bạc Nitrat - AgNO3 có ứng dụng như thế nào trong đời sống

1 Đánh giá
2022-08-01 00:06:09  -   Tài liệu

Bạc Nitrat làm một hợp chất hóa học được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống. Vậy bạc Nitrat là gì? Nó có tính chất và sao? Và có những ứng dụng đặc biệt gì? Hãy cùng LabVIETCHEM đi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây nhé!

1. Bạc Nitrat là gì? 

Bạc Nitrat hay còn được biết đến với tên bạc đơn sắc, muối axit nitric,... là hợp chất phổ biến của với axit nitric. Công thức hóa học của nó là AgNO3, có tính oxy hóa mạng và có tính ăn mòn.

Hợp chất hóa học này thường được dùng để mạ bạc, nhuộm tóc, phản chiếu, thử nghiệm ion bromide, ion iodide và ion clorua…, hay cả trong in ấn, ý học.

Cấu tạo phân tử của Bạc nitrat - AgNO3

Cấu tạo phân tử của Bạc nitrat - AgNO3

2. Tìm hiểu tính chất vật lý và hóa học của Bạc Nitrat 

3.1 Tính chất vật lý của bạc nitrat - AgNO3

  • Bạc Nitrat có dạng tinh thể dễ vỡ, trong suốt không màu.
  • Tan nhanh trong nước, amoniac, ít tan trong ethanol khan và gần như nó không tan trong HNO3 đậm đặc.
  • AgNO3 có tính axit yếu nhưng đặc tính oxy hóa của mạnh và có tính ăn mòn nhất định.
  • Khối lượng riêng: 5.35 g/cm3
  • Nhiệt độ sôi: 444 °C (717 K; 831 °F)
  • Nhiệt độ nóng chảy: 212 °C (485 K; 414 °F)
Bạc Nitrat có dạng tinh thể dễ vỡ, trong suốt không màu


Bạc Nitrat có dạng tinh thể dễ vỡ, trong suốt không màu

3.2 Tính chất hóa học của bạc nitrat - AgNO3

* Phản ứng oxi hóa khử:

AgNO3 có thể khử thành nguyên tố bạc bằng những chất khử trung bình hoặc mạnh:

N2H4 + 4AgNO3  → 4Ag + N2 + 4HNO3

H3PO3 + 2AgNO3 + H2O → 2Ag + H3PO4 + 2HNO3

* Phản ứng phân hủy AgNO3: 

AgNO3 → 2Ag + 2NO2  + O2

* AgNO3 phản ứng với NH3: 

2AgNO3 + 2NH3 · H2O → Ag2O + H2O + 2NH4NO3 (lượng nhỏ amoniac)

AgNO3 + 3NH3 · H2O → Ag(NH3)2OH + NH4NO3 + 2H2O (amoniac dư)

* Bạc nitrat phản ứng với axit:

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

HBr + AgNO3 → AgBr  + HNO3

* Bạc nitrat tham gia phản ứng với NaOH:

2NaOH + 2AgNO3 → 2NaNO3 + Ag2O  + H2O

* Bạc nitrat phản ứng với khí clo:

Cl2 + H2O → HCl + HClO HCl + AgNO3 → AgCl  + HNO3

4. Cách điều chế Bạc Nitrat - AgNO3

Người ta có thể điều chế AgNO3 theo phương trình phản ứng như sau:

3 Ag + 4 HNO3(lạnh và loãng) → 3 AgNO3 + 2 H2O + NO

3 Ag + 6 HNO3(đậm đặc, nóng) → 3 AgNO3 + 3 H2O + 3 NO2

Tùy theo nồng độ HNO3 mà sản phẩm phụ sinh ra sẽ khác nhau. Do nitơ oxit sinh ra trong phản ứng là chất độc khá nguy hiểm nên quá trình điều chế AgNO3 cần phải được thực hiện trong điều kiện có tủ hút khí độc.

5. Ứng dụng của Bạc Nitrat- AgNO3 trong các lĩnh vực

- Đối với hóa phân tích: AgNO3 được sử dụng để kết tủa ion clorua và hiệu chuẩn dung dịch NaCl.

- Đối với các ngành công nghiệp:

  • Bạc Nitrat được dùng để sản xuất các muối bạc khác.
  • Người ta dùng bạc nitrat để sản xuất chất kết dính dẫn điện, sàng phân tử A8x, máy lọc khí mới, quần áo và găng tay cân bằng áp suất mạ bạc.
  • Bạc Nitrat được dùng làm vật liệu nhạy sáng cho phim, phim ảnh và phim X-quang.
  • AgNO3 được dùng để mạ bạc các linh kiện điện tử, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gương, phích nước.
  • AgNO3 còn được dùng trong sản xuất pin kẽm - bạc.

- Đối với y học: Bạc Nitrat được sử dụng để ăn mòn mô hạt tăng sinh. Dung dịch AGNO3 loãng được dùng làm thuốc diệt nấm cho điều trị nhiễm trùng mắt.

