Xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều các loại vật dụng được làm từ chất liệu kim loại. Với điều kiện không khí nóng ẩm ở nước ta thì sau một thời gian những vật dụng này sẽ xảy ra hiện tượng bị rỉ sét hoặc ăn mòn. Chính vì thế mà phương pháp mạ được ra đời như mạ kẽm, mạ niken, mạ crom để bảo vệ các vật dụng. Vậy các phương pháp này có điểm gì khác nhau và mục đích sử dụng chúng như thế nào?
Mạ là 1 phương pháp sử dụng dòng điện, hoá chất để lắng đọng kim loại lên bề mặt các vật liệu. Quá trình này giúp tạo ra một lớp màng che phủ bề mặt kim loại, có nhiệm vụ bảo vệ, tăng tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.
Mạ tạo lớp bảo vệ cho bề mặt kim loại
Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau ngành một quá trình sử dụng dòng điện, hóa chất để lắng đọng kim loại lên bề mặt. Quá trình này tạo ra một lớp phủ vừa có chức năng bảo vệ, vừa có chức năng trang trí, tạo tính thẩm mỹ cho sản phẩm cần mạ.
Mạ kẽm giúp tạo 1 lớp màng bảo vệ anod trên vật liệu xây dựng, mức độ bảo vệ của nó phụ thuộc vào độ dày của lớp mạ.
Lớp mạ này vẫn bị ăn mòn theo thời gian nhưng tính năng bảo vệ của chúng thì không hề thay đổi. Nó được ứng dụng rộng rãi trong bảo vệ, chống ăn mòn các máy móc, thiết bị, dụng cụ,… Có 2 phương pháp mạ chính đó chính là:
- Mạ kẽm nhúng nóng: Là phương pháp phủ lớp kẽm lên bề mặt vật liệu (sắt, thép) bằng dung dịch kẽm đun nóng chảy. Vật liệu cần mạ sẽ được nhúng vào trong dung dịch kẽm nóng chảy.
- Mạ kẽm bằng phương pháp điện phân: Là cách thức tạo sự lắng đọng của kẽm trên lớp bề mặt kim loại thông qua quá trình điện phân gồm có 2 điện cực. Tuỳ thuộc vào dung dịch mà mạ kẽm điện phân được chia thành mạ kẽm đơn và mạ kẽm phức.
+ Dung dịch mạ kẽm đơn: Chủ yếu là các muối sunfat; clorua, floborat của kẽm. Dung dịch mạ kẽm đơn có tính axit, đạt hiệu suất cao. Lớp ma thu được thô và khả năng phân tán kém nên thường chỉ ứng dụng đối với các chi tiết đơn giản như dây, tấm, thép.
+ Dung dịch mạ kẽm phức: Gồm các muối kiềm hay trung tính của kẽm như xyanua, amoniacat, zincat,... So với mạ đơn thì hiệu suất dòng của ma kẽm phức thấp hơn nhưng bù lại lớp mạ thu được lại rất mềm mịn và khả năng phân bố cao, bám chắc. Do đó, mà nó thường được ứng dụng đối với các chi tiết phức tạp.
>> Xem thêm: Mạ kẽm là gì? Có bao nhiêu phương pháp mạ kẽm hiện nay
Mạ kẽm
Niken là 1 trong những kim loại có vai trò quan trọng trong ngành mạ. Nó thường được sử dụng để bảo bảo vệ catot và sắt thép. Khi mạ đa lớp, niken thường kết hợp thêm với các lớp mạ khác như Cu, Cr, Ag…
Đối với mạ niken, sự phân cực catot rất lớn nên ngay cả khi mạ đơn, H2 vẫn thoát trên kim loại bế nên sẽ tạo ra các lớp rỗ .
- Dung dịch sử dụng trong mạ đơn: Các muối sunfat; clorua, sunfamat, floborat,.. của niken.
- Để hạn chế tình trạng tạo rỗ trên bề mặt, người ta có thể dùng thêm các chất phụ hoa hoặc mạ niken kép. Điều này giúp làm tăng tính thẩm mỹ của lớp mạ hơn.
- Anot niken dễ bị thụ động nên ta cần sử dụng anot viên, bao anot để đưa ion Cl- nhằm hạn chế hiện tượng này.
Mạ Niken
Crom được biết đến là kim loại có độ cứng cao và tạo ra lớp bảo vệ sáng bóng, được ứng dụng phổ biến trong bảo vệ catot đối với sắt thép. Lớp mạ crom vừa có công dụng bảo vệ cơ học, điện hoá lại có tính thẩm mỹ cao, độ bền cơ học lớn. Do đó, nó được sử dụng để mạ cho các chi tiết đòi hỏi độ cứng, độ chịu lực cao.
Ở mạ kẽm và niken, dung dịch mạ thường là các muối thì ở mạ crom, dung dịch mạ lại là axit của crom gồm: CrO3 + H2O, H2CrO4 và H2CrO7 .
Muốn sử dụng muối là dung dịch mạ phải có chứa 1 lượng nhỏ các ion xúc tác như (SO4)2-, F-,… Mật độ dòng tối thiểu ban đầu cũng phải gấp nhiều lần các quá trình mạ khác bởi điện thế khử ion của Cromat rất âm. Anot sử dụng trong công nghệ mạ này là anot trơ, thường sử dụng chì.
Tùy theo từng mục đích sử dụng, có thể chia mạ crom thành các loại khác nhau như:
- Mạ Crom cứng: Áp dụng cho những chi tiết sử dụng trong trục in, lô cán, thiết bị chịu lực ăn mòn.
- Mạ Crom xốp: Áp dụng cho những chi tiết kết hợp chống mài mòn, ma sát lại thấm dầu tốt.
Mạ Crom
Qua quan sát ta có thể phân biệt được sơ bộ 3 loại lớp mạ khác nhau thông qua màu sắc:
- Lớp mạ Kẽm: Màu trắng, hơi đục, không có độ bóng như mạ Niken.
- Lớp mạ Niken: Lớp mạ bóng loáng, ta có thể soi được, tạo hiệu ứng gương.
- Lớp mạ Crom: Cho sắc trắng ánh vàng nhẹ hoặc trắng ánh xanh.
Với nhiều ưu điểm vượt trội của công nghệ mạ hiện nay mà có rất nhiều đơn vị phân phối các loại hoá chất mạ. Nếu muốn mua sản phẩm chính hãng, uy tín với đầy đủ hoá đơn, chứng từ, bạn có thể lựa chọn LabVIETCHEM. Là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực cung ứng hoá chất, thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm, chúng tôi tự tin rằng sẽ mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất, giá thành phải chăng kết hợp với giao hàng nhanh chóng, đảm bảo an toàn.
Nếu muốn đặt mua hóa chất ngành mạ, hãy truy cập vào website labvietchem.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm. Hoặc liên hệ ngay tới số 0826 020 020 để được tư vấn và báo giá nhanh chóng.
Hỗ trợ
Nguyễn Văn Trọng
Sales Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Vũ Thị Thư
Sales Engineer
0326 046 889
vuthu@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá