Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo vô cùng hữu ích và không thể thiếu đối với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào. VOM được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ nghiên cứu khoa học, lắp ráp điện tử,…đến sản xuất. Vậy đồng hồ vạn năng có những chức năng gì và cách sử dụng đồng hồ vạn năng ra sao? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Đồng hồ vạn năng có những chức năng gì?
Đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là đo điện áp, dòng điện, điện trở và kiểm tra thông mạch.
- Đo điện áp: Điện áp (V) là một giá trị cơ bản nhất cần phải đo được của một VOM và nó được chia thành 2 loại là điện áp xoay chiều (AC) và điện áp một chiều (DC). Điện áp xoay chiều có thể đo được bằng cách cắm que đo vào ổ điện thông thường và lúc này đồng hồ sẽ hiển thị giá trị 220V ~ 230V. Đây là mức điện áp dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam.
- Đo dòng điện: Dòng điện (A) cũng là giá trị cơ bản cần phải đo được của một VOM. Có 2 loại dòng điện là dòng điện xoay chiều và một chiều.
- Đo điện trở: Điện trở (Ω) là loại linh kiện có mặt trong hầu hết các bảng mạch. Vì vậy, các dòng đồng hồ đo điện thường được tích hợp thêm cả chức năng đo điện trở để người dùng có thể có được các chức năng cần thiết mà không cần phải mua thêm thiết bị phụ trợ riêng.
- Kiểm tra thông mạch: Bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng mà chúng ta có thể kiểm tra các dây nối có chính xác hay không, có bị đứt đoạn dây dẫn ở đâu không.
Ngoài ra, có nhiều loại đồng hồ vạn năng hiện đại ngày nay còn có thêm chức năng khác như đo tụ điện (C), đo nhiệt độ (°F, °C), tính năng cảm ứng dòng điện không tiếp xúc (NCV), đo cuộn cảm (L), đo tần số (Hz), kiểm tra đi-ốt, kiểm tra transistor (hFE),…
Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở
Bước 1: Chỉnh núm đồng hồ về thang đo điện trở Ω.
Bước 2: Cắm que đen vào cổng chung COM còn que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng số vào 2 đầu điện trở và chọn thang đo sao cho khi đo điện trở độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
Bước 5: Đo điện trở, có thể đo lại lần 2 để đảm bảo kết quả là chính xác nhất. Sau đó đọc kết quả hiển thị trên màn hiển thị.
Bước 1: Chỉnh núm đồng hồ về thang đo điện áp V.
Bước 2: Cắm que đỏ vào cổng V còn que đen vào cổng COM.
Bước 3: Trên màn hình đồng hồ vạn năng hiển thị chức năng đo DC tức là đo điện áp một chiều. Nhấn nút SELECT màu xanh dương trên thiết bị để chuyển sang đo điện áp xoay chiều AC.
Bước 4: Đưa que đo vào nguồn điện cần kiểm tra và đọc giá trị được hiển thị trên màn hình.
Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện
Bước 1: Chỉnh núm đồng hồ về thang đo dòng điện A.
Bước 2: Nhấn nút SELECT để lựa chọn chế độ đo dòng điện 1 chiều DC hoặc AC nếu đo dòng điện xoay chiều.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào cổng COM còn que đỏ cắm vào cổng đo A.
Bước 4: Tiến hành phép đo và đọc kết quả đo hiển thị trên màn hình.
- Nếu giá trị nhỏ ở mức mA thì chuyển thang đo về mA, sau đó cắm lại que đỏ vào cổng μAmA để đo được kết quả chính xác hơn.
- Nếu chuyển về chế độ mA mà giá trị vẫn nhỏ hơn thì tiếp tục chuyển tiếp về thang đo μA để kết quả đo chính xác hơn.
Bước 1: Chỉnh núm đồng hồ về thang đo thông mạch.
Bước 2: Nhấn nút SELECT để chuyển về chế độ kiểm tra thông mạch bằng âm thanh.
Bước 3: Cắm que đen vào cổng COM và cắm que đỏ vào cổng VΩHz.
Bước 4: Cắm hai đầu que đo vào hai đầu đoạn dây hoặc mạch cần đo.
Bước 5: Nếu đồng hồ phát ra âm thanh píp píp thì nó có nghĩa là mạch không bị đứt và ngược lại, nếu không có âm thanh thì mạch đang có vấn đề.
- Không đo điện áp và dòng điện khi đồng hồ đang ở thang đo điện trở vì nó sẽ làm đồng hồ hỏng ngay lập tức.
- Không được đo điện trở trong mạch đang có điện mà phải ngắt nguồn điện trước khi đo.
- Đảm bảo que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt khi đo điện trở nhỏ <10Ω để đảm bảo kết quả đo là chính xác.
- Không để tay tiếp xúc vào cả 2 que đo khi đo điện trở lớn > 10kΩ vì điện điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo và làm kết quả đo bị sai lệch.
- Không nên trực tiếp đo điện trở trong mạch vì kết quả đo có thể bị sai số bởi các linh kiện khác.
Qua nội dung bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu được các chức năng và cách sử dụng đồng hồ vạn năng. Hy vọng labvietchem sẽ giúp các bạn biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật để đảm bảo kết quả kiểm tra là chính xác nhất.
Xem thêm:
Hỗ trợ
Tống Duy Cương
Director
0915 989 780
DuyCuong@labvietchem.vn
Nguyễn Văn Trọng
Deputy Director
094 6688 777
trongnguyen@labvietchem.vn
Cao Thu Hoài
Sales Engineer
0325 290 685
thietbi404@labvietchem.vn
Nguyễn Thúy Hảo
Sales Engineer
0364 841 980
nguyenhao@labvietchem.com.vn
Trần Thị Kim Mỵ
Sales Engineer
0348 140 389
sales@labvietchem.com.vn
Trịnh Văn Hường
Sales Engineer
0986 768 834
sales@labvietchem.com.vn
Lưu Vân Quỳnh
Trưởng nhóm sinh hóa
0367 631 984
sales@labvietchem.com.vn
Phan Hải Phong
Sales Engineer
0949 966 821
sales@labvietchem.com.vn
Dương Tuấn Anh
Sales Engineer
0329 422 268
sales@labvietchem.com.vn
Hotline
Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
0826 050 050
saleadmin806@vietchem.vn
Hồ Thị Hoài Thương
Sales Engineer
0967 609 897
kd801@labvietchem.vn
Phạm Thị Nhật Hạ
Sales Engineer
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Vũ Thị Kim Khánh
Sales Engineer
0965 948 897
kd802@vietchem.vn
Nguyễn Hoàng Giáo
Sales Engineer
0939 154 554
kd201@labvietchem.com.vn
Tạ Thảo Cương
Sales Engineer
0888851646
kd205@labvietchem.vn
Trần Thị Trúc Lil
Sales Engineer
0325 300 716
kd202@labvietchem.com.vn
Trần Dương Thanh
Nhân viên kinh doanh
0964980951
saleadmin201@labvietchem.vn
Nhận xét đánh giá