- Một số ứng dụng khác:

  • Bạc Nitrat được dùng để phát hiện aldehyd và đường.
  • Được dùng để đo các ion clorua, mạ điện, tô màu sứ, chụp ảnh, chất xúc tác để xác định mangan.

 

AgNO3 được dùng để mạ bạc nhiều sản phẩm

AgNO3 được dùng để mạ bạc nhiều sản phẩm

6. Bạc nitrat - AgNO3 có phải là một chất độc hại?

Vai trò của Bạc Nitrat đối với cá lĩnh vực trong đời sống là điều chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó là mang nhiều đặc tính của một chất độc:

  • Chất oxy hóa mạnh, nhóm 2, H272
  • Có khả năng ăn mòn kim loại, nhóm 1, H290 
  • Có khả năng ăn mòn da, nhóm 1B, H314
  • Đối với môi trường thủy sinh, AgNO3 gây nguy hại cấp tính và mãn tính

Do đó, khi sử dụng bạc nitrat nếu để nó tiếp xúc trực tiếp với cơ thể sẽ có thể gây ra những tổn hại như:

  • Tiếp xúc với da sẽ gây kích ứng, có thể gây ra viêm da, phỏng.
  • Bắn vào mắt có thể gây kích ứng, làm đục giác mạc, bỏng màng kết, mù lòa.
  • Hít phải AgNO3 có thể làm kích ứng kệ hô hấp, thở khò khè, thở ngắn, viêm thanh quản, đầu đầu, nôn mửa,..
  • Nuốt phải bạc nitrat sẽ gây bỏng phần trên hệ hô hấp và vòm miệng, đau bụng dữ dội, nôn mửa ra chất đen, tiêu chảy, viêm nướu, kích động, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến thận, phổi.

 

Nuốt phải AgNO3 sẽ gây đau bụng dữ dội, nôn mửa ra chất đen

Nuốt phải AgNO3 sẽ gây đau bụng dữ dội, nôn mửa ra chất đen

7. Một số lưu ý để sử dụng Bạc Nitrat an toàn

  • Cần trang bị đầy đủ các thiết bị phòng độc khi làm việc với AgNO3 như quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang, mắt kính,...
  • Trong trường hợp AgNO3 tiếp xúc với da cần phải ngay lập tức cởi bỏ quần áo bị nhiễm độc, rửa lại da nhiều lần bằng nước sạch.
  • Nếu mắt tiếp xúc với bạc Nitrat cần phải tháo kính áp tròng (nếu có), rửa sạch nhiều lần bằng nước.
  • Nếu nuốt phải AgNO3 cần phải cho nạn nhân uống nước, mang đến cơ sở ý tế cấp cứu.

 

Nếu AgNO3 tiếp xúc với da cần phải rửa lại da nhiều lần bằng nước sạch

Nếu AgNO3 tiếp xúc với da cần phải rửa lại da nhiều lần bằng nước sạch

Trên đây là những kiến thức hữu ích về Bạc Nitrat. Hy vọng rằng, qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp chất hóa học này. Còn điều gì thắc mắc về Bạc Nitrat, bạn hãy liên hệ với LabVIETCHEM để được giải đáp nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu về hóa chất và các thiết bị phòng thí nghiệm thì hãy tham khảo sản phẩm tại website của LabVIETCHEM hoặc liên hệ số hotline: 0826.020.020 để nhận được tư vấn. LabVIETCHEM - đơn vị cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm uy tín hàng đầu hiện nay - luôn hy vọng sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm tuyệt vời nhất!

Đánh giá - bình luận

Nhận xét đánh giá

Hỗ trợ

chi nhánh Hà Nội

Tống Duy Cương

Director

0915 989 780

Nguyễn Văn Trọng

Deputy Director

094 6688 777

Cao Thu Hoài

Sales Engineer

0325 290 685

Nguyễn Thúy Hảo

Sales Engineer

0364 841 980

Trần Thị Kim Mỵ

Sales Engineer

0348 140 389

Trịnh Văn Hường

Sales Engineer

0986 768 834

Lưu Vân Quỳnh

Trưởng nhóm sinh hóa

0367 631 984

Phan Hải Phong

Sales Engineer

0949 966 821

Dương Tuấn Anh

Sales Engineer

0329 422 268

chi nhánh Hồ Chí Minh
lo-go-labvietchem-medium

Hotline

Hóa chất và thiết bị thí nghiệm

0826 050 050

Hồ Thị Hoài Thương

Sales Engineer

0967 609 897

Phạm Thị Nhật Hạ

Sales Engineer

0985 357 897

Vũ Thị Kim Khánh

Sales Engineer

0965 948 897

chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Hoàng Giáo

Sales Engineer

0939 154 554

Tạ Thảo Cương

Sales Engineer

0888851646

Trần Thị Trúc Lil

Sales Engineer

0325 300 716

Trần Dương Thanh

Nhân viên kinh doanh

0964980951